• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Kết quả 1 đến 10 của 10
    1. #1
      Tham gia
      06-09-2018
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Tư Vấn Thiết Kế Cơ Điện Lạnh Công Trình Xây Dựng

      Bộ môn tư vấn thiết kế cơ điện lạnh công trình của Song Nam đã thiết kế các hệ thống M&E cho rất nhiều loại công trình: nhà cao tầng, nhà xưởng công nghiệp, khu đô thị, khách sạn, resort 5 sao, sân golf, bệnh viện, trường học…

      Đối với các công trình có quy mô lớn thì các kỹ sư thiết kế cơ điện phải tham gia tính toán công suất và bố trí hệ thống điện, cấp thoát nước, thể tích bể nước sinh hoạt, bể nước PCCC … từ giai đoạn làm phương án với bộ môn thiết kế kiến trúc. Việc này giúp ích rất nhiều cho kiến trúc sư có được phương án bố trí mặt bằng hợp lý từ giai đoạn đầu, tránh thay đổi phương án thiết kế vì các yếu tố liên quan đến hệ thống thiết kế cơ điện.


      Tư vấn thiết kế cơ điện Tòa nhà Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam

      Công tác triển khai thiết kế các hệ thống cơ điện bao gồm các hệ thống cơ bản sau:·


      • Tư vấn thiết kế hệ thống điện: điện chiếu sáng, ổ cắm, công tắc
      • Tư vấn thiết kế hệ thống điện nhẹ: camera, TV, điện thoại, internet, âm thanh, BMS· Tư vấn thiết kế hệ thống chống sét và nối đất
      • Tư vấn thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy· Tư vấn thiết kế hệ thống thoát nước mưa·
      • Tư vấn thiết kế hệ thống thoát nước thải· Tư vấn thiết kế hệ thống điều hòa, điều áp cầu thang, thông gió …


      Các công trình có những công năng đặc biệt thì yêu cầu của việc thiết kế và thi công hệ thống cơ điện lạnh công trình đòi hỏi người chủ trì phải là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Ví dụ như, yêu cầu của những phòng sạch/ phòng tiệc trùng trong ngành thực phẩm, dược phẩm hay bệnh viện.

      Đối với các dự án khách sạn, resort cao cấp thì người thiết kế hệ thống thiết bị cơ điện không những chỉ biết tính toán thiết kế cơ điện về mặt kỹ thuật mà còn phải rất am hiểu về kiểu dáng, gu thẩm mỹ, những công năng thông minh, hiện đại của các thiết bị cơ điện hiện có trên thị trường.


      Tư vấn thiết kế hệ thống cơ điện lạnh công trình

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:

      https://www.songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung/

    2. #2
      Tham gia
      06-09-2018
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Re: Tư Vấn Thiết Kế Cơ Điện Lạnh Công Trình Xây Dựng

      up nèo
      https://www.songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung/

    3. #3
      Tham gia
      06-09-2018
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Hướng dẫn đọc bản vẽ xây dựng khi bạn làm nhà

      Có thể nói kiến trúc là một ngành nghề, một lĩnh vực rất đặc thù khi nó yêu cầu yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ trong khi phải đáp ứng những quy chuẩn khô khan nghiêm ngặt của khoa học kỹ thuật. Kiến trúc dung hòa hai khía cạnh tưởng như trái ngược nhau này một cách hoàn hảo, mang đến cho con người những công trình kiến trúc đáp ứng đủ cả tiêu chuẩn thẩm mỹ lẫn chức năng. Sổ tay ý tưởng kỳ này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ một khía cạnh khoa học nhỏ trong kiến trúc, đó là những bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ xây dựng – căn cứ đầu tiên giúp bạn xây dựng ngôi nhà của mình.

