Kết quả 1 đến 10 của 32
Chủ đề: Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
-
29-11-2010, 12:55 #1
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
Ai chỉ hộ mình cách đo dòng của đồng hồ vạn năng cơ với
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Nói về thiết bị MCB, RCD, ELCB của các thương hiệu hiện nay.
- Tổng hợp về VCB, ACB, MCCB, MCB
- cách lắp cầu dao chống giật?
- Điều khiển tủ ATS khi dùng ACB ?
- Công tơ điện 3 pha đấu gián tiếp: Xin vui lòng chỉ cho tôi cách đấu dây
- TỔNG HỢP: Các câu hỏi về công tơ điện
- Help ABB A1700 ???
- Chia sẻ tài liệu - Cách gọi tên của TI, TU
- Thắc mắc về hệ thống đóng/mở đèn chiếu sáng công cộng
- Aptomat là gì? Các bác giúp em phân biệt aptomat, cb, mccb, mcb, acb, dùm cái
- nhờ anh chị giúp đỡ về khởi động từ kép. em cảm ơn!
- Đồng hồ chuyển mạch vol, ampe
- Chọn aptomat như thế nào
- Tụ bù công suất
- Chọn MCB cho động cơ như thế nào? Em có 1 động cơ 3 pha công suất 4.5kW, cos phi=0.85
-
-
29-11-2010, 13:10 #2
Ðề: Đồng hồ vạn năng
-đồng hồ VOM hay đồng hồ kẹp bạn
-Nếu là VOM thì không đo được dòng AC lớn (mmA thui àh) ít ai dùng loại này đo dòng điện.
-Còn là đồng hồ kẹp thì bạn chỉ cần chuyển qua chế độ đo dòng và kẹp vào dây điện (kẹp từng dây thui nhé).
-
The Following 3 Users Say Thank You to vanbinh852001 For This Useful Post:
-
29-11-2010, 22:20 #3
Ðề: Đồng hồ vạn năng
Hướng dẫn đo bằng đồng hồ (VOM)
1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)
Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.2) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp ACKhi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.* Chú ý – chú ý :Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồĐể nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.
tuy nhiên đồng hồ không hỏng
Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.
Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC* Trường hợp để sai thang đo :Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.* Trường hợp để nhầm thang đoChú ý – chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện4) Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.
áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!
Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.
- Đo kiểm tra giá trị của điện trở
- Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
- Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
- Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
- Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
- Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
- Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
- Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.
4.1 – Đo điện trở :
Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năngĐể đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :
- Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.
- Bước 2 : Chuẩn bị đo .
- Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm - Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
- Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.
- Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.
4.2 – Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điệnTa có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốmPhép đo tụ gốm trên cho ta biết :
- Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo
- Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ
- Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.
Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoáỞ trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.
- Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )
- Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.
5 – Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.
Cách 1 : Dùng thang đo dòng
Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau
- Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .
- Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .
- Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
- Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
- Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .
Cách 2 : Dùng thang đo áp DC
Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.
Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?
* Đọc giá trị điện áp AC và DC
Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
- Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần
- Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.
- Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp
Ampe kẹp: bạn dơn về xem nhé: http://www.kew-ltd.co.jp/en/download...017_2027_E.pdf.
Hãy nhấn Thank nếu bài viết này có ích cho bạn.
-
The Following 35 Users Say Thank You to itvn For This Useful Post:
danh thanh dong,dungmao,duong_huy,
electric_h155,haidongthap,hienga84,hiepga789,Hoa_Tieu,huong giang,huthut2000,lad72,langmantuoi50,lexuanhut,le_na,lhq,locnewsun,luynh,Mạnh Mộng Mơ,minhhoangbg,onlinesky,phuctdh2010,quan03121985,quândientu,quocthai,Sún,tamokato,tantrontan,thang_dhdl,tomato_567,trankiendkc,trungdien121,tuan_boss,tyvatuth,vietksd,vietlamddt
-
24-07-2011, 15:01 #4
Ðề: Ai chỉ hộ mình cách đo dòng của đồng hồ vạn năng cơ với
các bác cho e hỏi nếu ko may đo điện áp xoay chiều mà để nhầm thang đo điện trở thì điện trở trong đồng hồ sẽ hỏng?vậy có thể sửa bằng cách thay điện trở được không? mong các bác có kinh nhiệm chỉ giúp....thanks.
-
24-07-2011, 16:24 #5
Ðề: Ai chỉ hộ mình cách đo dòng của đồng hồ vạn năng cơ với
Chỉ cần mở ra thay cầu chì thui.
