• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 4 1234 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 31
    1. #1
      Tham gia
      15-03-2010
      Địa chỉ
      thg thật
      Bài viết
      613
      Cảm ơn
      331
      Được cảm ơn 526 lần, trong 274 bài

      Mặc định Một số dụng cụ an toàn và thi công trong ngành điện

      1)NÓN NHỰA AN TOÀN CÁCH ĐIỆN:


      a)Công dụng: Mũ nhựa an toàn có hai tác dụng:
      - Dùng trang bị cho cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất ngoài công trường, nhằm phòng tránh tai nạn lao động, bảo vệ chống các va chạm mạnh như dụng cụ từ trên cao rơi xuống hoặc đụng phải những vật cứng…
      - Bảo vệ chống điện giật khi bất ngờ chạm phải dây điện hạ áp. Cấm tiếp xúc với lưới điện.
      b) Sử dụng:
      - Trước khi sử dụng kiểm tra võ nón, quai, nút điều chỉnh có chắc chắn hay không, nếu bị hỏng thì không sử dụng.
      - Điều chỉnh bộ phận điều chỉnh vặn xiết ở phía sau nón và quai cho phù hợp với người sử dụng.
      - Người làm việc trên cao hoặc dưới đất đều phải sử dụng nón nhằm phòng tránh tai nạn lao động, bảo vệ chống các va chạm mạnh như dụng cụ từ trên cao rơi xuống hoặc đụng phải những vật cứng.
      - Cấm tuyệt đối khi đội nón mà không cài quai trong mọi trường hợp và cho tất cả các đối tượng.

      2)BỘ DÂY ĐAI AN TOÀN.


      a)Công dụng: Dùng trang bị cho cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất ngoài công trường, nhằm phòng tránh tai nạn lao động khi làm việc trên cao, sử dụng dễ dàng và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
      b)Sử dụng:
      - Kết nối dây choàng trụ 2 móc với dây an toàn chính.
      - Dây an toàn chính được mang vào người ở tư thế sẵn sàng làm việc.
      - Móc khóa số 1 của dây choàng trụ 2 móc được máng vào móc chữ D của dây an toàn chính (nằm phía bên hông dây an toàn chính chếch về 1 bên).
      - Lúc này dây an toàn chính và dây choàng trụ 2 móc được nối kết với nhau qua móc khóa số 1.
      - Thực hiện leo trụ theo quy trình leo cột hiện hành.
      - Khi di chuyển đến vị trí phức tạp hoặc vượt qua chướng ngại vật mà cần tạm tháo dây an toàn chính thì phải máng dây choàng phụ vào vị trí cố định (dây choàng phụ dùng để chống ngả cao khi vượt qua chướng ngại vật mà cần phải tháo dây đai chính ra, do chưa tìm được hình nên mình chưa post).
      - Sau khi vượt qua khỏi chướng ngại vật, dây an toàn chính được quàng vào vị trí cố định (trụ điện, …) xong sau đó mới được tháo dây choàng phụ ra.
      - Trường hợp khác, nếu làm việc thời gian dài trên lưới điện thì phải mắc cả dây choàng qua trụ chính và dây choàng phụ vào vị trí cố định, nhằm bảo đảm an toàn 2 cấp cho người làm việc.
      - Các lưu ý an toàn:
      + Trước khi sử dụng kiểm tra bên ngoài gồm khóa móc, đường chỉ, ... xem có bị gỉ sét, nứt nẻ hoặc bị đứt. Nếu nghi ngờ phải cho thử trọng lượng ngay. Trước khi leo cột phải kiểm tra lại độ bền, khóa hãm ở chân cột.
      + Kiểm tra các khóa 1 và 2 bảo đảm cứng vững không rạn nứt và các lò xo đàn hồi tốt. Các đường chỉ may có bị hỏng không.
      + Vị trí lắp đặt dây choàng qua trụ (điểm cố định trên cột) phải cao hơn dây thắng lưng an toàn và làm việc thoải mái.

