• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Kết quả 1 đến 9 của 9
    1. #1
      Tham gia
      07-12-2010
      Địa chỉ
      www.CIEHBU.EDU.VN
      Bài viết
      31
      Cảm ơn
      5
      Được cảm ơn 15 lần, trong 9 bài

      Mặc định Chuyên Đề : CHỐNG SÉT.

      NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN :

      1.Sự hình thành sét :
      Sét là một dạng phóng điện tia lửa trong không khí với khoảng cách rất lớn. Quá trình phóng điện có thể xảy ra trong đám mây giông, giữa các đám mây với nhau và giữa đám mây với đất. Ở đây ta chỉ xét sự phóng điện giữa mây và đất.
      Có hai loại mây giông :
      + Giông nhiệt: Hình thành từ các luồng khí nóng ẩm bốc lên do sự đốt nóng của ánh nắng mặt trời.
      + Giông front: Hình thành do sự gặp nhau của những luồng không khí nóng ẩm với luồng không khí năng.
      Sau khi đạt độ cao nhất định (khoảng vài km trở lên, vùng nhiệt độ âm) luồng không khí ẩm này bị lạnh đi, hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước li ti hoặc thành các tinh thể băng và tạo thành các đám mây dông.
      Theo kết quả quan trắc từ 80 - 90% các đám mây giông tích điện tích âm bên dưới.
      2. Các giai đoạn phát triển của sét :
      a) Giai đoạn phóng tia tiên đạo :
      Ban đầu xuất phát từ mây giông một tia tiên đạo sáng mờ, phát triển thành từng đợt gián đoạn về phía mặt đất, với tốc độ trung bình khoảng 105 - 106m/s. Kênh tiên đạo là một dòng plasma mật độ điện khoảng 1013 1014 ion/m3, một phần điện tích âm của mây giông tràn vào kênh và phân bố tương đối đều dọc theo chiều dài của nó.
      Thời gian phát triển của tia tiên đạo mỗi đợt kéo dài trung bình khoảng 1s.
      Thời gian tạm ngưng phát triển giữa 2 đợt khoảng 30 - 90s.
      Đường đi của tia tiên đạo trong thời gian này không phụ thuộc vào tình trạng mặt đất và các vật trên mặt đất, do đó nó gần như hướng thẳng về phía mặt đất. Cho đến khi tia tiên đạo đạt đến độ cao định hướng thì mới bị ảnh hưởng bởi các vùng điện tích tập trung dưới mặt đất.
      b) Giai đoạn hình thành khu vực ion hóa :
      Dưới tác dụng của điện trường tạo nên bởi điện tích của mây giông và điện tích trong kênh tiên đạo, sẽ có sự tập trung điện tích trái dấu trên vùng mặt đất phía dưới đám mây giông. Nếu vùng đất phía dưới có điện dẫn đồng nhất thì nơi điện tích tập trung sẽ nằm trực tiếp dưới kênh tiên đạo, nếu vùng đất phía dưới có điện dẫn khác nhau thì điện tích chủ yếu tập trung ở vùng kế cận nơi có điện dẫn cao như vùng quặng kim loại, vùng đất ẩm, ao hồ, sông ngòi, vùng nước ngầm, kết cấu kim loại các tòa nhà cao tầng, cột điện, cây cao bị ướt trong mưa... chính các vùng điện tích tập trung này sẽ định hướng hướng phát triển của tia tiên đạo hướng xuống khi nó đạt đến độ cao định hướng, tia tiên đạo sẽ phát triển theo hướng có điện trường lớn nhất. Do đó các vùng tập trung điện tích sẽ là nơi sét đánh vào.
      Ở những vật dẫn có độ cao như các nhà cao tầng, cột angten các đài phát thì từ đỉnh của nó nơi các diện tích trái dấu tập trung nhiều cũng sẽ đồng thời xuất hiện dòng tiên đạo phát triển hướng lên đám mây giông. Chiều dài của kênh tiên đạo từ dưới lên này tăng theo độ cao của vật dẫn và tạo điều kiện dễ dàng cho sự định hướng của sét vào vật dẫn đó.
      Người ta lợi dụng tính chất chọn của sét để bảo vệ chống sét đánh thẳng cho các công trình bằng cách dùng các thanh kim loại hay dây thu sét bằng kim loại được nối đất tốt, đặt cao hơn công trình cần bảo vệ để hướng sét đánh vào đó mà không phóng vào công trình.
      Khi tia tiên đạo hướng xuống gần mặt đất hay tia tiên đạo hướng lên, thì trong khoảng cách khí ở giữa do cường độ điện trường tăng cao gây lên ion hóa mãnh liệt, dẫn đến sự hình thành một dòng plasma có mật độ điện tích cao hơn nhiều so với mật độ điện tích của tia tiên đạo, điện dẫn của nó tăng lên hàng trăm lần.
      c) Giai đoạn phóng điện ngược :
      Do điện dẫn của nó tăng cao như vậy nên điện tích cảm ứng tràn vào dòng ngược mang điện thế của đất làm cho cường độ trường đầu dòng tăng lên gây ion hóa mãnh liệt và cứ như vậy dòng plasma điện dẫn cao 1016 - 1019 ion/m3 tiếp tục phát triển ngược lên trên theo đường dọn sẵn bởi kênh tiên đạo. Đây là sự phóng điện ngược hay phóng điện chủ yếu. Vì mật độ điện tích caođốt nóng mãnh liệt cho nên tia phóng điện chủ yếu sáng chói ( đó chính là chớp ).
      Tốc độ phát triển của kênh phóng điện ngược vào khoảng 1,5 . 107 1,5.108 m/s tức là nhanh gấp trên trăm lần tốc độ phát triển của kênh tiên đạo. Khi kênh phóng điện chủ yếu lên tới đám mây thì số điện tích còn lại của đám mây sẽ theo kênh phóng điện chạy xuống đất và tạo nên dòng điện có trị số nhất định.
      Kết quả quan trắc cho thấy rằng: phóng điện sét thường xảy ra nhiều lần kế tiếp nhau trung bình là 3 lần. Các lần phóng điện sau có dòng tiên đạo phát triển liên tục ( không phải từng đợt như lần đầu ), không phân nhánh và theo đúng qũy đạo của lần đầu nhưng với tốc độ cao hơn ( 2. 106m/s). Điều này được giải thích: đám mây giông có thể có nhiều trung tâm điện tích khác nhau hình thành do các dòng không khí xoáy trong mây. Lần phóng điện đầu tiên dĩ nhiên sẽ xảy ra giữa đất và trung tâm điện tích có cường độ điện trường cao nhất. Trong giai đoạn phóng điện tiên đạo thì hiệu điện thế giữa các trung tâm này vơí các trung tâm khác không thay đổi và ít có ảnh hưởng qua lại. Nhưng khi kênh phóng điện chủ yếu đã lên đến mây thì trung tâm điện tích đầu tiên của đám mây thực tế mang điện thế của đất, điều này làm cho hiệu thế giữa trung tâm điện tích đã phóng tới trung tâm điện thế lân cận tăng lên và có thể dẫn đến phóng điện giữa chúng với nhau. Trong khi đó thì kênh phóng điện cũ vẫn còn một điện dẫn nhất định do sự khử ion chưa hoàn toàn, nên phóng điện tiên đạo lần sau theo đúng quỹ đạo đó, liên tục và với tốc độ lớn hơn lần đầu.