      Khi lên kế hoạch và bắt tay vào quá trình xây sửa tổ ấm cho gia đình, không sớm thì muộn bạn sẽ phải làm quen với bản vẽ kỹ thuật xây dựng – công cụ giao tiếp và truyền đạt ý tưởng giữa các kiến trúc sư, kỹ sư và thợ xây. Điều đó có nghĩa là nó mang tính chất chuyên ngành, riêng biệt và khó hiểu đối với số đông.


      Giai đoạn đầu khi bắt tay tìm ý tưởng cho một ngôi nhà dường như là khoảng thời gian vui vẻ và dễ chịu nhất, bạn có thể thoải mái tìm kiếm cảm hứng cho ngôi nhà tương lai qua những ảnh chụp, hình vẽ sưu tầm mẫu, đồng thời phác thảo nó lên giấy bằng những phối cảnh, tranh vẽ… Tuy nhiên điều đó là chưa đủ để truyền đạt toàn bộ ý tưởng và nguyện vọng của bạn đến các kỹ sư và thợ xây dựng. Các nhà chuyên môn sẽ chỉ làm việc với nhau thông qua các bản vẽ xây dựng, hồ sơ kỹ thuật được trình bày theo quy chuẩn nghiêm ngặt và đúng tỉ lệ, kích thước.


      Vì thế bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản giúp bạn đọc hiểu và nắm rõ hơn những bản vẽ xây dựng nhà ở như: cách đọc mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, các chi tiết kỹ thuật, ký hiệu, tỉ lệ.


      1. Bản vẽ mặt bằng công trình

      Không gian có ba chiều. Ai cũng hiểu và dễ dàng tưởng tượng nó. Tuy nhiên làm thế nào để thể hiện nó trên giấy? Những bản vẽ phối cảnh hay 3D, mô hình chỉ thể hiện được một phần của không gian và không mang đủ thông tin khoa học để biến nó thành những ngôi nhà được xây dựng trong thực tế.




      Để thể hiện không gian ba chiều lên giấy phẳng, người ta sử dụng các hình chiếu. Đây là dạng nguyên sơ cơ bản của mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng trong kiến trúc.

      Mặt bằng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng hình chiếu sau khi đã bóc mái. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì sẽ không truyền tải được nhiều thông tin (như cửa sổ, cửa đi, cột,… ) nên người ta thường cắt ngôi nhà bằng một mặt phẳng tưởng tượng song song với mặt phẳng hình chiếu. Như vậy, mặt bằng truyền tải cho người đọc vị trí, kích thước chính xác của cột, tường, dầm, cửa sổ, cửa chính, vị trí các đồ nội thất và kích thước của chúng.






      Hãy quan sát bản vẽ mặt bằng ví dụ này. Bạn có để ý tới bảng ghi chú ở lề phải của bản vẽ? Đây là nơi bạn có thể tìm kiếm các thông tin như: tên công trình, Kiến trúc sư, chủ đầu tư, nhà thầu, diện tích và kích thước công tình, mật độ xây dựng, tỉ lệ bản vẽ, ngày tháng lập bản vẽ, và ghi chú chỉnh sửa… Trong đó bạn cần đặc biệt quan tâm tới thông tin về tỉ lệ bản vẽ, thông thường trong kiến trúc nhà ở là 1/100, 1/50 hoặc 1/10 với các bản vẽ bổ kỹ thuật chi tiết.

      Bản vẽ này thể hiện 2 mặt bằng: gồm mặt bằng tầng trệt và mặt bằng tầng 1 của một công trình nhà ở. Mặt bằng được định hướng bởi một hệ thống lưới trục xác định bằng các đường tim tường, các đường nét đứt mờ nối liền các cột.

