Kết quả 1 đến 6 của 6
-
28-12-2010, 10:45 #1
ảnh hưởng của góc pha và từ dư đến inrush current
biên độ dòng từ hoá phụ thuộc chủ yếu vào góc pha của điện áp đặt vào cuộn dây sơ cấp và độ từ cảm dư trong mba, khi từ dư bằng 0, có thễ cminh dc rằng góc 0 độ thì biên độ dòng từ hoá lớn nhất và 90 là bé nhất dựa vào đặc tính trễ pha của từ thông so với điện áp
thực tế nếu còn từ dư thi biên độ của dòng từ hoá xác định phức tạp hơn,
a c e vào xem xét góp ý kiến để hiểu thêm đi ạ-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Cách làm máy biến áp 1 pha cỡ nhỏ.
- Tại sao MBA phải dấu sao/tam giác?
- Điều kiện nào để vận hành máy biến áp song song?
- Xin Thông số kỷ thuật của Máy biến áp.
- em giải thích cách vẽ tổ nối dây này với ạ!
- hiện tượng bão hòa lõi thép trong MBA
- tại sao phải đóng điện không tải MBA trước khi đưa tải vào?
- Hỏi về Máy Biến Áp 1 pha với Dòng Điện 1 Chiều ??? (tập 2)
- Tổng hợp các câu hỏi xoay quanh nội dung name plate của máy biến áp
- Cho em hỏi cách tính từ KVA ra KW
- Vấn đề về nguyên lý chuyển tải công suất trong máy biến áp.
- Cách xác định (chọn) tổ đấu dây cho máy biến áp
- tổn thất trong máy biến áp gồm những thành phần nào và phụ thuộc những yếu tố nào?
- Uv =220v, Ur = 12v. sạc bình 100A
- MBA 1000kVA thì sử dụng đc dòng tải bao nhiêu? Hiện đang sử dụng 400A thì tổn hao là bao...
-
-
28-12-2010, 12:44 #2
Ðề: ảnh hưởng của góc pha và từ dư đến inrush current
Cái này có bàn luận rồi mà anh? Nhưng mà nếu bàn lại thì cũng... tốt thôi. Văn ôn, võ luyện, hi hi.
Triêng cái dzụ từ dư, Nhóc có í kiến chút.
Từ dư của lõi từ MBA rất nhỏ so với từ thông chính của máy.Lý do là sắt từ MBA là sắt từ mềm. Nếu dùng sắt từ cứng, từ dư nhiều, đường cong từ trễ có diện tích rộng, hao tổn mạch từ sẽ rất lớn. Do vậy có thể xem như chẳng có chiện gì nhớn.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
29-12-2010, 12:14 #3
Ðề: ảnh hưởng của góc pha và từ dư đến inrush current
mình cũng chưa hiểu lắm về việc lúc đóng ở 0 độ thì từ thông trong mba lại tăng lên từ 0 đến 2phi max chứ không phải bắt đầu từ -Phi max
Nếu từ dư lớn khi đóng vào ở 0 độ từ thông sẽ tăng từ giá trị từ dư lên 2phi max+gtrị từ dư như thế dòng từ hoá sẽ tăng mạnh hơn nữa do mba lúc này làm việc ở vùng bão hoà của đcong từ hoá??
-
29-12-2010, 15:57 #4
Ðề: ảnh hưởng của góc pha và từ dư đến inrush current
Đáng nhẽ khi xác lập thì khi U = 0 º, từ thông phải là - Φ max. Nhưng khi mới đóng điện, từ thông không thể bắt đầu từ 0 mà nhảy ngay đến trị số - Φ max được. mà phải bắt đầu từ 0. Do đó, từ thông sẽ gồm 2 thành phần.
* Một thành phần tương đương với từ thông xác lập, có dạng hình sine, để tạo từ trường biến thiên sinh ra sức phản điện động e1.
* Thành phần thứ hai bù vô cái chỗ "đáng lẽ là - Φ max, mà không được, phải là 0" Đây là thành phần một chiều, có giá trị bằng Φ max, và giảm dần theo thời gian. Cái này gọi là từ thông quá độ.
Tổng 2 từ thông này sẽ là một từ thông biến thiên từ 0 đến 2 Φ max, thay vì từ - Φ max đến + Φ max trong 1/2 chu kỳ đầu tiên.
Chính vì từ thông phải tăng lên đến 2 Φ max, nên mạch từ sẽ đi sâu vào vùng bão hòa. Dòng điện từ hóa sẽ tăng rất cao. Theo nhiều tài liệu cho thấy có thể gấp 5 đến 7 lần dòng định mức.
Nếu có từ dư, thì tùy thuộc vào cực tính của từ dư, nhưng không thay đổi nhiều lắm.Thường thường từ dư khoảng một vài % Φ max, nên ảnh hưởng không đáng kể.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
31-12-2010, 14:21 #5
Ðề: ảnh hưởng của góc pha và từ dư đến inrush current
uh, là hiện tượng vật lý chưa có công thức nào cm cả, cô Nhóc gthích rõ rùi
-
26-03-2011, 16:13 #6
Ðề: ảnh hưởng của góc pha và từ dư đến inrush current
Hi mọi người, đây là phương trình và đồ thị chứng minh cho giải thích của cô nhóc này:
Từ khi điện áp truyền đến, từ thông tạo ra theo công thức:
λ(t)= ∫v(t)dt (t = 0-->t) (1)
Khi chúng ta bỏ qua tổn thất từ thông, mối quan hệ dưới đây là đúng
λ(t)= Nϕ(t) (2)
Trong đó ϕ(t) là tổng từ thông tức thời trong lõi sắt và N là số vòng dây. Kết hợp (2) và (3) chúng ta có:
ϕ(t)= 1/N ∫v(t)dt (t = 0-->t) (3)
Nếu chúng ta giả định điện áp là hình Sin:
v(t)= Vm Sin(ωt+φ) (4)
Kết quả phương trình (3) là:
ϕ(t)= Vm/Nω [cosϕ-cos(ωt+φ)]+ϕ(0) (5)
Giả sử rằng từ dư tại thời điểm t=0 là ϕ(0)=ϕr, từ thông lớn nhất có thể hình thành trong lõi thép là khi góc đóng φ=0. Ở điều kiện đó từ thông tối đa sẽ là:
ϕmax =2Vm/Nω + ϕr =2ϕm+ ϕr (6)
Mình có gửi hình minh họa cho giải thích này:
Khi không có từ dư
Khi có từ dư
Sửa lần cuối bởi quocthai; 27-03-2011 lúc 00:08. Lý do: Để cho giện hình lên
-
Những thành viên đã cảm ơn DungNguyen vì bài viết hữu ích:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - Máy biến dòng điện bù CCT (Compensating Current Transformer)
Bởi rainbowsmiles^^ trong diễn đàn Máy biến áp, máy biến dòngTrả lời: 2Bài cuối: 11-03-2022, 04:21 -
Trợ giúp - Inrush current in transformer
Bởi dcdien90 trong diễn đàn Máy biến áp, máy biến dòngTrả lời: 8Bài cuối: 07-09-2011, 19:09 -
Rated current và Nominal current khác nhau thế nào?
Bởi namloc trong diễn đàn NGOẠI NGỮ CHO DÂN ĐIỆNTrả lời: 2Bài cuối: 14-03-2011, 13:19