Kết quả 1 đến 10 của 30
-
21-12-2010, 09:01 #1
Đóng kích từ MPĐ: tại sao MPĐ công suất lớn (nhiệt điện), phải chờ MP đạt nđm mới đóng kt?
Các bác cho em hỏi tại sao đối với máy phát điện công suất lớn (nhà máy nhiệt điện), ta phải chờ máy phát đạt tốc độ định mức (ex : 3000v/p) rồi mới đóng kích từ?
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Sơ đồ cụ thể mạch Kích từ máy phát điện
- Quy trình thử tải máy phát điện
- Máy phát điện, ATS và UPS
- FULL: Tài liệu - Sơ đồ - tủ ATS
- Hỏi về công thức tính công suất máy phát điện 3 pha: P3=căn3.Ud.Id.Cos(Phi)
- Hệ số công suât của Máy Phát Điện xoay chiều 1pha và 3pha có gì khác nhau không ? !
- Hỏi về mạch AVR: em đang sử dụng mạch AVR này nhưng không biết nguyên lý hoạt động của nó...
- Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD
- Hòa đồng bộ 2 máy phát điện: Hỏi về cách đấu nối các thiết bị và cách hòa
- Hỏi cách đấu dây từ ATS sang máy phát
- Rung động trong máy phát thủy điện
- Cách đấu khởi động từ kép dùng cho máy phát và điện lưới?
- các bác cho em hỏi : hòa đồng bộ là sao ạ?
- quấn lại bộ dây Stato máy phát 1 pha
- Máy phát điện kích từ bằng tụ điện
-
Những thành viên đã cảm ơn pr0_1003 vì bài viết hữu ích:
-
-
21-12-2010, 09:03 #2
Ðề: Đóng kích từ máy phát điện
Vậy chứ bạn kích từ sớm để làm gì?
Sometimes the snow comes down in June.
Sometimes the sun goes round the moon.
-
21-12-2010, 09:40 #3
Kích từ máy phát điện
Các bác cho em hỏi:
Tại sao khi đóng kích từ máy phát, em thấy khi thì người ta để máy phát đạt tốc độ định mức, ổn định thì mới đóng kích từ vào.
khi thì đóng kích từ vào trước khi tốc độ MF đạt định mức.
Hai chế độ đóng kích từ như vậy khác nhau chỗ nào?
Khi nào thì sử dụng các chế độ như trên?
xin các bác chỉ giáo dùm em!
thanks!
-
21-12-2010, 09:44 #4
Ðề: Đóng kích từ máy phát điện
1/ Loại Máy phát điện sử dụng nam châm điện làm cực từ thì cần đóng kích từ khi tốc độ máy đạt định mức, và cần cắt kích từ ra trước khi giảm tốc độ tổ máy (lúc chuẩn bị dừng máy). Nguyên tắc chung là như vậy, không phân biệt công suất lớn hay bé, thuỷ điện hay nhiệt điện...
2/ Khi máy đang chạy ở tốc độ cao (từ 95% tốc độ định mức trở lên), nếu cho dòng điện DC vào cuộn dây ro to, phần lớn năng lượng điện được cung cấp sẽ chuyển hoá thành năng lượng từ, rồi từ năng lượng từ sẽ chuyễn hoá sang thành năng lượng điện ở phía Stator của máy phát. Một phần nhỏ năng lượng điện DC chuyển thành năng lượng nhiệt do tổn hao trên dây quấn rotor.
3/ Khi máy quay với tốc độ chậm, hoặc không quay, mà người "thợ điện" cấp dòng DC vào cho cuộn dây rotor, thì phần năng lượng điện cấp vào rotor chuyển hoá thành năng lượng từ chiếm tỷ lệ rất ít, còn chuyển sang năng lượng nhiệt thì lại quá nhiều, do đó làm phát nóng cuộn dây rotor và kết quả là... Pùm.
4/ Ở các nhà máy điện, "bảo vệ chống đóng kích từ sớm" (đối với bảo vệ rotor), và "bảo vệ tần số giảm thấp dưới 47,5Hz" (đối với Stator) dùng để bảo vệ máy phát trong trường hợp có dòng kích từ khi tốc độ tổ máy thấp hơn định mức.