      3)GĂNG TAY CÁCH ĐIỆN TRUNG ÁP (HOẶC HẠ ÁP).


      a)Công dụng: bảo vệ người thao tác được cách điện với đất, dùng trang bị
      cho việc thao tác đóng cắt điện, tiếp địa, thử điện cao áp.
      b) Sử dụng:
      - Trước khi sử dụng phải tiến hành thử xem găng tay có bị thủng hay không?
      - Nếu phát hiện hư hỏng hoặc thủng phải thay thế ngay.
      - Không được sử dụng găng cách điện khi thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn cách điện theo qui định hiện hành.
      - Khi vận chuyển găng tay phải đưa vào bao bảo vệ. Không được để chung găng tay với các dụng cụ đồ nghề khác, để trách cọ sát đâm thủng. Găng tay cách điện khi thực hiện thao tác xong, phải bỏ vào túi vải bảo quản và mang theo người.
      - Khi trèo lên trụ để thao tác đóng cắt điện và sau khi thao tác xong xuống trụ, tuyệt đối không được tung ném găng tay mà phải mang theo người.
      - Khi làm việc xong phải tháo găng tay để vào hộp đựng găng, không được vứt ném vào chổ để đồ nghề khác, làm cho găng tay bị chọc thủng.

      4)ỦNG CÁCH ĐIỆN TRUNG ÁP.


      a)Công dụng: Bảo vệ cho người thao tác được cách điện với đất, dùng trang
      bị cho việc thao tác đóng cắt điện cao áp.
      b)Sử dụng:
      - Trước khi sử dụng phải tiến hành thử xem ủng có bị thủng hay không?
      - Nếu phát hiện hư hỏng hoặc thủng phải thay thế ngay.
      - Không được sử dụng ủng cách điện khi thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn cách điện theo qui định hiện hành.
      - Khi vận chuyển ủng cách điện ta phải bảo quản cẩn thận. Không được để chung ủng cách điện với các dụng cụ đồ nghề khác, để trách cọ sát đâm thủng.
      - Sau khi sử dụng ủng cách điện phải lau chùi cho khô ráo, nếu bị ẩm ước, phải dùng phấn rắc vào trong ủng cách điện để chống ẩm và dính.
      - Không được vứt ném vào chổ để các đồ nghề khác, làm cho ủng bị chọc thủng.

      Còn tiếp... (hơi mất thời gian tí), nhưng sẽ cố gắng post để anh em tham khảo. Anh em nào có tài liệu liên quan thì bổ sung thêm nhé...

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:

      ĐIỆN không bao giờ được rút kinh nghiệm
      nmqpower@webdien.com


    2. #2
      Tham gia
      02-10-2008
      Bài viết
      112
      Cảm ơn
      35
      Được cảm ơn 30 lần, trong 24 bài

      Mặc định Ðề: Một số dụng cụ an toàn và thi công

      Còn mấy cái sào nữa, post lên luôn đi bạn.
      Đúng là đồ điện chỉ toàn đồ mắc tiền.

    3. The Following 4 Users Say Thank You to kid1247 For This Useful Post:


    4. #3
      Tham gia
      15-03-2010
      Địa chỉ
      thg thật
      Bài viết
      613
      Cảm ơn
      331
      Được cảm ơn 526 lần, trong 274 bài

      Mặc định Ðề: Một số dụng cụ an toàn và thi công

      5. SÀO TIẾP ĐỊA DI ĐỘNG TRUNG ÁP.



      a)Công dụng: Dùng để cho người công nhân thao tác lắp và tháo tiếp địa trên lưới điện trung thế đến 35kV.
      b) Sử dụng:
      - Trước khi thao tác dùng tay đè lên chốt khóa của bộ điều chỉnh được gắn trên thân sào, giữ chặt chốt khóa và đẩy bộ điều chỉnh lên phía trên đến khi không còn di chuyển được (móc sào đã vào vị trí thao tác) buông chốt khóa ra.
      - Dùng tay ấn nút phía trên bộ điều chỉnh (hình vuông) giữ chặt và đẩy lên phía trên, móc sào sẽ được mở ra và bắt đầu thao tác.
      - Móc sào được móc vào thiết bị, ta dùng tay đè lên chốt khóa và giữ chặt di chuyển bộ phận điều chỉnh về phía dưới thân sào khóa đóng lại sẽ giữ chặt thiết bị ta bắt đầu thao tác.