      Nhìn trên bản vẽ, hệ thống lưới này được ký hiệu theo chiều dọc theo bảng chữ cái từ A đến J và đánh số theo chiều ngang từ 1 đến 9. Ví dụ, khi nói về cột ở cầu thang, bạn sẽ nói cột ở vị trí F4, F8. Điều này giúp ích cho kỹ sư và người xây dựng nắm vững vị trí, cấu tạo và dễ dàng kiểm soát tiến độ khi hiện thực hóa bản vẽ thành ngôi nhà thực sự. Có thể hiểu đơn giản, hệ thống lưới trục đánh số ký hiệu này giống như một hệ tọa độ trên mặt phẳng xác định vị trí cho ngôi nhà.

      Ngoài ra trên mặt bằng, kiến trúc sư thường thể hiện cả nét cắt của bản vẽ mặt cắt. Hãy để ý các đường nét đứt dọc theo bản vẽ và ký hiệu bởi ô tròn có dấu tam giác chỉ hướng nhìn. Đây chính là ký hiệu chỉ ví trí của mặt phẳng tưởng tượng cắt dọc ngôi nhà, song song với mặt phẳng hình chiếu. (tương tự như mặt bằng nhưng theo chiều đứng)

      Một thông tin nữa bạn đọc được trên mặt bằng đó là kích thước. Cách viết kích thước được quy định trong bản vẽ kiến trúc là tính từ đường tim, trục chứ không tính từ mặt phẳng 2 bức tường. Ví dụ, khoảng cách giữa 2 bức tường trục E và F thể hiện trên bản vẽ là khoảng cách giữa 2 đường tim tường.

      Ngoài ra, theo quy chuẩn xây dựng, kích thước của bản vẽ kiến trúc thường được thể hiện bằng đơn vị mm. Ví dụ, khoảng cách giữa 2 bức tường là 6m, thì trên bản vẽ số liệu thể hiện sẽ là 6000, cũng như vậy, kích thước thể hiện 1500 tức là 1.5m trên thực tế. (mách nhỏ cho bạn, thường người ta hay dùng tỉ lệ 1/100, do đó 6m trên thực tế sẽ bằng 6cm trên bản vẽ)

      Trên bản vẽ, các ô chữ nhật đậm thể hiện cột chịu lực, nối liền nó là lớp tường ngoài, tường ngăn được ký hiệu bằng các đường chéo nghiêng 45 độ – thể hiện rằng những bức tường này được xây bằng gạch.


      Trong một số trường hợp, như ở bản vẽ kiến trúc này, người ta không thể hiện rõ kích thước mặt bằng mà thay vào đó sử dụng thước đo tỉ lệ xích. Cách này dùng nhiều trong những bản vẽ ý tưởng ở thời kỳ sơ khai, khi đã chốt phương án, các kiến trúc sư sẽ bắt đầu bổ kỹ thuật và lập hồ sơ xây dựng chi tiết.


      2. Bản vẽ mặt đứng công trình

      Mặt đứng diễn tả vẻ ngoài của ngôi nhà lên các mặt phẳng hình chiếu đứng.

      Để quy định và phân biệt các mặt đứng, người ta cũng áp dụng hệ thống lưới trục ở mặt bằng. Ví dụ: mặt đứng A-I, mặt đứng I-A, mặt đứng 1-9, mặt đứng 9-1.

      Thông thường một ngôi nhà sẽ có 4 bản vẽ mặt đứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ví dụ như mặt đứng được lặp lại giống nhau ở cả 4 chiều thì sẽ chỉ cần 1 bản vẽ. Hoặc như trường hợp nhà lô phố ở Việt Nam với 1 mặt tiền giáp phố, vậy chỉ cần 1 mặt đứng, vì 3 mặt còn lại đều áp tường nhà lân cận.


      3. Bản vẽ mặt cắt công trình
      Mặt cắt thể hiện không gian kiến trúc. Giống với mặt bằng, nó cũng là hình chiếu của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng chiếu. Mặt cắt truyền đạt các thông tin về chiều cao tầng, kích thước-độ cao cửa, vật liệu xây dựng, cao độ cốt nền, khoảng thông tầng, cầu thang, ban công,… .

