• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Kết quả 1 đến 8 của 8
    1. #1
      Tham gia
      01-01-2010
      Địa chỉ
      Hà Nội
      Bài viết
      241
      Cảm ơn
      113
      Được cảm ơn 136 lần, trong 81 bài

    2. Những thành viên đã cảm ơn cuongepu vì bài viết hữu ích:


    3. #2
      Tham gia
      09-07-2010
      Địa chỉ
      Hạ Long
      Bài viết
      213
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 306 lần, trong 87 bài

      Mặc định Ðề: cách đọc sơ đồ trạm

      Cái này bạn nên tham khảo Quy trình đánh số thiết bị của các cấp điều độ. Ở đó có ghi rõ. VD: 477
      Số thứ nhất: Cấp điện áp (6 = 6kV; 4 = 22kV; 3 = 35kV; 1 = 110kV...)
      Số thứ hai: Hướng (7 = đường dây; 3 biến áp...)
      Số thứ 3: Thứ tự ( thông thường thanh cái một thì các xuất tuyến có số lẻ, thanh cái hai có số chẵn)...
      Áp dụng cho câu hỏi của bạn:
      477: Máy cắt xuất tuyến 22kV được cấp nguồn từ thanh cái 1 (C41)
      478: Máy cắt xuất tuyến 22kV được cấp nguồn từ thanh cái 2 (C42)
      Chúc bạn nghiên cứu bổ ích

    4. The Following 4 Users Say Thank You to toanga For This Useful Post:


    5. #3
      Tham gia
      01-09-2010
      Bài viết
      828
      Cảm ơn
      96
      Được cảm ơn 714 lần, trong 385 bài

      Mặc định Ðề: cách đọc sơ đồ trạm

      Trích dẫn Gửi bởi cuongepu Xem bài viết
      các bác cho em hỏi cách đọc các kí hiệu trong trạm với , ví dụ như 477,478.....
      tks !
      Bạn tìm cuốn Quy trình diều độ quốc gia ( chương 7) nhé. Trong diễn đàn đã có rồi đấy.

    6. The Following 2 Users Say Thank You to thang KS For This Useful Post:


    7. #4
      Tham gia
      01-01-2010
      Địa chỉ
      Hà Nội
      Bài viết
      241
      Cảm ơn
      113
      Được cảm ơn 136 lần, trong 81 bài

      Mặc định Ðề: cách đọc sơ đồ trạm

      ui , thanks các bác nha !
      +++---o0o---+++
      em sắp xin vào trạm để học hỏi kinh nghiệm , bác nào có kinh nghiệm thì cho em diện kiến nha , bác nào ở Hà Nội thì tốt , rất mong đc quen biết nhiều ae ngành điện :D

    8. Những thành viên đã cảm ơn cuongepu vì bài viết hữu ích:


    9. #5
      Tham gia
      09-07-2010
      Địa chỉ
      Hạ Long
      Bài viết
      213
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 306 lần, trong 87 bài

      Mặc định Ðề: cách đọc sơ đồ trạm

      Ở Hà Nội. Trước đây mình cũng thực tập ở trạm E2 Gia Lâm, ngay chỗ làng rắn Lệ Mật. Làm trạm 110kV cũng nhiều năm rồi. Có j` bạn cứ hỏi mình bít đến đâu sẽ giúp bạn tới đó. OK

    10. The Following 2 Users Say Thank You to toanga For This Useful Post:


    11. #6
      Tham gia
      01-01-2010
      Địa chỉ
      Hà Nội
      Bài viết
      241
      Cảm ơn
      113
      Được cảm ơn 136 lần, trong 81 bài

      Mặc định Ðề: cách đọc sơ đồ trạm

      Trích dẫn Gửi bởi toanga Xem bài viết
      Ở Hà Nội. Trước đây mình cũng thực tập ở trạm E2 Gia Lâm, ngay chỗ làng rắn Lệ Mật. Làm trạm 110kV cũng nhiều năm rồi. Có j` bạn cứ hỏi mình bít đến đâu sẽ giúp bạn tới đó. OK
      ok , hôm nào anh em mình gặp nhau nha ! em học năm thứ 4 rồi nhưng thật sự là kiến thực tế còn kém lắm ! phải nhờ các bác có kinh nghiệm chỉ bảo mới khôn lên được

    12. #7
      Tham gia
      29-06-2011
      Bài viết
      17
      Cảm ơn
      11
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: cách đọc sơ đồ trạm

      Trích dẫn Gửi bởi monsterbkhn Xem bài viết
      1. Quy định chữ số đặc trưng cho cấp điện áp
      - Điện áp 500kV : là 5
      - Điện áp 220kV : là 2
      - Điện áp 110kV : là 1
      - Điện áp 66kV : là 7
      - Điện áp 35kV : là 3
      - Điện áp 22kV : là 4
      - Điện áp 15kV : là 8
      - Điện áp 10kV : là 9
      - Điện áp 6kV : là 6

      2. Thanh cái : Thanh cái được quy định gồm các ký tự :
      + Ký tự thứ nhất là C
      + Ký tự thứ 2 chỉ cấp điện áp lấy được quy định trong mục trên,
      + Ký tự thứ 3 chỉ số thứ tự thanh cái , riêng số 9 ký hiệu cho thanh cái đường vòng
      Vd: C21 : thanh cái 1 điện áp 220kV.