      6) BỘ TIẾP ĐỊA LƯU ĐỘNG TRUNG ÁP.



      a)Công dụng: Dùng để nối tắt các dây dẫn điện đã cắt điện hoàn toàn với đất
      hoặc dây trung tính trực tiếp nối đất, nhằm đảm bảo an toàn khi công tác trên lưới điện trung thế, nếu bất ngờ có điện thì không bị nguy hiểm.

      b)Sử dụng:
      - Trước khi thao tác tiếp đất cần kiểm tra lại đầu kẹp. Đầu kẹp phải ở trong tình trạng tốt, nắp kẹp phải dễ dàng bật ra kẹp khi khi vặn ty kẹp M16.
      - Vặn tháo ty kẹp M16 với vị trí sao cho phần nắp kẹp có thể bật ra và hợp với thân kẹp thành một khoảng cách tương ứng đường kính dây dẫn sẽ kẹp.
      - Dùng sào tiếp địa kẹp chặt đầu ty kẹp M16 (tại vòng khoen của ty kẹp) và đưa lên vị trí cần tiếp đất. Móc đầu kẹp vào dây dẫn, nắp kẹp sẽ tự động bật ra và khép lại khi kẹp vào dây dẫn.
      - Để nguyên sào, xoay chiều kim đồng hồ để vặn ty kẹp M16 ép chặt nắp kẹp vào dây dẫn. Tháo sào và tiếp tục động tác như trên với các đầu kẹp còn lại.


      7. SÀO TIẾP ĐỊA DI ĐỘNG AUTOCLAMP VÀ GIÁ ĐỠ.


      Sào tiếp địa autoclamp và bộ đầu kẹp
      a)Công dụng: Sào lắp tiếp địa di động Autoclamp là loại sào cách điện, chuyên dùng cho việc tiếp địa di động an toàn trên đường dây, thiết bị điện trung áp đến 35kV.

      b)Sử dụng:
      - Kết nối các đoạn sào: Kéo đoạn số 1 sào cách điện ra và khóa chốt kết nối đoạn 1 và đoạn 2 của sào.
      - Đầu sào đã được lắp BỘ GIỮ và khóa bằng boulon Φ8.
      - Kết nối clamp kẹp thứ 1 vào, sau đó kéo cần lò xo đẩy về phía dưới. Lúc này clamp thứ 1 đã kết dính vững chắc vào BỘ GIỮ tại đầu sào. Tương tư như thế nối các clamp kẹp còn lại.
      - Thao tác lắp tiếp đất:
      + Tiếp đất gồm có 02 người thực hiện: 1 người giám sát bậc 4 an toàn
      + người thao tác bậc 3 an toàn.
      + Người thao tác leo trụ đến vị trí hợp lý và quàng dây an toàn chắc chắn.
      + Máng clamp kẹp thứ 4 vào dây trung hòa, đồng thời kéo sào xuống.
      + Lúc đó dây dẫn chạm vào bộ phận cò chỏi hình nấc thang làm cho lò xo đẩy về hoạt động tự do và kẹp vào dây dẫn. Lực kẹp dây dẫn bằng lực kẹp của lò xo đẩy về. Tương tư như thế thực hiện tại các dây pha.
      - Thao tác tháo tiếp đất:
      + Người thực hiện, thực hiện động tác an toàn leo trụ tháo tiếp đất.
      + Đưa cần chữ Y vào vòng tròn phía trên clamp kẹp pha A, sau đó dùng sào xoắn vào sao cho cần chữ Y vào rãnh vuông và kéo mạnh xuống. Lưu ý giữ cho clamp kẹp nằm trong cần chữ Y. Tương tự như thế tháo các clamp kẹp pha B và C và cuối cùng tháo clamp kẹp dây trung hòa.
      - Các lưu ý về an toàn:
      + Bảo đảm khoảng cách an toàn với các thiết bị mang điện lân cận.
      + Mang găng tay cách điện.
      + Chọn vị trí thao tác hợp lý và an toàn.

