Kết quả 1 đến 10 của 45
Chủ đề: Hỏi về hệ số đồng thời
-
18-11-2010, 08:37 #1
Hỏi về hệ số đồng thời
Khi tính toán thiết kế điện cho tòa nhà 5 tầng, giả sử P tính toán của em là 160kW, P dự trữ là *0.25=40kW,sau đó nhân với hệ số đồng thời Kdt=0.7 và chia cho cos phi=0.9 để chọn công suất máy biến áp là 160KVA. Các bác cho em hỏi là giả sử có một ngày đẹp trời nào đấy, tòa nhà này sử dụng hết công suất của nó thì liệu MBA này có bị quá tải không? Với công suất như trên thì mình có thể chọn máy biến áp 100kVA được không (giả sử Kdt=0.5)?
Các bác cho em hỏi thêm là đăng ký với điện lực MBA 100kVA và 160kVA thi số tiền là như nhau hay có chênh lệch, và khi MBA được lắp đặt thì cos phi mà điện lực đưa đến thường là bao nhiêu vậy? Tính toán tụ bù là trong khi thiết kế hay sau khi đưa công trình vào sử dụng một thời gian rồi mới tính vây?
Thanks in advance.-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Thiết kế M&E - topic của duongthi
- Hệ thống thanh dẫn điện Busway (Bus Duct) - Công nghệ mới thay thế cáp.
- tính sức chịu tải của dây điẹn
- Thảo Luận về Tiếp Địa công trình ... ( tùm lum về "tiếp địa")
- Lệnh bốc khối lượng trong cad
- [TỔNG HỢP] Bàn luận + Chia sẻ về các vấn đề của dân M&E
- M&E là gì ? Bạn biết gì về M&E ?
- Bản vẽ cấp điện m&e (phần ổ cắm - chiếu sáng -máy lạnh - trungking)
- Thảo luận về cách sử dụng AutoCad Electrical
- Hỏi về hệ số đồng thời
- Chia sẽ bản vẽ shop drawing và kinh nghiệm vẽ shop
- Sự thật về loại Busduct CU contact của hãng Schneider
- Thiết kế hệ thống điện nhẹ!
- Kinh nghiệm giám sát điện!
- Thiết Kế - Thi Công Hệ Thống Điện Nhẹ Trong Tòa Nhà - topic của IIS
-
The Following 2 Users Say Thank You to xuan hoang For This Useful Post:
-
-
18-11-2010, 08:46 #2
Ðề: Hỏi về hệ số đồng thời
anh ơi, em không được học về cái thiết kế này
nhưng trong câu hỏi của anh có 1 câu: Các bác cho em hỏi là giả sử có một ngày đẹp trời nào đấy, tòa nhà này sử dụng hết công suất của nó thì liệu MBA này có bị quá tải không?
thế thì cái phương pháp lựa chọn MBA của anh để làm gì, đã gọi là tính toán lựa chọn mba là tính toán cả trong trường hợp đó rồi chứ
hjx, cháu không spam đâu nha chú amin, cháu cũng mún tìm hiểu cái nè
-
Những thành viên đã cảm ơn bùi dung vì bài viết hữu ích:
-
18-11-2010, 09:05 #3
Ðề: Hỏi về hệ số đồng thời
cái này theo bài vở thì lâu rồi tui không nhớ
nhưng khi tui làm thiết kế tui làm như sau
phân bố tủ theo tầng , mỗi tầng mỗi tủ
tủ ổ cắm , chiếu sáng chung (nếu tủ ổ cắm và chiếu sáng riêng thì Kdt ổ cắm = 0.9 , Kdt chiếu sáng = 1)
tủ cấp điện cho máy lạnh riêng (Kdt=1)
sau đó tính tổng các tủ , đưa về tủ phân phối chính (Kdt tại tủ này là 0.9)
tính tổng công suất --> chọn máy biến áp (nhớ tính dự trữ biến áp nếu công trình có nhu cầu sử dụng thêm gì đó nữa)
tạm thời vậy thôiHELLO
-
The Following 3 Users Say Thank You to nhockid For This Useful Post:
-
18-11-2010, 10:30 #4
Ðề: Hỏi về hệ số đồng thời
Kđt với nhà cao tầng hay là chung cư ta lên chọn 0,85 đến 0,9 cho thoải mái vì chẳng bao giờ họ dùng tối đa được Vd: nấu cơm thì không thể dùng bàn là và đi tắm không thể xem ti vi và xài máy vi tính, 0,9 là cao đó , hồi trước học cung cấp cô giáo bảo chọn có 0,8
Thời trẻ chơi cho hết đời trai
Về già kẻo mấy thằng bạn già nó chê
-
18-11-2010, 23:28 #5
Ðề: Hỏi về hệ số đồng thời
-
22-11-2010, 00:02 #6
Ðề: Hỏi về hệ số đồng thời
- Theo tui biết thì Kdt=0.7, 0.8, ....... là hệ số thực nghiệm, về mặt lý thuyết thì là vậy, bạn chọn giá trị này tùy thuộc theo hộ sử dụng điện. Nhưng vì những giá trị trên có được là dựa vào kinh nghiệm thực tiễn nên vẫn chỉ áp dụng chung cho trường hợp mà bạn chưa được rõ lắm về hộ tiêu thụ. Trên thực tế, khi tính toán chi tiết, nếu như bạn biết rõ về hộ tiêu thụ rồi thì bạn có thể chọn tùy theo thực tế, có những trường hợp mà Kdt này được chọn =1 đó chứ. Với lại hệ số này được đưa vào tính toán nhằm tiết kiệm chi phí công trình thôi.
