Kết quả 1 đến 10 của 18
-
13-12-2010, 09:59 #1
động cơ kôồng bộ- máy phát đồng bộ
tại sao trogn các nhà máy thường thì người ta dùng động cơ không đồng bộ nhưng khiử dụng máy phát lại sử dụng động cơ đồng bộ nhỉ.
có ai biết không ta.-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Làm sao để công tơ điện chạy chậm lại! giá điện nhà trọ cao quá
- Trao đổi - thắc mắc: ĐẤU ĐIỆN SỐNG !!!
- Xin mạch điện 1 ổ cắm và 2 công tắc ( có bản vẽ chi tiết )
- mạch đèn cầu thang
- Đấu dây quạt trần và quạt bàn ....?
- đảo chiều động cơ điện một pha
- cách xác dịnh đầu dây động cơ
- điện áp pha điện áp dây là gì?
- Giúp em về mạch điều khiển sử dụng rơle thời gian !!!
- Mạch cầu thang 3 công tắc 2 bóng đèn !
- xin mạch ổ khóa chống trộm của xe máy.
- Xin hỏi về cách chọn mua CB chống giật
- cách tra bạc đạn theo kích thước trục và đường kính ngoài
- Cách đọc chỉ số công tơ điện
- Tìm bản vẻ điện nhà khoảng 3 tấm
-
Những thành viên đã cảm ơn turo_thanh vì bài viết hữu ích:
-
-
13-12-2010, 11:05 #2
Ðề: động cơ kôồng bộ- máy phát đồng bộ
-
Những thành viên đã cảm ơn laoton2010 vì bài viết hữu ích:
-
13-12-2010, 11:14 #3
Ðề: động cơ kôồng bộ- máy phát đồng bộ
có học máy điện rùi nên mới hỏi đó. người ta hok biết mới hỏi đừng nói vậy chứ. đâu bạn giải thik thử đi.
+++---o0o---+++
động cơ không đồng bộ rất tốt khi làm động cơ : tốt như thế nào
nếu tui dùng động cơ không đồng bộ làm máy phát tui cũng có thể điều chỉnh được tốc độ của nó mà. đâu nhất thiết phải dùng động cơ đồng bộ đâu
-
Những thành viên đã cảm ơn turo_thanh vì bài viết hữu ích:
-
13-12-2010, 11:22 #4
Ðề: động cơ kôồng bộ- máy phát đồng bộ
Máy điện có tính 2 chiều,có thể làm việc ở chế độ máy phát hoặc động cơ.Nhưng máy KDB ko được dùng làm máy phát do đặc tính của nó
Máy điện KDB được dùng nhiều vì giá rẻ,dể chế tạo,bảo dưởng
Còn máy DB thì :giá 1 cái có khi bằng 2 cái KDB,dây quấn thì phức tạp,đòi hỏi nguồn kích từ
-
Những thành viên đã cảm ơn MrThach vì bài viết hữu ích:
-
13-12-2010, 11:25 #5
-
13-12-2010, 11:43 #6
Ðề: động cơ kôồng bộ- máy phát đồng bộ
Xin trả lời cho bạn Turo_thanh thế này:
Trước tiên, cả hai loại máy điện đồng bộ và không đồng bộ đều có thể sử dụng để làm động cơ và máy phát.
Tuy thế, người ta thường dùng máy không đồng bộ làm động cơ và máy đồng bộ làm máy phát. Lý do như sau:
Máy điện không đồng bộ, tự thân nó không có từ trường phần cảm (rotor), từ trường này được sinh ra do sự cảm ứng điện từ giữa rotor và từ trường stator. Do vậy, nó phù hợp để làm động cơ với dòng điện stator được cấp từ nguồn điện vào. Để làm máy phát thì nó không phù hợp vì tự thân nó không có từ trường, nên muốn phát ra điện sẽ phải phụ thuộc vào dòng điện cấp từ lưới.
Máy điện đồng bộ, bản thân nó có từ trường độc lập (kích từ nguồn DC riêng hoặc nam châm vĩnh cửu). Do vậy, nó có thể nhận năng lượng cơ từ trục và phát điện một cách độc lập. Do đó, nó phù hợp để làm máy phát điện.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa người ta không dùng máy không đồng bộ làm máy phát và máy đồng bộ làm động cơ.
Trên thực tế, động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu ngày nay được dùng càng lúc càng nhiều, đặc biệt ở những hệ truyền động cần điều khiển chính xác như truyền động servo, máy công cụ CNC, robot, truyền động kéo cho ô tô điện, tàu điện, .v.v. Các loại PM motor, IPM motor, BLDC motor, SynCrel motor, .v.v. đang được nghiên cứu rất mạnh.
Với máy điện không đồng bộ, để dùng làm máy phát, người ta dùng cấu trúc cấp nguồn kép, tức là cấp điện vào cả rotor và stator, gọi là Double Fed Induction Machine (DFIM), loại máy phát này được nghiên cứu nhiều trong các hệ máy phát điện sức gió (wind generator). Còn nó có ưu điểm gì, tại sao các máy phát sức gió hay dùng thì tôi cũng không rõ.
-
The Following 5 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:
-
13-12-2010, 21:19 #7
Ðề: động cơ kôồng bộ- máy phát đồng bộ
Thanks Bảo Huy!
Các máy phát thủy điện lớn hiện nay k0 còn dùng máy phát 1 chiều để kích từ độc lập nữa mà dùng máy biến áp kích từ (lấy điện quay lại từ thanh cái máy phát hoặc từ lưới về)... rất tiện lợi và kết cấu nhỏ gọn, nhưng có cái dở là không khởi động đen được... cho mình hỏi là trong trường hợp sự cố rã lưới, máy phát đã nhảy ra khỏi lưới rồi thì mồi từ bằng ắc quy dự phòng có được không? Phải làm những động tác gì (giả sử từ dư k0 đáng kể)???
-
Những thành viên đã cảm ơn laoton2010 vì bài viết hữu ích:
-
13-12-2010, 21:27 #8
Ðề: động cơ kôồng bộ- máy phát đồng bộ
Máy điện mà pác Mỹ Hầu Vương nói, gọi là kích thích tĩnh.
Khi khởi động, nó vẫn thường phải mồi bằng bình ắc quy. Người ta thường lấy hệ thống DC điều khiển trong nhà máy để mồi. Sau khi mồi thì điện áp sẽ tự nuôi.
-
Những thành viên đã cảm ơn quocthai vì bài viết hữu ích:
-
13-12-2010, 21:50 #9
Ðề: động cơ kôồng bộ- máy phát đồng bộ
Máy phát điện bi h cũng thường được chế tạo với 2 nhiệm vụ ở 2 chế độ: phát điện và chạy bù công suất phản kháng.
Trong chế độ chạy bù, máy phát chạy ở chế độ động cơ tiêu thụ điện từ lưới về, cho em hỏi là lúc này rotor của nó được nối như thế nào hay ngắt hẳn ra khỏi kích từ???
-
Những thành viên đã cảm ơn laoton2010 vì bài viết hữu ích:
-
14-12-2010, 09:15 #10
-
Những thành viên đã cảm ơn baohuy_pla vì bài viết hữu ích: