• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 4 1234 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 33
    1. #1
      Tham gia
      10-09-2010
      Bài viết
      6
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 4 lần, trong 2 bài

    2. The Following 3 Users Say Thank You to tuantulu For This Useful Post:


    3. #2
      Tham gia
      19-10-2010
      Bài viết
      58
      Cảm ơn
      26
      Được cảm ơn 30 lần, trong 20 bài

      Mặc định Ðề: truyền tải điện

      Bù công suất tác dụng là tăng máy móc thiết bị lên và P cũng cao lên ! mà P cao dẫn đến Q cao ! do đó nếu bù công suất tác dụng thì cũng phải bù thêm công suất phản kháng

    4. Những thành viên đã cảm ơn power_world vì bài viết hữu ích:


    5. #3
      Tham gia
      11-11-2010
      Bài viết
      277
      Cảm ơn
      99
      Được cảm ơn 687 lần, trong 185 bài

      Mặc định Ðề: truyền tải điện

      Các hộ tiêu thụ công suất tác dụng P là các hộ tiêu thụ sinh hoạt, chiếu sáng, thương mại và công nghiệp, Nhưng các phụ tải công nghiệp lại tiêu thụ 1 lượng công suất phản kháng Q khá lớn. Những thiết bị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng là:
      - Động cơ không đồng bộ, tiêu thụ khoảng (60 đến 65)% tổng công suất phản kháng truyền tải trong mạng điện.
      - Máy biến áp, tiêu thụ khoảng (0 đến25)% tổng công suất phản kháng truyền tải trong mạng điện.
      - Đường dây trên không, điện kháng và các thiết bị khác tiêu thụ khoảng 10% tổng công suất phản kháng truyền tải trong mạng.
      Công suất tác dụng P là công suất được biến thành công hữu ích như cơ năng, quang năng, nhiệt năng... còn công suất phản kháng Q là công suất để từ hoá và tạo ra từ thông tản trong các máy điện xoay chiều, nó không sinh công. Quá trình trao đổi công suất phản kháng giữa máy phát điện và hộ dùng điện là một quá trình dao động. Mỗi chu kì của dòng điện, Q đổi chiều 4 lần, giá trị trung bình của Q trong một nửa chu kì của dòng điện bằng không. Cho nên việc tạo ra công suất phản kháng không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng của động cơ sơ cấp kéo máy phát điện. Mặt khác công suất phản kháng cung cấp cho các hộ dùng điện không nhất thiết phải lấy từ nguồn điện. Vì vậy, để tránh truyền tải một lượng Q khá lớn trên đường dây, người ta đặt gần hộ tiêu thụ điện các thiết bị phát ra công suất phản kháng (tụ điện tĩnh, máy bù đồng bộ) để cung cấp trực tiếp cho phụ tải, các thiết bị này giá thành không cao, lắp đặt dễ dàng. Nếu muốn bù công suất tác dụng thì phải đầu tư chính là máy phát điện, điều này cực kỳ tốn kém chắc bạn đã rõ.
      Ngoài ra,khi có bù công suất phản kháng Q thì góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp trong mạch nhỏ đi và cosphi của mạng được nâng lên, tăng khả năng tải của MBA, giảm tổn thất công suất truyền tải, giảm tổn thất điện năng...


    6. #4
      Tham gia
      11-11-2010
      Bài viết
      17
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 20 lần, trong 8 bài

      Mặc định Ðề: truyền tải điện

      Công suất tác dụng là công suất có ích, tức nó sinh ra cơ năng và nhiệt năng trong các thiết bị điện, công suất phản kháng hay công suât vô công (vô ích) chỉ để từ hóa lõi thép trong các máy điện xoay chiều.
      - Bù công suất phản kháng nghĩa là bù cosphi, tức làm tăng khả năng truyền tải điện, giảm tổn hao công suất tác dụng và điện áp trên đường dây. Người ta bù bằng cách nắp đặt tụ bù hoặc máy bù đồng bộ tại các đơn vị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng
      - Người ta không gọi là bù công suất tác dụng mà là phát công suất tác dụng, bằng cách nào đó bạn phát công suất tác dụng nên được lưới thì tốt quá ( Ví dụ hòa đồng bộ máy phát nên lưới, hay quá trình hãm ngược trong truyền động điện . . . )
      -