Đối với các máy phát điện có công suất nhỏ xíu thì Lang... chưa có dịp tìm hiểu, anh/chị/em nào có biết về nó thì cùng tham gia thảo luận nha.
Vài ý cùng bạn.iem hổng biết gì hết chơn á.
-
The Following 5 Users Say Thank You to langmantuoi50 For This Useful Post:
-
22-12-2010, 21:12 #5
Ðề: Kích từ máy phát điện
Chẳng ai cấm cả. Vấn đề là hệ thống kích từ có bảo đảm được an toàn khi đóng từ trước hay không.
Nếu muốn đóng kích từ trước khi đạt tốc độ định mức, bộ kích từ cần có phần bảo vệ chống quá kích thích ( bảo vệ không cho tỷ số U/f vượt quá giới hạn). Nó có lợi thế là ngay khi đủ tốc độ, là có đủ điện áp, sẵn sàng đưa vào hòa đồng bộ.
Muốn đóng kích từ sau khi đủ tốc độ, bộ điều áp phải có chế độ soft start, để tránh dòng và áp tăng vọt. Cũng có thể sử dụng chế độ điều áp bằng tay, điều khiển tăng áp máy phát từ từ, cho đến đủ định mức trước khi chuyển qua điều áp tự động.
-
-
27-12-2010, 15:25 #6
Ðề: Đóng kích từ máy phát điện
Theo như bác Quốc Thái thì thời điểm để đóng kích từ vào làm việc phụ thuộc vào từng bộ kích từ:
(- bộ kích từ có phần bảo vệ chống quá kích thích U/f
Hoặc: bộ điều áp chế độ soft start, để tránh dòng và áp tăng vọt).
Nhưng em còn thắc mắc là trường hợp nào thì người ta sử dụng các bộ kích từ như trên? và tại sao vậy?
Các bác chỉ giáo dùm nhé!
Thanks!
-
27-12-2010, 15:48 #7
Ðề: Kích từ máy phát điện
-Khi nối máy phát vào lưới điện quốc gia thì máy phát phải định mức U,F vì thế kích từ khi máy phát chưa đạt định mức F trở nên vô nghĩa.
-Đối với các máy phát điện gió mà đợi định mức mới kích từ thì...
-Trong máy phát điện, người ta còn kích từ khi tốc độ giảm để...thắng (phanh).
+++---o0o---+++
Thực tế khi gần đạt tốc độ định mức người ta kích từ sớm cho nhanhSometimes the snow comes down in June.
Sometimes the sun goes round the moon.
-
27-12-2010, 15:58 #8
-
27-12-2010, 16:09 #9
Ðề: Đóng kích từ máy phát điện
Đúng có hai Pro già vào góp ý hay thiệt đó.
Mời các bác,các anh,các chị chúng ta cùng thảo luận nào.
Em rất ngu về cái khoản máy điện nên chỉ biết ngồi ngoài đọc bài và lắng nghe ý kiến của các bác mà thôi.Mong các bác lượng thứ.
-
27-12-2010, 16:13 #10
Ðề: Đóng kích từ máy phát điện
Đó là theo cảm nhận của em thôi.
-Khi nối lưới điện quốc gia đòi hỏi tần số phải 50Hz, nên rotor phải đạt định mức về tốc độ (f=n*p/60). Do đó nếu có thể kích từ sớm được em cũng chẳng nên kích làm gì. Đợi 90%-95% tốc độ rồi kích là vừa.
-Với máy phát phong điện thì kích từ ở dải tốc độ rộng để tận dụng nguồn công suất.
-Trong một số máy phát điện người ta thiết kế thêm thắng (phanh) điện làm việc cùng với thắng cơ.
Hy vọng em nói không sai.Sometimes the snow comes down in June.
Sometimes the sun goes round the moon.
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - Bộ chuyển đổi nhiệt độ PT100, Can nhiệt K, S, R, T... 4-20mA
Bởi huyvinh trong diễn đàn Thiết bị điện khác...Trả lời: 2Bài cuối: 14-08-2014, 08:52 -
Trợ giúp - PT100 đo nhiệt độ trong MBA dầu: bạn nào biết chỉnh hiển thị nhiệt độ thì chia sẻ cho mình.
Bởi phungdt trong diễn đàn Máy biến áp, máy biến dòngTrả lời: 6Bài cuối: 23-04-2014, 11:38