Kết quả 1 đến 10 của 37
-
16-12-2010, 13:51 #1
Hai đường thẳng // có bao giờ gặp nhau?
Em đang có 1 cuộc tranh luận với bạn em.
Em để cái status ở facebook là: " 2 đường thăng song song, nếu trong hình học phẳng, chẳng bao giờ nó gặp được nhau, nhưng nếu là hình học phi lôgic ( đường chân trời) thì nó sẽ gặp nhau. Vậy bạn chọn hình học phẳng hay hình học phi lôgic??"
Thì bạn em nói::Thuy Lien: Là 2 đường thẳng song song thì có thể nhìn thấy nhau ...
Cô Đơn: chậc chậc m phải chọn hình học phẳng hay phi logic chứ? vì t nói ở đây đều là 2 đường // mà :-ss
Thuy Lien:Sao lại phải chọn? Hai đường thẳng song song vẫn luôn gặp nhau o 1 điểm mà....
Cô Đơn: gặp ở đâu :-s, kể cả ở hình học PHẲNG á ???
Thuy Lien: Thằng NCT nó bảo tao là 2 đt song song cắt nhau ở tâm trái đất ...2 đt song song cắt nhau ở tâm trái đất ...
Nếu vậy thì nó thuộc hình học phẳng hay phi logic hay hình học gì???
Em dốt lắm nên mọi người giải thích đơn giản, cặn kẽ giùm em với nhé!!!
Pleaseeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee
Còn ĐÂY là kết quả google!-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- NHẬT KÝ online của wĐ-er
- Con trai webdien có biết nấu ăn???
- Thức đêm cùng Webdien.com
- Giao lưu với HỘI LIÊN HIỆP "Các Bóng Hồng webdien"
- NHẬT KÝ những buổi nhậu!
- Dành cho các bạn thử gõ bài viết mới và thử chữ ký.
- Phòng ĐIỂM DANH và ĐĂNG KÝ nick HỒNG hội BÓNG HỒNG web.điện
- Các "Mod mới" và các nick lên màu "rửa" chức với member webdien
- Khi Việt Nam là một cường quốc
- "Điện" là gì?
- :((. Khi BUỒN THÊ THẢM, các member WD thường làm gì???
- Cho THUÊ NICK " Tiểu Thư Kiêu Kỳ" - Mại Dzô
- Người t a có mấy mạng?
- Tâm trạng khi nhìn trời mưa:
- Thuyết tương đối hẹp của einstein sụp đổ
Hãy sống hết lòng với nhau.
Trăm năm trước thì ta chưa gặp
Trăm năm sau biết gặp lại không
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau.
-
-
16-12-2010, 14:06 #2
Ðề: Hai đường thẳng // có bao giờ gặp nhau?
Bé Cô đơn nhớ nhầm rồi, không phải là "Hình học phi logic", mà là "Hình học phi Euclid", còn gọi là "Hình học Lobachevsky" (tên cái ông người Nga phát minh ra nó).
Trong hình học phi Euclid, hai đường thẳng song song có thể gặp nhau trong không gian cong.
Cái này là một trong những cơ sở toán học của thuyết tương đối rộng về không-thời gian cong, phức tạp lắm, tớ chẳng hiểu gì cả.
-
Những thành viên đã cảm ơn baohuy_pla vì bài viết hữu ích:
-
16-12-2010, 14:51 #3
Ðề: Hai đường thẳng // có bao giờ gặp nhau?
Xem nội qui box Hỏi đáp về điện tại đây:
http://webdien.com/d/showthread.php?t=12077
-
16-12-2010, 14:56 #4
Ðề: Hai đường thẳng // có bao giờ gặp nhau?
Lâu! Từ rất lâu rồi, em còn nhớ là "Hai đường thẳng song song gặp nhau ở vô cùng".
Oái oăm quá!I'm looking forward to hearing from you......
-
Những thành viên đã cảm ơn yppah vì bài viết hữu ích:
-
16-12-2010, 15:30 #5
Ðề: Hai đường thẳng // có bao giờ gặp nhau?
Cái này em biết từ lúc học cấp 2.
2 đường thẳng song song là 2 đường thằng cắt nhau ở vô cùng ( còn vô cùng là ở đâu thì ko ai biết cả )
Tổng số đo 3 góc trong của 1 tam giác là hằng số bất kỳ.Email :Admin@ciehbu.edu.vn......
tạm biệt mãi mãi
-
Những thành viên đã cảm ơn xuantruong vì bài viết hữu ích:
-
16-12-2010, 15:42 #6
Ðề: Hai đường thẳng // có bao giờ gặp nhau?
I'm looking forward to hearing from you......
-
Những thành viên đã cảm ơn yppah vì bài viết hữu ích:
-
16-12-2010, 22:20 #7
Ðề: Hai đường thẳng // có bao giờ gặp nhau?
Thí dụ cụ thể nhất là 2 đường kinh tuyến sẽ gặp nhau ở Bắc cực và Nam cực.
Hình học phi Euclid có 2 trường phái khác nhau.
Trong hình học Euclid, giả định độ cong của không gian =0. Trong không gian này từ 1 điểm ngoài được thẳng, ta có thể vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với nó mà thôi. Và 2 đường thẳng song song sẽ không bao giờ gặp nhau, nghĩa là không có điểm chung.