      Mặt cắt thường được yêu cầy ký hiệu rõ ràng vật liệu, người đọc bản vẽ có thể biết rõ loại vật liệu cấu thành nên chi tiết kiến trúc.

      Mặt cắt thường được cắt qua cầu thang, thể hiện rõ chi tiết kỹ thuật của thang đối với các không gian khác trong nhà ở. Ngoài ra, mặt cắt thể hiện rõ kết cấu, cấu tạo hệ dầm, sàn, mái trong nhà ở.


      4. Trích xuất chi tiết kỹ thuật, bổ kỹ thuật
      Sau khi hoàn thiện các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt. Người ta bắt đầu trích xuất các chi tiết phức tạp, phóng to và bổ kỹ thuật để thể hiện cấu kiện chi tiết của nó. Giúp người thợ tưởng tượng và hình dung được các bước tiến hành thực hiện việc xây dựng nó.

      Ở hình vẽ này là chi tiết kỹ thuật phần bếp nhô ra.

      Thông thường người ta thường bổ kỹ thuật các chi tiết như: nhà vệ sinh, mái, sàn, ban công,… hoặc bất cứ chi tiết nào được thiết kế và quy định khác với hình thức thông thường đều cần được ghi chú và thể hiện rõ ràng trên bản vẽ.

      Mục ghi chú trong bản vẽ


      Ngoài ra, bản vẽ kỹ thuật chi tiết thường có nhiều cột ghi chú, thể hiện thông tin như: tên chi tiết, các bộ phận cấu thành, loại vật liệu sử dụng, kích thước, các bước lắp đặt,… giúp người thi công nắm được quá trình thực hiện.


      5. Bản vẽ kỹ thuật điện, nước

      Để hoàn thiện hồ sơ xây dựng, bạn còn cần bản vẽ thiết kế điện, nước cho ngôi nhà từ các kỹ sư điện, nước. Bản vẽ này thể hiện hệ thống dẫn, thoát nước trong nhà. Hệ thống đèn điện chiếu sáng, vị trí đặt ổ cắm, công tắc,… Những điều này rất quan trọng trong nhà ở, và nếu không được đầu tư chăm sóc hợp lý sẽ mang đến rất nhiều điều bất tiện cho cuộc sống của bạn.







      6. Bản vẽ phối cảnh

      Là bản vẽ hình chiếu 3D của công trình giúp gia chủ hình dung được hình ảnh công trình trong thực tế theo cách quan sát thông thường chứ không phải theo ngôn ngữ kỹ thuật. Bản vẽ phối cảnh giúp chủ nhà hình dung công trình theo hướng trực quan sinh động với các chất liệu và màu sắc thực tế.




      Việc đọc hiểu bản vẽ thiết kế ngôi nhà sẽ giúp gia chủ nắm rõ những điều kiến trúc sư muốn diễn đạt trong thiết kế, đồng thời trao đổi với kiến trúc sư nhằm đảm bảo được sự hài lòng với ngôi nhà tương lai của mình.
      https://www.songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung/

    4. #4
      Tham gia
      06-09-2018
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Re: Tư Vấn Thiết Kế Cơ Điện Lạnh Công Trình Xây Dựng

      up cho lên nào
      https://www.songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung/

    5. #5
      Tham gia
      06-09-2018
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Tư vấn thiết kế xây dựng của một công trình.

      Tư vấn thiết kế xây dựng là chiếc cầu nối giữa khách hàng – chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp, là hoạt động đáp ứng nhu cầu tự thân của ngành xây dựng trong cơ chế mới.

      Tư vấn thiết kế xây dựng hết sức quan trọng cho mỗi công trình, tư vấn sử dụng các sản phẩm, vật liệu có giá cả hợp lý nhưng vẫn phù hợp với đặc tính và công năng sử dụng của công trình mà vẫn đẹp, vẫn sang trọng.