    7. The Following 7 Users Say Thank You to phamnghia262 For This Useful Post:


    8. #5
      Tham gia
      04-04-2011
      Bài viết
      12
      Cảm ơn
      12
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bù công suất

      các bác trả lời giúp em câu này:1 nguyên nhân tồn tại công suất phản kháng trên lưới.2 ảnh hưởng của nó

    9. #6
      Tham gia
      26-09-2009
      Địa chỉ
      Q1-TP.HCM
      Bài viết
      674
      Cảm ơn
      205
      Được cảm ơn 765 lần, trong 245 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bù công suất

      Một số vấn đề cơ bản:


      Trong mạch điện xoay chiều, các thành phần tích lũy năng lượng như cuộn cảm và tụ điện có thể tạo ra sự lệch pha của dòng điện so với hiệu điện thế. Có thể được biểu diễn về mặt toán học hiệu điện thế và dòng điện bằng số phức để thể hiện pha của các đại lượng này cho điện xoay chiều. Lúc này công suất cũng có thể biểu diễn qua số phức, kết quả của phép nhân hai số phức là hiệu điện thế và dòng điện.

      Giá trị tuyệt đối của công suất phức là công suất biểu kiến. Phần thực của công suất phức được gọi là công suất thực. Nó là công suất tính trung bình theo toàn chu kỳ của dòng điện xoay chiều, tạo ra sự chuyển giao thực năng lượng theo một hướng. Phần ảo của công suất phức được gọi là công suất phản kháng; do nó là công suất chuyển ngược về nguồn cung cấp năng lượng trong mỗi chu kỳ do sự tích lũy năng lượng trong các thành phần cảm kháng và dung kháng.


      P là công suất thực, Q là công suất phản kháng, S là công suất biểu kiến.

      Nhận thức được quan hệ giữa ba thành phần này là vấn đề cốt lõi của nhận thức chung về công nghệ điện xoay chiều. Quan hệ toán học giữa các thành phần này là một tổng vectơ và thông thường được biểu diễn dưới dạng số phức

      S = P + iQ
      Ở đây i là đơn vị số ảo, căn bậc hai của -1.

      Giả sử coi như ta có mạch điện xoay chiều bao gồm một nguồn và phụ tải tổng quát hóa, trong đó cả dòng điện và hiệu đện thế là có dạng hình sin. Nếu phụ tải là điện trở thuần túy hay hai sự phân cực theo hai chiều là cân bằng, thì chiều của dòng năng lượng không bị thay đổi và chỉ có công suất thực đi qua. Nếu phụ tải là cảm kháng hay dung kháng thuần túy thì hiệu điện thế và dòng điện lệch pha nhau đúng 90 độ (đối với dung kháng thì dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế còn đối với cảm kháng thì dòng điện chậm pha hơn so với hiệu điện thế) và do vậy sẽ không có một năng lượng thực nào qua được. Nguồn năng lượng khi đó sẽ chỉ chuyển tới, chuyển lui và được biết như là công suất phản kháng. Nếu cảm kháng (dơn giản nhất là cuộn cảm) và dung kháng (đơn giản nhất là tụ điện) được mắc song song thì dòng điện sinh ra bởi cảm kháng và dung kháng là lệch pha nhau 180 độ và vì thế chúng một phần nào đó triệt tiêu lẫn nhau hơn là bổ sung cho nhau. Trong thực tế, phần lớn các phụ tải đều có cảm kháng hay dung kháng hoặc cả hai phần này vì thế cả công suất thực và công suất phản kháng đều phải được truyền tới phụ tải.
      Hệ số công suất
      Tỷ số giữa công suất thực và công suất biểu kiến trong mạch gọi là hệ số công suất. Khi dòng xoay chiều có dạng hình sin lý tưởng, hệ số công suất là côsin của góc lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế của dòng xoay chiều. Do vậy trên thực tế người ta hay ghi hệ số công suất như là " cos φ" vì lý do này.

      Hệ số công suất bằng 1 khi hiệu điện thế và cường độ dòng điện cùng pha, và bằng 0 khi dòng điện nhanh hoặc chậm pha so với hiệu điện thế 90 độ. Hệ số công suất phải nêu rõ là nhanh hay chậm pha.

      Đối với hai hệ thống truyền tải điện với cùng công suất thực, hệ thống nào có hệ số công suất thấp hơn sẽ có dòng điện xoay chiều lớn hơn vì lý do năng lượng quay trả lại nguồn lớn hơn. Dòng điện lớn hơn trong các hệ thống thực tiễn có thể tạo ra nhiều thất thoát hơn và làm giảm hiệu quả truyền tải điện năng. Tương tự, đoạn mạch có hệ số công suất thấp hơn cũng sẽ có công suất biểu kiến cao hơn và nhiều thất thoát năng lượng hơn với cùng một công suất thực được truyền tải.

