2 thành phần cơ bản cuộn cảm và tụ điện
Mạch điện có 3 thành phần cơ bản là điện trở, tụ điện và cuộn cam.Nhiệm vụ của điện trở là cản trở dòng điện,còn cuộn cảm và tụ điện là 2 thành phần tích trữ năng lương.Vấn đề này chắc rất phổ thông nhưng mà em hơi yếu em mong các cao thủ vào chỉ dẫn cho em máy thắc mắc sau .Em xin cảm ơn trước
1. Cơ chế tích trữ năng lượng của tụ điện và cuộn cảm
2.Cách mô hình hoá tụ điện và cuộn cảm
3.Mối liên hệ giữa cuộn cảm và tụ điện trong mach boost để tăng áp ,và trong mạch buck.
Ðề: 2 thành phần cơ bản cuộn cảm và tụ điện
Tụ điện sẽ tích lũy năng lượng ở dạng điện tích. Cuộn cảm tích trữ năng lượng ở dạng từ trường. Cả 2 loại này đều là dạng thế năng.
Trong các mạch switching, năng lượng trong thời gian dẫn được tích lũy vào L và C. Thời gian ngưng dẫn, năng lượng này được phóng thích ra, có thể vào tải, có thể về nguồn tùy theo sơ đồ cụ thể. Anh đưa sơ đồ lên, thì mớ lý luận được.
Ðề: 2 thành phần cơ bản cuộn cảm và tụ điện
Mình muốn hỏi cơ chế của nó tích luỹ như nào chứ cô nhóc vẫn trả lời ở dạng chung chung ,bạn có thể nói sâu hơn không nó tích luỹ như thế nào ví dụ như mật độ từ trường hay từ thông gì đó có bị ảnh hưởng ntn,tại sao 1 đoạn dây thẳng lại o tích luỹ được năng lượng mà xoán nó ra hình thù cái lò xo thì nó lại tích năng lượng
Ðề: 2 thành phần cơ bản cuộn cảm và tụ điện
dây thẳng thì sinh từ tường tròn quanh dây, còn dây xoắn thì sinh ra từ trường theo hướng tâm. nên thẳng hay tròn thì cũng có tính cảm, vấn đề ở chỏ tròn thì một mét dây có thể thu về thang 1cm giảm kt 100 lần
Ðề: 2 thành phần cơ bản cuộn cảm và tụ điện
1. Cơ chế tích trữ năng lượng tụ và cuộn cảm là biến thiên điện trường và điện từ trường. Tại sao cuộn cảm lọc san phẳng dòng, tụ điện san phẳng áp , đo là tính liên tục trên các phương trình trường điện từ theo định luật maxoen ( anh quên mất tên tiếng anh của ông này ) mà em đã học trong môn vật lý đại cương và lý thuyết trường điện từ ( mạch 3 )
2. Mô hình hóa tụ và cuộn cảm thực tế là bài toán khó của trường điện từ , ( đòi hỏi am hiểu sâu về vật liệu điện từ, điện môi, từ môi, cấu trúc không gian... ) trong phạm vi nghiên cứu về điện tử công suất , thứ ta cần chỉ đơn giản là các phương trình cơ bản u = L.di/dt ( cuộn cảm ) và i = C.du/dt ( tụ ) .
3. Để tìm hiểu mỗi liên hệ cảm và tụ trong các mạch đó, cần phân tích chi tiết dòng áp trong 1 chu kì gồm 2 giai đoạn van dẫn và không dẫn ( để đơn giản hóa mạch ) với điều kiện chung là hệ tiến đến trạng thái xác lập ( theo nghĩa dạng dòng và áp ổn định và tuần hoàn. Tính tuần hoàn chính là điều kiện biên để giải bài toán ) . Đây là bài toán quá độ mạch tuyến tính . Việc giải bài toán sẽ dẫn đến tìm được điều kiện để hệ nằm trong trạng thái liên tục hay gián đoạn . ( phụ thuộc vào 3 yếu tố : L, C , khoảng dẫn của van . Khoảng dẫn của van phụ thuộc vào dải điện áp Vout/ Vin ) . Vậy từ đề bài là dải Vout/Vin sẽ chọn được 1 hàm có 2 giátrij L, C , sau đó tùy chọn L sẽ ra C . Đó là điều kiện biên . Việc chọn L, C thực tế căn cứ và khả năng thực tế và tài chính .
Để tham khảo cách xây dựng phương trình , em có thể tham khảo quyển fundamentals_of_power_electronics của erickson
Ðề: 2 thành phần cơ bản cuộn cảm và tụ điện
anh cho em hỏi ;à tại sao khi tổng hợp mạch vòng dòng điện cuộn cảm được coi là khâu quán tính bâc1 còn tụ điện lại được coi là khâu tích phân ạ
Ðề: 2 thành phần cơ bản cuộn cảm và tụ điện
Mà anh có quyển sách đos ko cho em xin em o dơload được anh ạ .Em cảm ơn anh nhiều
Ðề: 2 thành phần cơ bản cuộn cảm và tụ điện
Trích dẫn:
Gửi bởi
MA SAT KY NHAN
anh cho em hỏi ;à tại sao khi tổng hợp mạch vòng dòng điện cuộn cảm được coi là khâu quán tính bâc1 còn tụ điện lại được coi là khâu tích phân ạ
Thực ra cả cuộn cảm và tụ điện đều là khâu tích phân (hoặc đạo hàm, tùy vào việc chọn biến vào, ra). Khi có thêm điện trở mới thành khâu quán tính bậc nhất.
Ðề: 2 thành phần cơ bản cuộn cảm và tụ điện
với biến vào ra kiêu gì thì cuộn cảm là quán tính hay tích phân nhỉ. e ko hiểu
Ðề: 2 thành phần cơ bản cuộn cảm và tụ điện
1. Tiếng Việt :
Có quyển "Tính toán thiết bị điều khiển " ( anh không biết chính xác tên ) của thầy Thịnh bộ môn Thiết bị điện điện tử ĐHBK HN , em hỏi các bạn bên ấy xem. Em có thể qua bên thietbidien.vn
2. Phần nguồn xung trong đó được dịch từ tài liệu và sách về Switching Power Supply.
3. Sách thì lên google search 1 lúc là ra ấy mà