      Thiết kế xây dựng có phạm quy bao hàm khá rộng lớn từ các công trình mang tầm chiến lược quốc gia như thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật lẫn các công trình dân dụng như xây dựng nhà ở, trường học… tất cả đều có điểm chung đó lài sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng đến một mục đích cụ thể nào đó, nó làm cho các ý tưởng trở thành thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng.


      Lực lượng tư vấn tích cực tham gia giúp chủ đầu tư trong các dự án từ khâu đầu đến khâu cuối, từ khâu đầu tư lập dự án đến khảo sát, thiết kế các công trình cho đến khâu giám sát nhà thầu thực hiện dự án, mua sắm trang thiết bị, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Hay nói cách khác, thiết kế xây dựng là quá trình lập ra các bản vẽ, biểu mẫu, tính toán, đánh giá các chỉ tiêu để thuyết minh, biện chứng về mặt kĩ thuật cũng như về mặt kinh tế của các hạng mục và các công trình xây dựng.


      Thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung sau

      – Công nghệ thi công
      – Công năng sử dụng
      – Phương án thiết kế kiến trúc
      – Tuổi thọ công trình
      – Phương án thiết kế kết cấu
      – Phương án phòng cháy chữa cháy
      – Giải pháp bảo vệ môi trường
      – Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao

      – Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng


      Việc tư vấn thiết kế hiệu quả sẽ làm giảm chi phí, thời gian cho Chủ đầu tư rất nhiều. Với dịch vụ đa dạng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng. SONG NAM luôn được lựa chọn với sự uy tín, chất lượng và tác phong làm việc nghiêm túc. Nếu bạn đang cần một nhà tư vấn cho công trình xây dựng của bạn đẹp, độc, sáng tạo và chất lượng hãy liên hệ công ty chúng tôi:



      CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM
      Hotline tư vấn : 0769.861.168
      Email: songnam09@gmail.com
      https://www.songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung/

    6. #6
      Tham gia
      06-09-2018
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Cách bố trí mặt bằng trong thiết kế khách sạn

      Như chúng ta đã biết, sảnh khách sạn chính là nơi đầu tiên khách lưu trú bước vào và có điều kiện cảm nhận, trải nghiệm chất lượng dịch vụ khách sạn mang lại. Cũng bởi vậy, sảnh được xem là bộ mặt của khách sạn, thường là khu vực được đầu tư thiết kế, thi công với yêu cầu khắt khe về sự sang trọng, đẳng cấp.

      Để sở hữu được không gian sảnh khách sạn như ý muốn thì việc bố trí mặt bằng sảnh khách sạn cần đáp ứng những tiêu chí nhất định.

      Xem chi tiết: http://www.songnam.net/Tin-tuc/Chi-t...-khach-san/454
      https://www.songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung/

    7. #7
      Tham gia
      06-09-2018
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Quy hoạch là công cụ để quản lý đô thị

      Quy hoạch là công cụ để quản lý đô thị và việc quản lý suy cho cùng cũng là để xã hội phát triển ổn định, phục vụ đời sống của người dân tốt hơn.

      Quy hoạch phù hợp thì việc quản lý đô thị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

      UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở huyện Bình Chánh với thái độ rất quyết liệt và cũng đầy trách nhiệm: nếu đủ điều kiện thì phải kiên quyết xử lý hình sự và nghiên cứu quy định, nhu cầu thực tế để chuyển đổi quy hoạch sử dụng đất.