      ( còn tiếp )

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:

      Email :Admin@ciehbu.edu.vn......
      tạm biệt mãi mãi

    2. The Following 5 Users Say Thank You to xuantruong For This Useful Post:


    3. #2
      Tham gia
      13-11-2010
      Bài viết
      89
      Cảm ơn
      400
      Được cảm ơn 48 lần, trong 34 bài

      Mặc định Ðề: Chuyền Đề : CHỐNG SÉT.

      mình đc học kỹ thuật cao áp set có 3 gđ đó là

      1 gd hình thành tia tiên đạo

      2 gd pd ngược

      3 gd kết thúc
      Việc làm thì không bao giờ thiếu cả quan trọng là có chịu làm hay không thôi ?

    4. #3
      Tham gia
      31-10-2010
      Bài viết
      1,323
      Cảm ơn
      1,253
      Được cảm ơn 1,514 lần, trong 707 bài

      Mặc định Ðề: Chuyền Đề : CHỐNG SÉT.

      Anh Trường ơi,
      Các số liệu 10 luỹ thừa mình ghi sửa thành E đi cho dễ đọc, nha anh.

    5. #4
      Tham gia
      07-12-2010
      Địa chỉ
      www.CIEHBU.EDU.VN
      Bài viết
      31
      Cảm ơn
      5
      Được cảm ơn 15 lần, trong 9 bài

      Mặc định Ðề: Chuyền Đề : CHỐNG SÉT.

