Kết quả 1 đến 10 của 235
Chủ đề: Rơ le và các ứng dụng
-
19-05-2008, 22:22 #1
Rơ le và các ứng dụng
Các bạn thân mến, hệ thống điện Việt nam còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong vấn đề mà tôi muốn nói ở đây là hiện tượng rã lưới. Hiện tượng này vẫn luôn rình rập, và có thể xẩy ra bất cứ lức nào. Nhưng trong chủ đề hôm nay, tôi muốn nói đến hiện tượng rã lưới do sét đánh. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều lần, vào mùa mưa bão, sét đánh vào đường dây tải điện, sóng sét tràn vào trạm điện với biên độ lớn, kết hợp với chống sét van làm việc kém có thể gây ra hư hỏng cách điện thiết bị trong trạm, nổ sứ, nổ máy cắt VV. Thiết bị bảo vệ làm việc không đúng theo thiết kế gây mất nguồn máy phát hoặc mất mạch liên kết hệ thống , làm tần số lưới chao đảo và gây tan rã lưới.
Có nhiều bảo vệ, nếu phân tích theo đúng dạng ngắn mạch, vị trí ngắn mạch, thì không bao giờ tác động, vì không có dòng ngắn mạch đi qua. nhưng thực tế, nếu có sét đánh và gây ra hiện tương như kể ở trên, thì bảo vệ vẫn tác động.
Các bước kiểm tra và thử nghiệm bảo vệ đều không phát hiện nguyên nhân. Vì vậy, tôi cho rằng, khi sét phá hỏng các thiết bị, dòng sét xuống đất sẽ gây ra một dòng điện cảm ứng lớn cho thiết bị xung quanh, có thể làm cho các rơ le đầu ra bảo vệ tác động. Tôi nghĩ như vậy có đúng không? Đề nghị các bạn cho ý kiến-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Thảo luận về BẢO VỆ MẤT PHA !!!
- Rơ le và các ứng dụng
- Xin sơ đồ lắp mạch khởi động từ
- Chống sét cho Hệ thống điện
- Sóng hài:nguyên nhân, tác hại, khắc phục và giải pháp nâng cao chất lượng điện lưới
- Thảo luận về một số loại role trong bảo vệ role
- Tổng hợp về khí cụ điện đóng cắt
- TỔNG HỢP: Các câu hỏi về timer + relay
- Các cách bảo vệ động cơ
- xin các bạn cho biết sự khác nhau giữa bảo vệ 50REF và 87N ( cho mình biết thêm về nguyên...
- Hiện tượng bị mất pha?
- ngắn mạch hở mạch
- bộ OLTC
- Sơ đồ nhị thứ trong trạm biến áp
- Sụt áp ngắn hạn, nguyên nhân, ảnh hưởng và các biện pháp khắc phục!!!
-
The Following 4 Users Say Thank You to thinhpeace For This Useful Post:
-
-
20-05-2008, 21:18 #2
cái màu đỏ đó rất chính xác , khi sét đánh , mặc dù có các thiết bị chống sét hoặc bảo vệ thì vẫn có khả năng sét đánh vòng qua các thiết bị bảo vệ , đồng thời khi sét đánh thì nó sẽ tạo ra 1 xóng xung kích cực lớn chạy trong mạch và tạo ra các dòng điện cảm ứng tương đối lớn mà chúng ta khi thiết kế trạm hoặc nhà máy điện phải đặc biệt chú ý .
Dòng điện sét đánh trực tiếp xuống thường được tính là 150kA và sóng xung kích nó gây ra trên tất cả các thiết bị xung quanh của nó thường được chuyển về dạng xung bậc thang hoặc xung kiểu công thức i=at(t<tds) ;i=k( t> tds),trong đó tds vào khoảng 5 10^(-6), và sóng này chạy dọc trên hệ thống , nếu tính toán không tốt , không bảo vệ kịp thời bằng các thiết bị chống sét thì cháy nổ là rất dễ xảy ra , do dòng cảm ứng nó gây ra trên các thiết bị kế bên ( cái kiểu của sóng thần ý mà ) hi hi
Tính toán ngắn mạch hoàn toàn khác với việc tính toán bảo vệ chống sét.Chỉ có yêu mỗi em và game thôi
-
Những thành viên đã cảm ơn tranthanhnghia2 vì bài viết hữu ích:
-
14-07-2008, 16:21 #3
Theo tôi nghĩ nếu sét đánh trực tiếp và CSV ko làm việc tốt để dòng sét làm hỏng cách điện thiết bị thì đương nhiên lúc đó là sự cố rồi, bảo vệ tác động vì có sự cố thực sự bên trong thiết bị chứ ko phải là hiện tượng cảm ứng.
Thông thường các CSV thường đặt ở đầu Trạm hay đằng trước thiết bị, các điểm đặt Rơle, Biến dòng, Biến áp được đặt phía sau và có khoảng cách tương đối đáng kể do đó việc có nhiễu vào các thiết bị này là rất khó xảy ra.