      Đoạn mạch có dung kháng sinh ra công suất phản kháng với dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế một góc 90 độ, trong khi đó thì đoạn mạch có cảm kháng sinh ra công suất phản kháng với dòng điện chậm pha hơn hiệu điện thế một góc 90 độ. Kết quả của điều này là các thành phần cảm kháng và dung kháng có xu hướng triệt tiêu lẫn nhau. Theo quy ước, dung kháng được coi là sinh ra công suất phản kháng còn cảm kháng thì tiêu thụ công suất này (điều này có lẽ có nguyên nhân là trên thực tế phần lớn các phụ tải thực trong cuộc sống là có cảm kháng và do đó công suất phản kháng phải được cấp tới chúng từ những tụ bù hệ số công suất).

      Trong truyền tải điện năng và phân phối chúng, có cố gắng đáng kể để kiểm soát công suất phản kháng. Điều này thông thường được thực hiện bởi việc tự động đóng/mở các cuộn cảm hay các tụ điện. Các nhà phân phối điện có thể sử dụng các đồng hồ đo điện để đo công suất phản kháng, nhằm hỗ trợ khách hàng tìm biện pháp nâng hệ số công suất lên hay xử phạt các khách hàng để hệ số công suất quá thấp (chủ yếu là các khách hàng lớn).

      Công suất biểu kiến được sử dụng để mô tả việc cung ứng điện năng từ nguồn. Nó là tổng vectơ của công suất thực (năng lượng thực tế được truyền từ nguồn tới phụ tải) và công suất phản kháng (là năng lượng lưu thông giữa nguồn và các thành phần lưu trữ năng lượng là cảm kháng và dung kháng của phụ tải. Nó thông thường là điều được chú ý nhiều nhất trong truyền tải và phân phối điện năng.



      {ST }
      Bán Tụ Bù -Relay Bảo Vệ Quá Dòng,Chạm Đất,Dòng Rò,Bảo Vệ Điện Áp,Bảo Vệ Pha... ,Click vào link bên dưới Để Xem Chi Tiết
      http://webdien.com/d/showthread.php?t=33106&page=5
      Phone :0973117403
      Email:dangphong229@gmail.com

    10. The Following 9 Users Say Thank You to vinhphong229 For This Useful Post:


    11. #7
      Tham gia
      03-11-2009
      Bài viết
      17
      Cảm ơn
      10
      Được cảm ơn 2 lần, trong 2 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bù công suất

      các anh cho hỏi.Tại sao lại không truyền Q cho đủ mà phải tới nơi tiêu thụ mới bù

    12. #8
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      Cung trăng
      Bài viết
      2,407
      Cảm ơn
      1,147
      Được cảm ơn 3,856 lần, trong 1,432 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bù công suất

      Truyền Q cho đủ thì dòng trên đường dây lớn. Đến nơi mới bù thì dòng trên đường dẫn sẽ nhỏ hơn. Như vậy sụt áp trên đường dây sẽ thấp hơn.

    13. The Following 3 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:


    14. #9
      Tham gia
      03-11-2009
      Bài viết
      17
      Cảm ơn
      10
      Được cảm ơn 2 lần, trong 2 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bù công suất

      thank a QUOCTHAI

    15. #10
      Tham gia
      17-08-2010
      Bài viết
      25
      Cảm ơn
      9
      Được cảm ơn 7 lần, trong 5 bài

      Mặc định Ðề: truyền tải điện

      Trích dẫn Gửi bởi Hoàng Uy Viễn Xem bài viết
      ... còn công suất phản kháng Q là công suất để từ hoá và tạo ra từ thông tản trong các máy điện xoay chiều, nó không sinh công. Quá trình trao đổi công suất phản kháng giữa máy phát điện và hộ dùng điện là một quá trình dao động. Mỗi chu kì của dòng điện, Q đổi chiều 4 lần, giá trị trung bình của Q trong một nửa chu kì của dòng điện bằng không. Cho nên việc tạo ra công suất phản kháng không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng của động cơ sơ cấp kéo máy phát điện...
      ... tui bị mất căn bản, bạn làm rỏ đoạn này giùm tui với.. thanks first!

    Trang 1 của 4 1234 CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016