      8) BỘ ĐẦU KẸP TIẾP ĐỊA AUTOCLAMP TRUNG ÁP.

      a)Công dụng: Dùng để nối tắt các dây dẫn điện đã cắt điện hoàn toàn với dây trung tính đã được nối đất nhằm đảm bảo an toàn khi công tác trên lưới điện, nếu bất ngờ có điện thì không bị nguy hiểm.
      b)Sử dụng:
      - Tại đầu sào được lắp vào bộ giữ các clam kẹp và có cần chữ Y dài 21cm để thu hồi các đầu clam kẹp.
      - Các clam kẹp được thiết kế lực kẹp dây bằng LÒ XO ĐẨY VỀ. Lò xo này được kéo giãn ra và tự động giữ thông qua cơ cấu chỏi bộ phận CÒ CHỎI HÌNH NẤC THANG.
      - Sau khi kéo LÒ XO ĐẨY VỀ của các Clam thì các chốt kéo về của Clam được giữ chặt tại rãnh vuông của bộ phận nối tiếp phía trước như sau: Rãnh vuông Clam kẹp thứ 1 giữ cho clam kẹp thứ 2, rãnh vuông clam kẹp thứ 2 giữ cho clam kẹp thứ 3,…Như vậy các kết cấu từ thân sào đến đầu sào và các clam kẹp được cố định giữ chặt nhau nằm trên đỉnh thẳng đứng.

      ĐIỆN không bao giờ được rút kinh nghiệm
      nmqpower@webdien.com

    5. The Following 11 Users Say Thank You to nmqpower For This Useful Post:


    6. #4
      Tham gia
      13-11-2010
      Bài viết
      89
      Cảm ơn
      400
      Được cảm ơn 48 lần, trong 34 bài

      Mặc định Ðề: Một số dụng cụ an toàn và thi công trong ngành điện

      mình học chỉ có tiếp địa trung thế thôi

      khi thực tập biết thêm cái hạ thế
      Việc làm thì không bao giờ thiếu cả quan trọng là có chịu làm hay không thôi ?

    7. Những thành viên đã cảm ơn hacker_mutrang_ vì bài viết hữu ích:


    8. #5
      Tham gia
      15-03-2010
      Địa chỉ
      thg thật
      Bài viết
      613
      Cảm ơn
      331
      Được cảm ơn 526 lần, trong 274 bài

      Mặc định Ðề: Một số dụng cụ an toàn và thi công trong ngành điện

      9) SÀO THAO TÁC TRUNG ÁP.


      a)Công dụng: Dùng để đóng, cắt thiết bị mang điện: FCO, LTD, DS,... ngoài ra còn dùng để kết nối với thiết bị đo thông số trên lưới điện trung áp và để thử điện cho đường và thiết bị điện.
      b)Sử dụng:
      - Sào thao tác có thể sử dụng nhiều năm mà không cần sửa chữa nếu sử dụng và bảo quản hợp lý.
      - Sào phải luôn được mở rộng và co lại theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất.
      - Khi kéo dài ống sào, bắt đầu ở phần đỉnh, kéo dài ra một cách nhẹ nhàng cho đến khi ngừng lại, sau đó đẩy nhẹ phần thân để các chốt ăn khớp với nhau. Lặp lại quá trình này tới khi các thân sào đều được khóa chặt ở đúng vị trí hoặc đã đạt được vị trí cần sử dụng.
      - Để thu gọn sào, ấn vào chốt khóa để tách rời ống sào, đẩy phần thân một cách nhẹ nhàng và rút gọn lại.

