• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 16
    1. #1
      Tham gia
      13-12-2010
      Bài viết
      6
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 4 lần, trong 4 bài

      Mặc định Cho hỏi công nghệ nối cáp điện, đầu cốt cao thế?

      Chào các bạn!
      Tôi là chuyên gia về Công nghệ vật liệu và gia công áp lực, không phải chuyên gia về điện muốn hỏi các bạn am hiểu về công nghệ nối cáp điện cao thế (cáp nhôm, cáp nhôm-thép, cáp nhôm gia cường thép....), nối đầu cốt kích cỡ lớn cho các đường dây tải điện cao thế. Xin cho tôi hỏi ở Việt Nam ta sử dụng công nghệ nào? Các bạn có thể cho mình xem hình được không? Các phụ kiện đường dây đi kèm để nối cáp và đầu cốt?
      Cám ơn nhiều!

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:


    2. Những thành viên đã cảm ơn bambit_vol vì bài viết hữu ích:


    3. #2
      Tham gia
      14-12-2010
      Bài viết
      2
      Cảm ơn
      0
      Thanked 1 Time in 1 Post

      Mặc định Ðề: Cho hỏi công nghệ nối cáp điện, đầu cốt cao thế?

      ở việt nam hiện nay chưa có công nghệ nào mới cả chỉ dùng đầu cốt đồng nhôm ép và dùng bulông để bắt . hoặc dùng ống nối bằng nhôm để nối

    4. Những thành viên đã cảm ơn vodanh88 vì bài viết hữu ích:


    5. #3
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      Cung trăng
      Bài viết
      2,407
      Cảm ơn
      1,147
      Được cảm ơn 3,856 lần, trong 1,432 bài

      Mặc định Ðề: Cho hỏi công nghệ nối cáp điện, đầu cốt cao thế?

      Thường dùng máy ép cosse thủy lực pác ơi.

    6. Những thành viên đã cảm ơn quocthai vì bài viết hữu ích:


    7. #4
      Tham gia
      13-12-2010
      Bài viết
      6
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 4 lần, trong 4 bài

      Mặc định Ðề: Cho hỏi công nghệ nối cáp điện, đầu cốt cao thế?

      Xin cũng hỏi thêm anh em. Khi sử dụng bulong để bắt hoặc dùng máy ép thủy lực để ép ống nhôm, đầu cốt nhôm-đồng để nối hai đầu dây điện cao áp (110, 220, 500kV và lớn hơn) thì tổn thất điện năng ở chỗ nối (bắt bulong, chỗ ép ống nhôm bằng thủy lực) thế nào? Có hay phải bảo dưỡng không (bị ăn mòn, hoen gỉ)? Khi thi công, sửa chữa đường dây trong địa hình phức tạp (đồi núi, rừng...) thì có khó khăn và tốn kém không?
      Hiện nay, ở nước ngoài có sử dụng công nghệ ghép nối bằng năng lượng nổ. Anh em trong nghề có biết công nghệ đấy không? Ở VN đa có khi nào nói đến và thực thi chưa?

    8. Những thành viên đã cảm ơn bambit_vol vì bài viết hữu ích:


    9. #5
      Tham gia
      31-10-2010
      Bài viết
      1,323
      Cảm ơn
      1,253
      Được cảm ơn 1,514 lần, trong 707 bài

      Mặc định Ðề: Cho hỏi công nghệ nối cáp điện, đầu cốt cao thế?

      Trích dẫn Gửi bởi bambit_vol Xem bài viết
      Xin cũng hỏi thêm anh em. Khi sử dụng bulong để bắt hoặc dùng máy ép thủy lực để ép ống nhôm, đầu cốt nhôm-đồng để nối hai đầu dây điện cao áp (110, 220, 500kV và lớn hơn) thì tổn thất điện năng ở chỗ nối (bắt bulong, chỗ ép ống nhôm bằng thủy lực) thế nào? Có hay phải bảo dưỡng không (bị ăn mòn, hoen gỉ)? Khi thi công, sửa chữa đường dây trong địa hình phức tạp (đồi núi, rừng...) thì có khó khăn và tốn kém không?
      Em chỉ là công nhân làm công, nên chắc chắn câu trả lời của em không có tính bao quát hết tình hình đấu nối trên hệ thống điện Việt Nam. Em chỉ tham gia góp một ý, anh chị nào có hiểu biết nhiều hơn thì cùng tham gia thảo luận. (Đề tài này trong web của chúng ta có thảo luận hay chưa em cũng chưa kịp đọc hết).