      Chuyện xây dựng trái phép ở Bình Chánh, đặc biệt là các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B đã xảy ra và kéo dài hơn chục năm nay. Các cơ quan chức năng của TP nhiều lần ra quân tháo dỡ hàng trăm công trình sai phép trong những đợt cao điểm. Hằng tuần, hằng tháng, lực lượng tại các xã cũng thường xuyên kiểm tra, xử lý…

      Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước ngày 26-3, vấn đề xây dựng không phép tại Bình Chánh, Thủ Đức được bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đề cập như một câu chuyện nhức nhối của TP

      Công an huyện Bình Chánh cũng đã khởi tố hình sự nhiều cá nhân, có người là đầu nậu bán đất bảo kê xây dựng, có người là chủ thầu, có người là chủ đầu tư công trình trái phép và cũng có cán bộ thanh tra xây dựng, cán bộ xã phải ra tòa… Nhưng việc xây dựng trái phép ở Bình Chánh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

      Thử đi một vòng quanh các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B mới thấy chủ thực sự của những căn nhà trái phép gồm đủ mọi thành phần nhưng có điểm chung là thu nhập không cao.

      Đất ở khu vực này có nền cứng, địa hình cao nên khô ráo, không bị lầy lội và ngập úng vào mùa mưa. Chỉ cần vài hàng gạch làm móng dưới đất là căn nhà cấp bốn có thể mọc lên với chi phí tiết kiệm nhất. Khoảng cách từ các xã này đến trung tâm TP lại không quá xa, đường sá thuận tiện, quanh đó lại có rất nhiều khu công nghiệp tập trung đông công nhân nên nhu cầu mua đất xây nhà của người dân nơi đây rất lớn.

      Đáng nói là phần lớn diện tích đất khu vực này được quy hoạch là đất nông nghiệp dự trữ nên người dân muốn xây dựng đúng phép cũng không thể. Đó là những lý do khiến cho vấn đề xây dựng trái phép ở Bình Chánh chưa bao giờ hết “nóng”.

      Nên chăng, với những khu vực thuận tiện về giao thông, địa chất, nơi người dân có nhu cầu xây dựng lớn thì Nhà nước nên quy hoạch thành đất dân cư, có hạ tầng giao thông, các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế… đầy đủ để người dân được xây nhà hợp pháp, tạo lập cuộc sống đàng hoàng.

      Quy hoạch là công cụ để quản lý đô thị và việc quản lý suy cho cùng cũng là để xã hội phát triển ổn định, phục vụ đời sống của người dân tốt hơn. Quy hoạch phù hợp thì việc quản lý đô thị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

      Và trong trường hợp này, bên cạnh việc xử lý những người cố tình xây trái phép để trục lợi, nhận tiền bảo kê xây dựng trái phép thì việc Nhà nước điều chỉnh quy hoạch của khu vực trên cho phù hợp với nhu cầu của số đông người dân là điều cần thiết.

      Khi người dân được phép xây nhà, chắc chắn không ai lại chọn con đường xây hoặc mua nhà trái phép. Lúc đó, vấn đề xây dựng trái phép ở Bình Chánh mới được giải quyết tận gốc.
      https://www.songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung/

    8. #8
      Tham gia
      06-09-2018
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì ? Phần 1

      Hồ sơ và quy trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
      Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

      Để lập được báo cáo nghiên cứu khả thi thì chắc chắn trong quá trình đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư và các bên liên quan cần tiến hành các giai đoạn nghiên cứu sau đó lập báo cáo nghiên cứu dễ dàng theo dõi, đầu tư hướng đi phù hợp với các yêu cầu của dự án

      1. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì ?
      Theo quy định tại Luật xây dựng năm 2014: Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

      Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

      2. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
      2.1. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

      Điều 14 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:

      Người đề nghị thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

      Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiến trúc.

      Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:

      Tờ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này, hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu, văn bản pháp lý kèm theo, cụ thể:

      a) Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

      b) Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có yêu cầu);

      c) Văn bản/quyết định phê duyệt và bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với công trình xây dựng theo tuyến; quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng;

      d) Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường);

      Các thủ tục về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ tục lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở theo cơ chế một cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

      đ) Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án không thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có);

      e) Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có);

      g) Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế cơ sở hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án;

      h) Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;

      i) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư, ngoài các nội dung quy định nêu trên, hồ sơ trình thẩm định phải có các nội dung sau: tổng mức đầu tư; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).