      10) BỘ THỬ ĐIỆN TRUNG THẾ


      a)Công dụng: Dùng để xác định thiết bị điện còn mang điện hay không.
      b)Sử dụng:
      - Bật nút công tắc vị trí ON, và sau đó gạt nhẹ công tắc xuống vị trí LOW khi bắt đầu thử.
      - Tín hiệu “bíp” … được phát ra khoảng 1 giây chứng tỏ thiết bị thử có hoạt động, tín hiệu “bíp” phát ra đồng thời với tín hiệu đèn lóe sáng.
      - Phải thử kiểm tra thiết bị trước với một bóng đèn điện đang sáng hoặc một vật đang dẫn điện để xác định thiết bị hoạt động tốt. Nếu bút thử điện bị rớt hay có những trục trặc nghi ngờ khác phải kiểm tra thử điện trên dòng AC hiện hữu hạ áp trước khi kiểm tra điện trung áp.
      - Đặt đầu mũi thử trên hoặc gần với vị trí được thử, nếu phát hiện có điện thế tín hiệu “bíp” liên tục phát ra từng hồi chứng tỏ vật thử có mang điện thế, nếu tín hiệu càng chậm thì điện thế càng thấp, nếu không phát tín hiệu “bíp” thì vật thử không có điện.
      - Khi thử điện với điện thế cao hơn 1500 volt AC, phải dùng kèm theo các trang cụ an toàn thích hợp (sào thao tác cách điện) và phải lưu ý sau khi xác định cảm ứng điện hạ áp thì mới chuyển sang tầm trung cao áp.
      - Chú ý:
      Vật cần thử phải đặt cách xa ít nhất 10 cm đối với các thiết bị khác có mang dòng điện 3 pha, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của thiết bị thử TIF
      300HV Tracers.
      Hộp chứa pin được đặt ở mặt sau thiết bị thử.

      11)TIRFOR.


      a)Công dụng:
      - TIRFOR là thiết bị nâng và kéo vật nặng vận hành bằng tay. Nó đa dạng, gọn và đa mục đích dùng để nâng, kéo vật nặng và để hạ vật nặng, căng dây, ...
      - TIRFOR hoạt động theo nguyên lý vận hành trực tiếp với dây. Động tác kéo dây được thực hiện bằng 2 ngàm (jaws) kẹp dây theo tỷ lệ vật được nâng hoặc kéo. Tay đòn được đặt theo hướng tới hoặc lui để truyền lực đến ngàm hướng cable tới hoặc lui.
      b)Sử dụng
      - Mở đóng ngàm: (tháo hoặc lắp cable)
      Mở: Vặn chốt an toàn dây và đẩy đòn bẩy dây về phía chốt móc cho
      Đến lúc vào vị trí đúng giới hạn của nó. Thả chốt an toàn ra.
      Đóng: vặn chốt an toàn dây. Nhấn cần ngắt dây cable xuống, chú ý cần phải vào vị trí ban đầu. Thả chốt an toàn ra.
      - Lắp dây cable và vận hành máy:
      Tháo cable theo phương thẳng đứng để tránh xoắn dây.
      Tháo ngàm bên trong (mở ngàm).
      Chèn dây qua thanh dẫn dây vào chổ cuối đối diện chổ neo (móc hoặc kẹp móc).
      Khi dây đã qua điểm neo, kéo dây chùng qua máy đến điểm yêu cầu.
      Lắp ngàm vào (đóng ngàm).
      Neo TIRFOR hoặc cable vào điểm đặt thích hợp.
      Lắp tay đòn vào đòn bẩy chọn (tới hoặc lui) và vặn tay đòn đến khi khóa lại (khoảng ½ vòng).
      Lúc này máy đã sẵn sàng hoạt động cho nâng vật (kéo vật) hoặc hạ tải bằng cách kéo tay đòn tới lui. Khi máy dừng, cả hai ngàm tự động xiết chặt dây cable và giữ vật tải cân bằng giữa hai ngàm.
      - Cách treo máy vào trụ, điểm cố định .
      Máy có thể được lắp vào một chổ cố định với cable hướng về máy hoặc hướng vào dây khi có vật nâng, dây tự nó bám chặt vào điểm cố định.
      Khi treo máy hoặc máy gắn cố định trực tiếp vào điểm treo phải chắt chắn là không có chướng ngại vật đặt xung quanh để tránh vướng dây, cản trở máy, neo khi vận hành.
      - Lưu ý: Khi treo máy vào trụ cần tính đến lực và độ bền chặt của điểm cố định. Máy có thể tăng công suất nếu dùng bánh xe ròng rọc. Khi sử dụng với ròng rọc cần chú ý đường kính của ròng rọc phải ít nhất bằng 18 lần đường kính cable.