-
Những thành viên đã cảm ơn bluetear vì bài viết hữu ích:
-
24-07-2011, 21:25 #6
Ðề: Ai chỉ hộ mình cách đo dòng của đồng hồ vạn năng cơ với
Cao Văn Hưởng
Email: vanhuongcao@gmail.com
-
24-07-2011, 22:00 #7
Ðề: Đồng hồ vạn năng
Hôm nay đọc sơ ại bài viết này, thấy có chỗ này cần đính chính với các bạn. Không biế có thừa hay không vì hình như bây giờ chẳng mấy ai cón thích sử dụng đồng hồ kim cả.
các mạch đo ðiện áp AC trong đồng hồ vạn năng, thực chất là đo dòng một chiều sau khi đã chỉnh lưu và hiệu chỉnh. Vì thế, đối với các thang đo lớn, nó tương đối tuyến tính. Và do đó, AC, DC dùng chung một vạch thang đo.
Chỉ riêng nấc 10 VAC, do thang đo thấp, tính phi tuyến của diode chỉnh lưu làm cho các trị số V thấp bị sai lệch đi, nên thang đo sẽ không tuyến tính trong khoảng từ 0 đến 4 V. Vì thế, thang 10 VAC mới có một thang riêng.
Do đó với các thang từ 25VAC trở lên thì vẫn đọc theo trị số của cung DC chứ không phải theo trị số cung 10VAC rồi nhân lên.
+++---o0o---+++
Đa số các bạn mới sử dụng thường hay mắc phải lỗi này, và thường bị mắc theo lỗi tiếp theo, là không chịu thay chì đúng cỡ, mà lười đi mua, có chì nào thay chì nấy, thậm chí còn nối luôn bằng dây đồng. Do đó thường bị cháy các ðiện trở trong thang đo Ohm.
các ðiện trở này thay không khó, nhưng khó là ở chỗ kiếm cái đúng trị số. Thường các ðiện trở này thuộc loại sai số 1%, nó nằm trong thang ðiện trở 1 %, rất khác với loại bán trên thị trường thường có sai số 5%.
Khi thay bằng ðiện trở không đúng trị số thì phải chấp nhận sai số của thang đo đó.
-
-
07-08-2011, 15:55 #8
Ðề: Ai chỉ hộ mình cách đo dòng của đồng hồ vạn năng cơ với
ok men. nhưng chua đc rõ ràng cho lắm
-
07-08-2011, 18:01 #9
Ðề: Ai chỉ hộ mình cách đo dòng của đồng hồ vạn năng cơ với
Đã rõ ràng lắm rùi bạn ui.
-
The Following 2 Users Say Thank You to bluetear For This Useful Post:
-
15-08-2011, 22:03 #10
Ðề: Ai chỉ hộ mình cách đo dòng của đồng hồ vạn năng cơ với
chưa rõ rang mà
fai nói rõ từng chi tiết trên đồng hồ chứ
vi du như chỉ số của acv thi đọc như thế nào khi trên đồng hồ ghi từ 10 đến 50
khi đô diện ba fa 380v thì đồng hồ dừng ở chỉ số từ 25-30 thì một số ngươi ko bít tương là chi có 25-30 v thì sao
-
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Phân phối Đồng hồ vạn năng AGILENT U1230 - Đèn FLASH, đo đa năng cao cấp
Bởi eminvietnam trong diễn đàn Nhập khẩu và Phân phối Thiết bị đo - EMIN VietnamTrả lời: 1Bài cuối: 01-03-2013, 11:55 -
Đồng hồ vạn năng AGILENT U1250 Series - Thiết bị đo đa năng cao cấp tích hợp Bluetooth
Bởi eminvietnam trong diễn đàn Nhập khẩu và Phân phối Thiết bị đo - EMIN VietnamTrả lời: 0Bài cuối: 01-03-2013, 11:31 -
Trợ giúp - quạt phong lan mất khả năng điều khiển khi bật tuốc năng
Bởi thiendoan trong diễn đàn Thiết bị điện gia dụngTrả lời: 4Bài cuối: 30-07-2012, 22:26 -
ĐỀ NGHỊ ĐỌC NỘI QUY TRƯỚC KHI POST BÀI TẠI BOX Năng lượng mặt trời, tiết kiệm năng lượng
Bởi Tiểu Thư Kiêu Kỳ trong diễn đàn Năng lượng mặt trời, tiết kiệm năng lượngTrả lời: 0Bài cuối: 27-06-2011, 21:35 -
Sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng sinh học.
Bởi nguyenlongdp trong diễn đàn HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MỚITrả lời: 19Bài cuối: 15-09-2010, 00:07