Kết quả 1 đến 4 của 4
Chủ đề: Lưới điện ba pha
-
30-11-2010, 08:39 #1
Lưới điện ba pha
mấy anh cho em hỏi khi điện áp của lưới điện 3 pha giảm có thể dùng tụ để tăng điệp áp đc ko?
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Thảo luận về BẢO VỆ MẤT PHA !!!
- Rơ le và các ứng dụng
- Xin sơ đồ lắp mạch khởi động từ
- Chống sét cho Hệ thống điện
- Sóng hài:nguyên nhân, tác hại, khắc phục và giải pháp nâng cao chất lượng điện lưới
- Tổng hợp về khí cụ điện đóng cắt
- Thảo luận về một số loại role trong bảo vệ role
- TỔNG HỢP: Các câu hỏi về timer + relay
- Các cách bảo vệ động cơ
- xin các bạn cho biết sự khác nhau giữa bảo vệ 50REF và 87N ( cho mình biết thêm về nguyên...
- Hiện tượng bị mất pha?
- ngắn mạch hở mạch
- bộ OLTC
- Sơ đồ nhị thứ trong trạm biến áp
- Sụt áp ngắn hạn, nguyên nhân, ảnh hưởng và các biện pháp khắc phục!!!
-
Những thành viên đã cảm ơn kitari vì bài viết hữu ích:
-
-
30-11-2010, 08:58 #2
Ðề: S0s
CÓ THỂ được, bạn à.
PS: hihi nhắc nhỏ bạn nha
Bạn vi phạm nội quy diễn đàn rồi nha, về cái tựa đề SOS đó.
Có thể bài của bạn sẽ bị xoá.Sửa lần cuối bởi langmantuoi50; 30-11-2010 lúc 09:30.
-
30-11-2010, 09:42 #3
Ðề: S0s
hệ thống điện 3 pha của bạn ở đâu. nếu ở trong nhà máy xí nghiệp thì ở các máy biến áp đều có bộ điều chỉnh điện áp. ta có thể tăng điện áp bằng cách điều chình núm đó. còn nếu hệ thôgn1 điện truyền tải và phânphối th2i còn phải có nhiều yếutố nửa chứ không thể lúc nào cũng nhớ đến tụ đâu bạn ạh
-
30-11-2010, 12:10 #4
Ðề: S0s
Vấn đề bạn đề cập có rất nhiều trong diễn đàn rồi, bạn nên tìm hiểu kỹ. Mặc dù câu hỏi của bạn mang tính chung chung nhưng cũng xin bổ sung thêm mấy ý kiến sau đơn giản về vấn đề này như sau:
- Dùng tụ để điều chỉnh điện áp trong mạng điện AC 3 pha còn gọi là bù dọc (tụ mắc nối tiếp với đường dây)và bù ngang (song song với tải).
+ Trong mạng điện cung cấp,điện kháng X thường lớn hơn điện trở tác dụng R, vì vậy tổn thất điện áp phụ thuộc rất nhiều vào điện kháng của đường dây. Đặt các tụ nối tiếp với đường dây dẫn đến giảm điện kháng của mạng điện đồng thời tổn thất điện áp trên đường dây cũng được giảm theo (công thức bạn xem trong sách cung cấp điện hoặc Lướ và hệ thống điện...), ngoài ra đây cũng là biện pháp làm giảm các dao động đột biến của điện áp do các phụ tải như động cơ,các thiết bị hàn và các lò hồ quang ..gây ra.Sử dụng thiết bị bù nối tiếp như tụ điện cho phép đảm baoe tăng khá rõ điện áp trên đường dây, đặc biệt khi hệ số công suất phụ tải thấp.Tuy nhiên cũng cần lưu ý, điện áp bổ sung của các tụ phụ thuộc vào giá trị và pha của dòng điện chạy qua thiết bị bù,cũng vì vậy khả năng điều chình điện áp của các tụ nối tiếp bị hạn chế. Do vậy các tụ nối tiếp được áp dụng chủ yếu để giảm độ lệch điện áp trong các đường dây hình tia quá tải.Trong mạng cung cấp,cần phải sử dụng các thiết bị để bảo vệ tụ điện khỏi quá điện áp trong thời gian ngắn mạch.
+ Điều chỉnh điện áp bằng phương pháp bù ngang: Đặt tụ điện song song vào mạng điện cũng cho phép nâng cao điện áp của mạng lên đáng kể vì các tụ có thể phát ra công suất phản kháng Q, nâng cao hệ số công suất của mạng lên, làm giảm tổn thất điện áp, đồng thời dẽ dàng điều chỉnh điện áp hơn phương pháp bụ dọc. Khi đặt các tụ song song thì điện áp tăng không phụ thuộc vào dòng điện phụ tải mà nó phụ thuộc vào các thông số của mạng và giá trị công suất phát của các tụ bù.Sự tăng điện áp trên 1 đoạn của mạng điện hay trên đường dây sẽ có giá trị lớn nhất tại chỗ đặt bộ tụ bù. Điều chỉnh điện áp bằng phương pháp thay đổi công suất của các tụ nối song song với phụ tải được áp dụng phổ biến trong các mạng điện công nghiệp.
-