      12) PALAN.


      a) Công dụng: Palan xích TRALIFT là loại xách tay dùng để nâng các vật nặng với điểm tựa cố định.
      b)Sử dụng:
      - Kiểm tra Palan trước khi sử dụng:
      • Kiểm tra Palan đang ở trong tình trạng tốt (không có dấu hiệu hư hỏng, các bất thường khác ...).
      • Kiểm tra tải trọng vật nâng phù hợp với tải làm việc của Palan.
      • Kiểm tra tải được nâng phải bó lại và gắn chắc chắn vào móc của Palan để nâng cao.
      • Kiểm tra điểm cố định để treo Palan khi nâng tải phải chắc chắn và chịu được tải trọng cần nâng.
      • Kiểm tra Palan phải được móc chặt vào móc treo và khóa an toàn đã được đóng.
      • Kiểm tra dây xích tải không bị xoắn, rối trong suốt quá trình nâng .
      - Vận hành Palan:
      • Palan xích TRALIFT được vận hành bằng xích tay, được kéo bởi người sử dụng khi nâng tải lên hoặc hạ tải xuống.
      • Kéo xích tay bên phải để nâng tải .
      • Kéo xích tay bên trái để hạ tải.
      - Tháo Palan:
      • Khi đã nâng hoặc hạ tải xong phải kiểm tra chắc chắn vật cần nâng (hoặc hạ) đã được đặt an toàn trên mặt đất hoặc ở một vị trí nào đó cố định chắc chắn và dây xích móc tải phải được thả lỏng đủ để tháo được móc xích ra khỏi tải.
      Sửa lần cuối bởi nmqpower; 17-12-2010 lúc 21:14.
      ĐIỆN không bao giờ được rút kinh nghiệm
      nmqpower@webdien.com

    9. The Following 6 Users Say Thank You to nmqpower For This Useful Post:


    10. #6
      Tham gia
      15-03-2010
      Địa chỉ
      thg thật
      Bài viết
      613
      Cảm ơn
      331
      Được cảm ơn 526 lần, trong 274 bài

      Mặc định Ðề: Một số dụng cụ an toàn và thi công trong ngành điện

      13) KÍCH XÍCH


      a) Công dụng: Kích căng dây là dụng cụ để nâng hạ tải trọng (hoặc căng kéo dây theo phương nằm ngang).
      b)Sử dụng:- Treo Kích vào vị trí cố định chắc chắn, kiểm tra lại chốt an toàn của móc.
      - Chốt định vị hoạt động tại “O”.
      - Ra xích đến độ dài thích hợp cần sử dụng.
      - Chốt định vị hoạt động tại “UP” nâng tải hoặc ngược lại.
      - Dùng tay đoàn để nâng, hạ tải.
      - Khi xích đã được căng xong hoặc đã kéo hết xích thì cố định tạm cáp Điện lực, 1 tay ấn nhẹ chốt định vị về vị trí “DOWN” hạ tải, 1 tay thao tác tay đoàn đến khi tháo kích ra được.