      Còn tiếp….
      https://www.songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung/

    9. #9
      Tham gia
      06-09-2018
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Khái niệm – Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?

      1. Khái niệm thiết kế cơ sở là gì ?
      Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
      Hồ sơ thiết kế cơ sở là hồ sơ bao gồm toàn bộ các thông tin thiết kế cơ sở.
      Trong hồ sơ thiết kế của một công trình xây dựng hay một dự án xây dựng bao gồm các bước như thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công. Tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất của từng công trình cụ thể mà công việc thiết kế được thực hiện theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước. Nếu dự án được thiết kế 2 bước hoặc 3 bước thì sẽ có hồ sơ thiết kế cơ sở.
      quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung
      2. Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?
      Phần thuyết minh gồm có các nội dung sau đây:
      Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
      Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
      Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
      Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
      Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
      Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
      Phần bản vẽ gồm có các nội dung sau đây:
      Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến ;
      Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
      Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc ;
      Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
      https://www.songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung/

    10. #10
      Tham gia
      06-09-2018
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Quy trình tư vấn giám sát thi công xây dựng nhà xưởng

      Dự án xây dựng nhà máy, nhà xưởng có đặc điểm chung là triển khai thi công nhiều hạng mục công trình có tính chất khác nhau trải rộng trên mặt bằng vài nghìn mét vuông trở lên. Muốn công trình xây dựng nhà máy khu công nghiệp có chất lượng tốt nhất, bên cạnh chú trọng khâu thiết kế và thi công nhất định phải có được sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng chuyên nghiệp.

      Để đảm bảo chất lượng xây dựng công trình cần có đơn vị tư vấn giám sát chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà máy, nhà xưởng.

      Khu công nghiệp là tổ hợp lớn bao gồm nhiều xí nghiệp, nhà máy, nhà xưởng, khu chế xuất với đa dạng ngành nghề lĩnh vực, đa dạng hình thức sản xuất. Việt Nam tập trung nhiều khu công nghiệp khắp các tỉnh thành tạo thành các vùng công nghệ trọng điểm, đặc khu kinh tế. Các nhà máy nhà xưởng xây dựng đòi hỏi độ chính xác và độ an toàn cao do vậy không thể thiếu bước giám sát các công đoạn thi công xây dựng.


      Vì vậy hầu hết các dự án xây dựng nhà máy đều có các hạng mục thi công sau:


      – Theo dõi việc thi công của các nhà thầu thi công trên công trình.
      – Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng.
      – Giám sát năng lực của nhà thầu thi công so với với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
      – Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt do nhà thầu thi công cung cấp.
      – Giám sát biện pháp thi công.
      – Giám sát quá trình triển khai công việc ở hiện trường phải đúng theo thiết kế, biện pháp thi công đã được phê duyệt.
      – Xác nhận bản vẽ hoàn công.
      – Tổ chức nghiệm thu.
      – Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu của nhà thầu thi công;
      – Phát hiện sai sót, bất hợp lí về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu điều chỉnh.
      – Tổ chức kiểm định lại khi nghi ngờ về chất lượng công trình.
      – Chủ trì giải quyết vướng mắc giữa các bên liên quan.

      Một quy trình giám sát đạt chuẩn sẽ đảm bảo dự án thi công được hoàn thiện theo đúng tiến độ, chất lượng và sự an toàn tối đa.

      Các yếu tố mà kỹ sư giám sát cần phải đảm bảo trong quy trình này bao gồm:

      – Chịu trách nhiệm, theo dõi, kiểm soát khối lượng của toàn bộ công trình.
      – Đảm bảo được tiến độ, thời gian thi công theo đúng hợp đồng đã ký.
      – Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, các công việc thi công tại công trình.
      – Người chịu trách nhiệm giám sát cần có chứng chỉ hành nghê theo đúng quy định pháp luật.
      https://www.songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung/

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016