Sét đánh thường chỉ là thoáng qua, vì vậy nên các bộ bảo vệ bao giờ cũng có chức năng tự động đóng lại (AutoReclose). Dòng sét thường ko duy trì nên nếu đúng là Sét đánh thị Tự động đóng lại bao giờ cũng thành công. Còn nếu ko Tự đóng lại được thì đúng là CSV làm việc ko tốt dẫn đến hư hỏng thiết bị thực sự hoặc là có sự cố thực sự ở đâu đó.
Theo tôi tính toán Chống Sét là một khía cạnh khác ít liên quan đến tính toán Rơle.
-
The Following 3 Users Say Thank You to Torres.elec For This Useful Post:
-
29-03-2009, 11:15 #4
hỏi về môn BẢO VỆ RƠLE VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÔNG NGHIỆP
mấy anh chị nào học qua môn bảo vệ rơle và tự động hóa trong công nghiệp thì làm ơn chỉ giùm cách giải thích sơ đồ bảo vệ rơle (đây là một câu hỏi trong đề thi học kỳ)đạt yêu cầu không?
thanks trước
-
Những thành viên đã cảm ơn haiau31307 vì bài viết hữu ích:
-
29-03-2009, 17:47 #5
bạn đưa sơ đồ cụ thể ra đi , rồi mọi người giải thích cho
HELLO
-
29-03-2009, 22:32 #6
Mình cũng đang học môn này, trong cuốn BVRL và TDH có mấy sơ đồ nhưng không có phần giải thích. Nay mình post lên nhờ các cao thủ chỉ giáo thêm.Vì trên lớp thầy giải thik rất nhanh nên cũng chưa lãnh hội hết.
Nào ta cùng thảo luận:
Sơ đồ thứ nhất
Sơ đồ thứ hai
-
The Following 2 Users Say Thank You to dkc05 For This Useful Post:
-
29-03-2009, 22:53 #7
Sơ đồ thứ nhất thì role BV so lệch 87 là bảo vệ chính, sau đó mới đến rơ le khoảng cách 21 , cấp thứ 3 là role quá dòng chạm đất có thời gian trễ 51N là BV dự trữ cho 87 và 21.Cấp cuối cùng là role 49 khi các role khác tê liệt hết thì role nhiệt độ tác dộng MC bảo vệ MBA
Khi xuất hiện sự cố trong phạm vi của hai biến dòng thì role 87 đưa tín hiệu tác động MC 52.Nếu 87 ko tác động thì đến 21 tác động
Khi có chạm đất 1,2,3 pha trong vùng BV của hai BI trên thì 87N sẽ tác động MC , nếu không 51N tác dộng sau một thời gian trễ.
Em phân tích sơ qua như vậy nhờ các bác chỉ giáo thêm nhé!!Vì chuyên ngành của em ko phải HTD các pác thông cảm.
Nào còn chờ gì nữa, cùng tham gia bình luận đi thôi.Sửa lần cuối bởi dkc05; 29-03-2009 lúc 22:57.
-
Những thành viên đã cảm ơn dkc05 vì bài viết hữu ích:
-
30-03-2009, 08:38 #8
có phải muốn giải thích được sơ đồ cần phải thuộc hết tên các loại rơle đúng không?nhưng số lượng role nhiều như vậy thì làm sao nhớ nổi,có bí quyết gì không mấy huynh?
-
30-03-2009, 08:48 #9
Hơ hơ điều đó là đương nhiên rùi, chẳng có bí kip gì cả.Theo mình thì cứ phân tích càng nhiều sơ đồ thì tự dưng bạn sẽ thuộc luôn mả số của mấy con relay đó thôi. Và trong các sơ đồ thì sẽ có những loại thông dụng như so lệch 87, khoảng cách 21, quá dòng cắt nhanh 50, quá dòng cực đại có thời gian 51, cắt nhanh chống chạm đất 50N, QD chạm đất có thời gian 51N.
Còn lại mấy con relay kia chỉ để bảo vệ dự trữ cho mấy con trên mà thôi.
Em nói thế có chỗ nào sai các bác chỉ giáo thêm nhé!
Gửi các pác file mã số các loại relay thông dụng.
http://www.mediafire.com/file/yzthnuiizt2/ma so role(cuoi).pdfSửa lần cuối bởi dkc05; 30-03-2009 lúc 08:52.
-
The Following 5 Users Say Thank You to dkc05 For This Useful Post:
-
30-03-2009, 09:16 #10có phải muốn giải thích được sơ đồ cần phải thuộc hết tên các loại rơle đúng không?nhưng số lượng role nhiều như vậy thì làm sao nhớ nổi,có bí quyết gì không mấy huynh?
Vậy bạn có thể send cho mình một bản được ko, sao nghe nói cái đó khó dùng lắm chưa ai có crack cả vì bản quyền mà, của bạn nếu chạy được thì gửi mình một bản nhé.