      Phạm vi giới hạn câu trả lời của em chỉ nằm gói gọn trong những cái mà em thấy ở cấp điện áp 110kV và 220KV:

      - Ở các mối nối, em chưa thấy có thiết bị, dụng cụ để kiểm tra tổn thất điện năng, chỉ kiểm tra nhiệt độ mối nối. Nhiệt độ mối nối phụ thuộc vào điều kiện môi trường, dòng tải và chất lượng mối nối.

      - Có 02 cách nối:
      + Dùng máy ép thuỷ lực để ép ống nhôm: Loại này sử dụng cho các mối nối có thể thực hiện gia công được ở mặt đất, sau đó đem lắp đặt vào vị trí trên đường dây;
      + Dùng kẹp và bulông: Đối với các mối nối mà không sử dụng ống nhôm để ép được thì dùng loại này.

      - Chất lượng mối nối:
      + Nếu dùng máy ép thuỷ lực để ép ống nhôm thì chất lượng mối nối phụ thuộc nhiều vào người thi công: Đoạn cáp nhét vào ống nhôm có đủ chiều dài hay không? Lực ép có đủ hay không?
      +Nếu dùng kẹp và bulông, khi lắp đặt, người ta bôi một lớp compaos vào bề mặt tiếp xúc của kẹp, rồi dùng bulông siết đầu cốt. Chất lượng mối nối trong trường hợp này phụ thuộc rất nhiều vào compaos.

      Cụ thể: Khi người công nhân thi công bôi 1 lớp compaos mỏng và đều thì mối nối làm việc rất tốt; Nếu bôi compaos quá dày thì sau khoảng 2-3 năm, lớp compaos khô cứng, dẫn điện kém, nhiệt độ mối nối tăng cao. Trong lúc đấu các điểm nối, người công nhân phải leo lên đường dây, treo người lên đường dây để làm việc. Do đó bôi compaos không đều là điều khó tránh khỏi.

      - Về việc xử lý nhiệt độ cao ở các mối nối: Thông thường, các mối nối bị nóng đỏ (trên 90 độ) là các mối nối cũ, các bulông bị rỉ sét, khó mở. Do đó, thông thường người công nhân sẽ dùng máy cưa tạo một vết cắt trên thân bulông, sau đó vặn gãy bulông, vệ sinh đầu cốt, bôi compaos, và lắp lại.
      Sửa lần cuối bởi langmantuoi50; 19-12-2010 lúc 22:03.
      iem hổng biết gì hết chơn á.

    10. The Following 5 Users Say Thank You to langmantuoi50 For This Useful Post:


    11. #6
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      nhà của Papa và Maman
      Bài viết
      2,597
      Cảm ơn
      1,022
      Được cảm ơn 4,498 lần, trong 1,584 bài

      Mặc định Ðề: Cho hỏi công nghệ nối cáp điện, đầu cốt cao thế?

      Tổn thất điện năng chỗ mối nối được kiểm tra bằng máy đo microohmmetter khi mới nối, và kiểm tra bằng camera hồng ngoại khi vận hành.

      Lớp compound bôi lên mối nối nhôm thường là mỡ trung tính có trộn bột nhôm và thêm cái gì nữa, Nhóc không biết. nếu bôi dấy quá, thì khi siết ép, lớp mỡ dư sẽ bị ép ra ngoài. Loại này dùng để bôi vào các mối nối nhôm - nhôm.