      14) CÓC KẸP DÂY.


      a)Công dụng: Dùng để kẹp các dây dẫn điện để kéo hay căng dây.
      b) Sử dụng: nhìn là biết xài rồi
      Sửa lần cuối bởi nmqpower; 20-12-2010 lúc 15:36.
      ĐIỆN không bao giờ được rút kinh nghiệm
      nmqpower@webdien.com

    11. The Following 8 Users Say Thank You to nmqpower For This Useful Post:


    12. #7
      Tham gia
      09-07-2010
      Địa chỉ
      Hạ Long
      Bài viết
      213
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 306 lần, trong 87 bài

      Mặc định Ðề: Một số dụng cụ an toàn và thi công trong ngành điện

      Có nơi gọi bộ tiếp địa lưu động là BỘ CẦU CHẬP, cóc hãm dây thì gọi là múp (mụp).... các bạn ạ.

    13. The Following 2 Users Say Thank You to toanga For This Useful Post:


    14. #8
      Tham gia
      04-01-2011
      Bài viết
      1
      Cảm ơn
      7
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: Một số dụng cụ an toàn và thi công trong ngành điện

      Sao mấy cái đồ điện này mắc tiền quá vậy?
      Còn cái nào thì bạn "post" luôn cho mình đi nha.Cám ơn bạn nhiều nha.

      +++---o0o---+++

    15. #9
      Tham gia
      06-01-2011
      Bài viết
      14
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 27 lần, trong 6 bài

      Mặc định Ðề: Một số dụng cụ an toàn và thi công trong ngành điện

      Dây đai an toàn nên phải có 2 móc, vì nó giúp chúng ta khi rơi một cách cấn đối, rơi một cách thẳng đứng giúp chúng ta không bị sốc như một giây và khi leo lên thì chúng ta sử dụng móc từng dây cho an toàn.

    16. #10
      Tham gia
      07-11-2010
      Địa chỉ
      thanh hóa_thanh hóa
      Bài viết
      211
      Cảm ơn
      614
      Được cảm ơn 115 lần, trong 68 bài

      Mặc định Ðề: Một số dụng cụ an toàn và thi công trong ngành điện

      cái này dùng để thi công đường dây nhể các bác
      +++---o0o---+++
      acsao không thấy guốc trèo nhỉ....thấy cái đó hay và quan trọng nhứt í

    Trang 1 của 4 1234 CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Các Chủ đề tương tự

    1. Structure Tag trong Wincc và Supper Tag trong Intouch Wonderware
      Bởi khongbaogio trong diễn đàn SCADA - HMI
      Trả lời: 8
      Bài cuối: 08-06-2013, 16:04
    2. Thảo luận - về các sự cố hay xảy ra trong khi vận hành hệ thống xử lý nước cũng như lò hơi trong nhà máy nhiẹt điện
      Bởi nguyenquanghoe trong diễn đàn Nhà máy điện - Trạm biến áp
      Trả lời: 4
      Bài cuối: 09-02-2012, 10:11
    3. Trợ giúp - Xin bảng tra R và S trong phần kiểm tra thiết kế chiếu sáng trong nhà
      Bởi dcdien90 trong diễn đàn Hệ thống chiếu sáng
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 28-09-2011, 09:29
    4. Thảo luận - Những vấn đề trong sử dụng năng lượng trong sinh hoạt dân dụng
      Bởi manh89 trong diễn đàn HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MỚI
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 13-08-2011, 17:02
    5. Lỗi trong graphic desiger trong wincc
      Bởi bichhien082008 trong diễn đàn SCADA - HMI
      Trả lời: 1
      Bài cuối: 18-04-2011, 22:52
    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016