Trong hình học Lobachevski, không gian của ông có độ cong âm. Nghĩa là nếu ta vẽ 2 đường thẳng bất kỳ trên không gian đó, thì sẽ có 1 đường cong về phía bên này, và một đường cong về phía bên kia. Thí dụ mặt phẳng trong không gian Euclid đơn thuần là mặt phẳng, nhưng mặt phẳng trong không gian Lobachevski tại điểm khảo sát sẽ có dạng như yên ngựa. Với không gian lobachevski, nếu ta định nghĩa 2 đường thẳng song song là 2 đường trên cùng mặt phẳng mà không có điểm chung, thì từ một điểm ngoài đường thẳng, có thể vẽ vô số đường thẳng song song với nó. Tổng 3 góc của một tam giác sẽ nhỏ hơn 180 º...
Một hệ không gian phi Euclid khác là không gian Riemann. Trong không gian Riemann độ cong của không gian là dương. Nghĩa là nếu ta kẻ 2 đường thẳng thẳng góc bất kỳ, thì 2 đường đó đều cong về một phía. Một mặt phẳng trong không gian Riemann sẽ khép kín lại thành một mặt cầu. Một đường thẳng bất kỳ nào trên mặt phẳng đó cũng đều khép kín thành đường tròn chia mặt cầu thành 2 phần bằng nhau. Do đó, trên mặt phẳng cong đó, hai đường thẳng bất kỳ đều gặp nhau tại 2 điểm. Và nói chung là không có đường thẳng song song. Tổng của 3 góc trong một tam giác sẽ lớn hơn 180 º...
Tuy nhiên hình học phi Euclid không dừng lại ở chỗ không gian 2 chiều. Những khái niệm như trên chỉ để mọi người hình dung ra cái gọi là không gian cong. Theo như thuyết tương đối của Einstein, thì không gian chúng ta sống không phẳng, mà có độ cong. Điều đáng chú ý là độ cong của không gian lại không đồng nhất, mà thay đổi theo mật độ vũ trụ. Các môn hình học vũ trụ đều áp dụng cho những khoảng không gian vô cùng lớn, với độ cong vô cùng bé, mà chúng ta rất khó hình dung ra được.
Các tín hiệu cách xa chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng, lại là các tín hiệu của chính chúng ta phát ra hàng tỷ năm trước, đi lang thang đâu đó trong vũ trụ cong, và quay trở lại với chúng ta.
Khảo sát các tín hiệu cách xa mười ba tỷ năm ánh sáng sẽ tìm hiểu được thế giới vật chất vào thời kỳ của vụ nổ Bigbang.
-
The Following 3 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
17-12-2010, 11:27 #8
Ðề: Hai đường thẳng // có bao giờ gặp nhau?
!!!
Thí dụ cụ thể nhất là 2 đường kinh tuyến sẽ gặp nhau ở Bắc cực và Nam cực.!!!
Rất lằng nhằng và rất là oái oăm!!Hãy sống hết lòng với nhau.
Trăm năm trước thì ta chưa gặp
Trăm năm sau biết gặp lại không
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau.
-
17-12-2010, 11:35 #9
-
Những thành viên đã cảm ơn yppah vì bài viết hữu ích:
-
17-12-2010, 12:34 #10
Ðề: Hai đường thẳng // có bao giờ gặp nhau?
Mấy cái dzụ này, trong chương trình Vật lý cơ bản của năm 1 (hay năm 2 gì đó) của trường Đại học đều có. Chỉ tại mình hổng thèm học, thầy hổng thèm dạy thôi. Nhưng muốn tìm hiểu rõ thêm, chắc phải tìm thêm sách ngoài để đọc.
Hiện nay trong ngành Hóa, khảo sát về mạng tinh thể người ta đã hình dung ra không gian bốn chiều hoặc hơn. Trong vật lý, khảo sát những điểm kỳ dị, người ta đã đưa ra khái niệm về không gian 11 chiều. Hi hi, đọc đến những thứ này, chắc còn điên nặng hơn học điện.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 4 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - sự khác nhau và giống nhau cầu dao và aptomat. rơ le trung gian và công tắc tơ
Bởi tichuotqn trong diễn đàn GIÚP ĐỠ GIẢI BÀI TẬPTrả lời: 3Bài cuối: 11-03-2022, 02:59 -
Trợ giúp - sự khác nhau và giống nhau cầu dao và aptomat. rơ le trung gian và công tắc tơ
Bởi tichuotqn trong diễn đàn HỎI & ĐÁP VỀ ĐIỆNTrả lời: 5Bài cuối: 07-04-2014, 22:00 -
Sự khác nhau giữa bộ cắt sét và lọc sét - phần 1
Bởi vukhanhdu trong diễn đàn Hệ thống báo cháy - PCCCTrả lời: 13Bài cuối: 25-07-2013, 17:52 -
Thảo luận - cầu chì bảo vệ quá áp và cầu chì bảo vệ quá dòng khác nhau chỗ nào
Bởi tuangerrard8 trong diễn đàn Thiết bị đóng cắt và đo lườngTrả lời: 9Bài cuối: 12-08-2011, 09:15