      tiếp tục .......
      3. Các thông số sét :
      Khi tính toán bảo vệ chống sét thông số chính cần chú ý là dòng điện sét có phạm vi giới hạn rất rộng, biên độ dòng sét có thể lên đến 200-300 KA. Tuy nhiên phần lớn trường hợp gặp sét đánh ở trị số 50 KA, sét có dòng điện từ 100 KA trở lên rất hiếm xảy ra. Do đó trong tính toán thường lấy dòng điện sét bằng 50 KA.
      Dòng điện sét có dạng một sóng xung. Thường trong khoảng vài ba micro giây dòng điện tăng nhanh đến trị số cực đại tạo thành phần đầu sóng, sau đó giảm chậm trong khoảng 20 - 100 s tạo nên phần đuôi sóng.
      Các thông số chủ yếu :
      ¨Biên độ dòng sét : là giá trị lớn nhất của dòng điện sét.
      ¨Thời gian đầu sóng (tds) : là thời gian dòng sét tăng từ 0 đến giá trị cực đại.
      ¨ Độ dốc dòng điện sét : a = dis/dt
      ¨ Độ dài dòng điện sét (ts) : là thời gian từ đầu dòng điện sét đến khi dòng điện giảm bằng 1/2 biên độ.
      a) Biên độ dòng sét và xác suất xuất hiện :
      Dòng điện sét có trị số lớn nhất vào lúc kênh phóng điện chủ yếu đến trung tâm điện tích của đám mây giông.
      Để đo biên độ dòng sét người ta dùng rộng rãi hệ thống điện thiết bị ghi từ.
      Xác suất xuất hiện dòng sét có thể tính gần đúng theo công thức :
      ¨ Cho vùng đồng bằng : VI = e-Is/26 = 10-is/60
      ¨ Cho vùng núi cao : VI = 10-Is/30
      b) Độ dốc đầu sóng dòng điện sét (a) và xác suất xuất hiện :
      Để đo độ dốc dòng điện sét người ta thường dùng một khung bằng dây dẫn nối vào một hoa điện kế.
      Xác suất xuất hiện độ dốc có thể tính theo:
      + Cho vùng đồng bằng : Va = e-a/15,7 = 10 -a/36
      + Cho vùng núi cao : Va = 10-a/18
      c) Cường độ hoạt động của sét :
      Cường độ hoạt động của sét được biểu thị bằng số ngày trung bình có dông sét hàng năm hoặc bằng tổng số giờ trung bình có dông sét hàng năm.
      Số lần sét đánh trong một năm vào công trình :

      N = {( W+3hx)(L+3hx)n}/106

      trong đó :
      W:chiều rộng của công trình
      L:chiều dài của công trình
      hx:chiều cao tính toán của công trình
      n:số lần sét đánh trung bình trên 1km2 trong năm xảy ra ở địa phương
      Mật độ của sét là số lần sét đánh trung bình trên một đơn vị diện tích mặt đất (1km2) trong một ngày sét.
      Cường độ sét cũng như mật độ sét thay đổi theo vùng lãnh thổ.
      4. Các tác hại do sét :
      a) Khi sét đánh trực tiếp :
      Do năng lượng của một cú sét lớn nên sức phá hoại của nó rất lớn khi một công trình bị sét đánh trực tiếp có thể bị ảnh hưởng đến độ bền cơ khí, cơ học của các thiết bị trong công trình, nó có thể phá hủy công trình, gây cháy nổ...trong đó :
      ·Biên độ dòng sét ảnh hưởng vấn đề quá điện áp xung và ảnh hưởng đến độ bền cơ khí của các thiết bị trong công trình.
      ·Thời gian xung sét ảnh hưởng đến vấn đề quá điện áp xung trên các thiết bị.
      ·Thời gian tồn tại của xung sét thì ảnh hưởng đến độ bền cơ học của các thiết bị hay công trình bị sét đánh.
      ·Ngoài ra, khả năng cháy nổ cũng xảy ra rất cao đối với công trình bị sét đánh trực tiếp.
      b) Ảnh hưởng do sự lan truyền sóng điện từ gây bởi dòng điện sét :
      Khi xảy ra phóng điện sét sẽ gây nên một sóng điện từ tỏa ra xung quanh với tốc độ rất lớn, trong không khí tốc độ của nó tương đương tốc độ ánh sáng. Sóng điện từ truyền vào công trình theo các đường dây điện lực, thông tin... gây quá điện áp tác dụng lên các thiết bị trong công trình, gây hư hỏng đặc biệt đối với các thiết bị nhạy cảm: thiết bị điện tử, máy tính cũng như mạng máy tính ... gây ra những thiệt hại rất lớn.
      ( còn tiếp )
      Email :Admin@ciehbu.edu.vn......
      tạm biệt mãi mãi

    6. The Following 3 Users Say Thank You to xuantruong For This Useful Post:


    7. #5
      Tham gia
      01-08-2010
      Bài viết
      63
      Cảm ơn
      39
      Được cảm ơn 90 lần, trong 28 bài

      Talking Ðề: có ai giúp tôi

      Trích dẫn Gửi bởi trongtu_epu Xem bài viết
      có bác nào biết về cuộn tam giác hở trong máy biến điện áp cho mạch 3 pha co tác dụng gì ko?
      Em chỉ bình luận những vấn đề nằm trong khả năng của mình vậy thôi nếu đúng thì Thanks cái còn nếu chưa đúng thì ta cùng nhau trao đổi tiếp bác nhé.
      Theo mình dc biết thì cuộn tam giác hở trong máy biến điện áp cho mạch 3 pha này theo lý thuyết thì nó đóng vai trò làm hạn chế các thành phần sóng bậc cao đó bác, điển hình thành phần sóng bậc cao là bậc lẻ đó.
      Click "thank" nếu bài này giúp ích cho ban!