      Riêng các mối nối đồng - nhôm thì phức tạp hơn, Nhóc cũng chưa hiểu hết các cơ chế của nó, chỉ biết cũng dùng mỡ bảo vệ để tránh ăn mòn điện hóa. Một số nhà chế tạo có làm sẵn các bản đầu cosse có sẵn mối nối hàn đồng thau - nhôm, để chỗ tiếp xúc khi lắp bu lông chỉ còn là nhôm nhôm.

      Với các thiết bị dòng nhỏ, Nhóc thấy người ta còn sản xuất thêm các miếng đệm hai kim loại khác nhau (đồng nhôm). Mặt đồng sẽ tiếp xúc với đồng, mặt nhôm tiếp xúc với nhôm.
      Nhóc thích xí xọn,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu các anh.
      Hi hi hi....

    12. The Following 9 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:


    13. #7
      Tham gia
      28-11-2010
      Bài viết
      4
      Cảm ơn
      1
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: Cho hỏi công nghệ nối cáp điện, đầu cốt cao thế?

      cám ơn,nhờ đó mà biết thêm cahuts ít

    14. #8
      Tham gia
      15-12-2010
      Bài viết
      1
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: Cho hỏi công nghệ nối cáp điện, đầu cốt cao thế?

      bác định tham gia vào công nghệ thực hiện các mối nối cho hệ thống điện lực của Việt Nam rùi.

    15. #9
      Tham gia
      31-10-2010
      Bài viết
      1,323
      Cảm ơn
      1,253
      Được cảm ơn 1,514 lần, trong 707 bài

      Mặc định Ðề: Cho hỏi công nghệ nối cáp điện, đầu cốt cao thế?

      Sưu tầm được một ít hình, post lên cho mọi người cùng xem.
      Luồn cáp vào ống nhôm rồi ép, được sản phẩm như vầy nè:


      Và đây là 02 kiểu kẹp dùng cho việc nối cáp:


      Còn đây là 02 kiểu kẹp dùng cho việc nối cáp vào thiết bị (kẹp được đi kèm với thiết bị):
      Sửa lần cuối bởi langmantuoi50; 22-12-2010 lúc 20:21. Lý do: Viết ghi chú.
      iem hổng biết gì hết chơn á.

    16. The Following 6 Users Say Thank You to langmantuoi50 For This Useful Post:


    17. #10
      Tham gia
      09-07-2010
      Địa chỉ
      Hạ Long
      Bài viết
      213
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 306 lần, trong 87 bài

      Mặc định Ðề: Cho hỏi công nghệ nối cáp điện, đầu cốt cao thế?

      Mình bổ sung thêm tí nha:
      - Đầu cosse đồng nhôm thực ra là 2 miếng đồng nhôm được làm sạch tiêu chuẩn, ép vào nhau và gia nhiệt. Trong thực tế vận hành đã gặp trường hợp 2 miếng này tách nhau ra. Mỡ bôi ở điểm tiếp xúc đồng nhôm, đầu cosse... là mỡ trung tính mục đích là phủ lên tránh tiếp xúc với không khí -> Chống rỉ và ...
      - Mình nghe thấy mọi người nói nối băng công nghệ nổ. Cái này mình nhìn thấy rồi người ta gọi đó là hàn hóa nhiệt Cadwell, cái này chỉ dùng cho dây đồng thôi (trước có giám sát làm hố tiếp địa tầng sâu thấy họ hàn dây M70 bằng cách này).
      Lỗ có 25.000 nghìn tỷ thôi mà! Ầm ĩ lên làm gì?

    18. Những thành viên đã cảm ơn toanga vì bài viết hữu ích:


    Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Các Chủ đề tương tự

    1. Chứng chỉ hành nghề M&E
      Bởi shang_wings trong diễn đàn THẢO LUẬN VỀ CƠ ĐIỆN - M&E
      Trả lời: 7
      Bài cuối: 25-08-2016, 11:50
    2. Em học Cao Đẳng Nghề Liên Thông .. Thế Sau nầy Em có thể liên thông đc k các Đại ca Kỹ Sư Điện
      Bởi 01266667776 trong diễn đàn Giao lưu - gặp gỡ anh em kỹ sư điện
      Trả lời: 1
      Bài cuối: 07-08-2013, 10:15
    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016