- Với MBA, thông thường khi thiết kế và chế tạo, nhà SX cũng đã có hệ số dự trữ rồi (hệ số này cũng khá lớn) nên với trường hợp của bạn, nếu chọn Kdt=0.9 thì cũng không đến nỗi nào.
- Thông thường khi đã có Stt, trước khi chọn MBA, người ta sẽ nhân với hệ số dự trữ (để cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển tải, ...... và đủ thứ trên đời này có thể), hệ số này có thể chọn =1.2 đến 1.4. Sau khi nhân với hệ số này rồi thì mới chọn MBA. Như vậy, nếu như ngày đẹp trời mà bạn nói có xảy ra thì củng sẽ không sao.
- Phần tính toán tụ bù thì bạn tính lúc thiết kế luôn.
- Còn nếu như vẫn chưa an tâm thì có lẽ mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy cầu nguyện cho ngày đẹp trời đó đừng xảy ra nhé. Chúc bạn vui vẻ.
Nếu sai, anh em góp ý nhé.Sửa lần cuối bởi phucdoan1973; 22-11-2010 lúc 00:26.
-
The Following 3 Users Say Thank You to phucdoan1973 For This Useful Post:
-
22-11-2010, 13:40 #7
Ðề: Hỏi về hệ số đồng thời
Cái sự kiện "ngày đẹp trời" đó theo tui đã được tính vào cái khoản khả năng chịu đựng quá tải của MBA rùi...???!!!
-
22-11-2010, 15:15 #8
Ðề: Hỏi về hệ số đồng thời
Máy biến áp có khả năng quá tải lên tối 1,4 lần lận. Như vậy nếu máy của bạn công suất là 160kva thì khihoạt độn có thể chịu được là 160x1.4=224kva.
Với làm làm thiết kế không ai chọn bằng vớ công suất tính toán đâu . Như mình làm thì sao khi tính toàn bộ cống suất tòa nhà thì mình nhân thêm khaong 1.3 - 1.5lần (kinh nghiệm của mình thui) như vậy thì không thể nào sợ quá côgn suất nửa.heee (tuy là có ốn hơn tí nhưgn an toàn cho con cháu đời sao)
+++---o0o---+++
Tính toán tụ bù thì tính trong lúc thiết kế luôn.khibạn thei61t kế xong đem wa bên điện lực xin đấu nối thì bên đó sẻ kiểm tra bản vẽ của bản xem có ổn định được có fi không rùi mới cho đấu nối. Hệ số công suất có fi thường là 0,8 hay 0,9 j đó khôgn nhớ rỏ nửa nhưng là 2 con số đó.
+++---o0o---+++
Trùng ý tường với bạn phúc đaòn rùi huuuuuu.(tội không đọc bài ngta trước khi pót anh em thông cảm nha)
-
The Following 4 Users Say Thank You to turo_thanh For This Useful Post:
-
23-11-2010, 15:34 #9
Ðề: Hỏi về hệ số đồng thời
Hệ số sử dụng đồng thời Ksd đã được nêu rỏ trong Quy phạm trang bị điện: 11TCN18-2006. Tui trích một đoạn cho mọi người tham khảo nhé:
. Hệ số đồng thời để tính phụ tải cực đại của các hộ tiêu thụ thuần dạng như sau:
• Phụ tải chiếu sáng công cộng Kđt = 1
• Phụ tải sinh hoạt Kđt = 0,9
• Phụ tải thương mại dịch vụ, văn phòng Kđt = 0,85
• Phụ tải tiểu thủ công nghiệp Kđt = 0,4 ÷ 0,5
I.2.50. Khi chưa có cơ sở lựa chọn hệ số đồng thời chắc chắn do phụ tải hỗn hợp, có
thể áp dụng công thức gần đúng sau:
Pmax = Kđt(Passh + Pcn,tcn + Pnn) = Kđt ∑P Trong đó:
Passh: tổng nhu cầu công suất cho ánh sáng sinh hoạt
Pcn,tcn: tổng nhu cầu công suất cho công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp Pnn: tổng nhu cầu công suất cho nông nghiệp
Kđt là hệ số đồng thời công suất của các phụ tải khu vực có thể lựa chọn như sau:
Khi Passh = 0,5 SP thì lấy Kđt = 0,6
Khi Passh = 0,7 SP thì lấy Kđt = 0,7
Khi Passh = SP thì lấy Kđt = 0,9
Các trường hợp khác Kđt có thể nội suy.
I.2.51. Hệ số đồng thời để tính phụ tải cho đường dây 6 - 35kV:
• Với lộ cấp điện có từ 3 đến 5 trạm biến áp lấy Kđt = 0,9
• Với lộ cấp điện có từ 6 đến 10 trạm biến áp lấy Kđt = 0,8
• Với lộ cấp điện có từ 11 đến 20 trạm biến áp lấy Kđt = 0,75
• Với lộ cấp điện có trên 20 trạm biến áp lấy Kđt = 0,7
-
The Following 4 Users Say Thank You to cannguyenpvccm For This Useful Post:
-
11-03-2011, 17:32 #10
Ðề: Hỏi về hệ số đồng thời
Cho 0.8 hết.