    8. Những thành viên đã cảm ơn baophuong_skill vì bài viết hữu ích:


    9. #6
      Tham gia
      21-07-2010
      Bài viết
      107
      Cảm ơn
      14
      Được cảm ơn 64 lần, trong 43 bài

      Mặc định Ðề: có ai giúp tôi

      Trích dẫn Gửi bởi baophuong_skill Xem bài viết
      Em chỉ bình luận những vấn đề nằm trong khả năng của mình vậy thôi nếu đúng thì Thanks cái còn nếu chưa đúng thì ta cùng nhau trao đổi tiếp bác nhé.
      Theo mình dc biết thì cuộn tam giác hở trong máy biến điện áp cho mạch 3 pha này theo lý thuyết thì nó đóng vai trò làm hạn chế các thành phần sóng bậc cao đó bác, điển hình thành phần sóng bậc cao là bậc lẻ đó.
      Bác nhầm rồi bác ơi cái bác nói là cuộn tam giác chứ hổng phải cuộn tam giác hở ,cuộn tam giác hở là để lấy điện áp thứ tự không cho bảo vệ chạm đất
      “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”

    10. The Following 2 Users Say Thank You to nobita@ For This Useful Post:


    11. #7
      Tham gia
      15-06-2011
      Bài viết
      14
      Cảm ơn
      7
      Thanked 2 Times in 1 Post

      Mặc định Ðề: Chuyên Đề : CHỐNG SÉT.

      cho mình hỏi tý , mình đang làm Chống sét sữ dụng kim thu sét phát xạ sớm . Nhưng bị vướng chổ tính "Cấp bảo vệ (D) " và ∆T .
      1 . cái ∆T thì ghi là có trong catalog của nhà sx , nhưng mình tìm ko ra . Thấy có ghi là "∆T ko được quá 60 micro giây " vậy mình mão đại cho nó 1 giá trị đc ko ???
      2, còn cái cấp bảo vệ thì mình bó chiếu , chỉ biết tính D của kim franklin thường thui ....
      help me !!!!

    12. The Following 2 Users Say Thank You to lenhay1990 For This Useful Post:


    13. #8
      Tham gia
      22-04-2011
      Bài viết
      13
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 2 lần, trong 2 bài

      Mặc định Ðề: Chuyên Đề : CHỐNG SÉT.

      Phần giới thiệu nhiều quá, chờ mãi vẫn chưa thấy vào chuyên đề

    14. #9
      Tham gia
      27-05-2011
      Địa chỉ
      HCM
      Bài viết
      86
      Cảm ơn
      11
      Được cảm ơn 54 lần, trong 30 bài

      Mặc định Ðề: Chuyên Đề : CHỐNG SÉT.

      Trích dẫn Gửi bởi lenhay1990 Xem bài viết
      cho mình hỏi tý , mình đang làm Chống sét sữ dụng kim thu sét phát xạ sớm . Nhưng bị vướng chổ tính "Cấp bảo vệ (D) " và ∆T .
      1 . cái ∆T thì ghi là có trong catalog của nhà sx , nhưng mình tìm ko ra . Thấy có ghi là "∆T ko được quá 60 micro giây " vậy mình mão đại cho nó 1 giá trị đc ko ???
      2, còn cái cấp bảo vệ thì mình bó chiếu , chỉ biết tính D của kim franklin thường thui ....
      help me !!!!
      không thể mạo thông số ∆T được.
      http://vutranthuan.blogspot.com/2011...-va-pdc-e.html
      or
      http://www.ingesco.com/en/preguntas-frecuentes
      catalogues tiếng việt thì chắc là không có.
      "∆T ko được quá 60 micro giây " - tham khảo thêm tại đây

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Các Chủ đề tương tự

    1. Đồ án TN chuyên ngành HTĐ chuyên đề : Thiết kế HTCCĐ cho NM liên hợp dệt
      Bởi htvnn09 trong diễn đàn ĐỒ ÁN - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
      Trả lời: 4
      Bài cuối: 18-04-2012, 09:25
    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016