      3. Máy cắt :Tên của máy cắt được quy định gồm các ký tự :
      - Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được quy định ở mục 1. Riêng đối với máy cắt của tụ ký hiệu thứ nhất là T, điện kháng là R, còn ký tự thứ 2 đặc trưng cho cấp điện áp.
      - Ký tự thứ 2 ( 3 đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí máy cắt được quy định như sau:
      + Máy cắt MBA : là 3
      + Máy cắt DZ : là 7, 8
      + Máy cắt MBA tự dùng : là 4
      + Máy cắt đầu cực máy phát điện, máy bù quay, tụ điện, kháng điện : là 0
      - Ký tự thứ 3(4 đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự :1, 2, 3...
      - Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng 2 ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là :00
      - Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của 2 thanh cái
      VD : * 131 : máy cắt của MBA1 110kV (T1)
      * 171 : Máy cắt của đường dây 110kV
      * 100 : Máy cắt đường vòng 110kV

      4. Máy biến áp: Tên máy biến áp được quy định gồm các ký tự:

      - Một hoặc hai ký tự đàu được quy định như sau: Đối với máy biến áp lực ký hiệu là chữ T, đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT, máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD
      - Ký tự tiếp theo là số thứ tự máy biến áp
      VD: T1: Máy biến áp số 1
      AT2: Máy biến áp tự ngẫu số 2
      5. Điện kháng : Tên của điện kháng được quy định gồm các ký tự sau :

      - Hai ký tự đầu là KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT
      - Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp lấy theo mục 1
      - ký tự thư 4 là 0
      - Ký tự thứ 5 là ký tự của mạch mắc điện kháng.
      VD: KH504: Cuộn kháng 500kV mắc ở mạch số 4

      6. Tụ điện: Tên của tụ điện được quy định gồm các ký tự :
      - Ba ký tự đầu : đối với tụ bù dọc là TBD, tụ bù ngang là TBN
      - Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp theo mục 1
      - Ký tự thứ 5 là số 0
      - Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện
      VD: TBD302: Tụ bù dọc điện áp 35kV ở mạch số 2

      7. Máy biến điện áp : Tên của máy biến điện áp được quy định gồm các ký tự :
      - Hai ký tự đầu là TU
      - Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiế bị mà tên thiết bị thể hiện không rõ ràng cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
      VD: TU171: Máy biến điện áp ngoài đường dây 110kV 171.
      TUC22 : Máy biến điện áp thanh cái số 2 điện áp 220kV.

      8. Máy biến dòng điện: Tên các máy biến dòn điẹn được quy định gồm các ký tự:
      - Ký tự đầu là TI
      - Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiế bị mà tên thiết bị thể hiện không rõ ràng cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
      VD: TI171: Máy biến dòng điện cấp 110kV đường dây 171.

      9. Chống sét : Tên của chống sét gồm các ký tự
      - Ký tự đầu tiên là CS
      - Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-)
      - Ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì 3 ký tự đầu sẽ đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp thêm ký tự để phân cách (-) và số 0.
      VD: - CS-1T1: chống sét của MBA T1 điện áp 110kV.
      - CS-2T1-0 : Chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1 cuộn 220kV.
      - CS-171: Chống sét cho đường dây 110kV lộ 171

      10. Dao cách ly liên quan đến máy cắt, kháng, tụ và TU : Tên của dao cách ly được quy định gồm các ký tự sau:
      - Ký tự đầu tiên là tên của máy cắt nối trực tiếp với dao cách ly( đối với DCL của TU, các ký hiệu đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-)
      -Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
      + DCL thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với DCL
      + DCL đường dây lấy số :7
      + DCL nối với MBA, kháng điện lấy số :3
      + DCL nối với thanh cái vòng lấy số : 9
      + DCL nối tắt với một thiết bị ( tụ, kháng máy cắt..) lấy số 0
      + DCL nối tới phân đoạn nào thì lấy số thứ tự của phận đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó
      VD : 331-3 : DCL của máy biến áp T1 điện áp 35kV
      171-7 : DCL của đường dây 110kV lộ 171
      K601-1 : DCL kháng số 1, điện áp 6kV nối với phân đoạn thanh cái 1

      11. Dao trung tính nối đất MBA: Tên DCL được quy định dùng các ký tự sau:
      - Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp theo mục 1.
      - Ký tự thứ 2 lấy số 3
      - Ký tự thứ 3 lấy theo số thứ tự MBA
      - Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-)
      - Ký tự thứ 5 là số 0
      VD : 231-0 : Dao trung tính nối đất MBA T1 phía 220kV

      12. Dao tiếp địa : Tên DND được quy đình gồm các ký tự:
      - Ký tự đầu tiên mang tên DCL mà nó liên quan trực tiếp
      - Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
      + Tiếp địa của DZ và tụ điện là 6
      + Tiếp địa của MBA, kháng điện, TU lấy số 8
      + Tiếp địa máy cắt lấy số 5.
      + Tiếp địa thanh cái lấy số 4.
      VD : 172-76 : Tiếp địa của DZ 172
      131-38 : Tiếp địa máy biến áp phía 35kV
      Hay lắm bác ơi!
      hotline:
      0949.033.033
      0926.044440
      0.934.555.934

    13. #8
      Tham gia
      22-09-2012
      Bài viết
      17
      Cảm ơn
      8
      Thanked 1 Time in 1 Post

      Mặc định Ðề: cách đọc sơ đồ trạm

      Mấy bác cho em hỏi cái này tí
      Với máy biến áp 3 cuộn dây, e tra thông số trong bảng phụ lục thì có đến 2 thông số về tổn thất không tải.
      Còn về tổn thất ngắn mạch lại chỉ có mỗi cái deltaPn C-H thôi ah.
      e không rõ 2 cái DeltaPn C-T, và DeltaPn T-H có liên quan j không nữa?
      Mong mấy bác chỉ dùm cái

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016