Kết quả 1 đến 10 của 14
-
29-12-2010, 11:10 #1
Quá-Thiếu kích thích Máy Phát ??????
cho mình hỏi hiện tượng Quá kích thích ,thiếu kích thích Máy phát xảy ra khi nào ?
nếu Quá (thiếu) kích thích thì hiện tượng gì xảy ra, phát Q,P ??
mình nghe ông thầy nói qua không hiểu gì hết !-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Sơ đồ cụ thể mạch Kích từ máy phát điện
- Quy trình thử tải máy phát điện
- Máy phát điện, ATS và UPS
- FULL: Tài liệu - Sơ đồ - tủ ATS
- Hỏi về công thức tính công suất máy phát điện 3 pha: P3=căn3.Ud.Id.Cos(Phi)
- Hệ số công suât của Máy Phát Điện xoay chiều 1pha và 3pha có gì khác nhau không ? !
- Hỏi về mạch AVR: em đang sử dụng mạch AVR này nhưng không biết nguyên lý hoạt động của nó...
- Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD
- Hòa đồng bộ 2 máy phát điện: Hỏi về cách đấu nối các thiết bị và cách hòa
- Hỏi cách đấu dây từ ATS sang máy phát
- Rung động trong máy phát thủy điện
- Cách đấu khởi động từ kép dùng cho máy phát và điện lưới?
- các bác cho em hỏi : hòa đồng bộ là sao ạ?
- quấn lại bộ dây Stato máy phát 1 pha
- Máy phát điện kích từ bằng tụ điện
-
Những thành viên đã cảm ơn yangexp vì bài viết hữu ích:
-
-
29-12-2010, 23:54 #2
Ðề: Quá-Thiếu kích thích Máy Phát ??????
Quá hoặc thiếu kích thích sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Q, và ảnh hưởng đôi chút đến P
Máy phát được xem là quá kích thích khi máy phải làm việc trong đoạn trên của đường cong giá trị giới hạn PQ của máy. Lúc đó cos φ của máy thấp hơn giá trị định mức.
Ngoài ra một trường hợp gọi là quá kích thích khi từ thông của máy cao hơn từ thông định mức đến 10%. Cụ thể là những khi máy bị quá điện áp do kích từ, khi khởi động, tần số còn thấp nhưng điện áp đã tăng cao...
Việc quá kích thích gây ra một số bất lợi, nhưng chủ yếu là làm nóng lõi từ rotor do từ thông lớn. Và đặc biệt làm nóng cuộn dây Rotor máy phát do dòng kích từ cao.
Máy phát được xem là thiếu kích thích, khi máy phải làm việc trong đoạn dưới của đường cong PQ của máy. Cos Φ lúc đó cũng thấp, thấp hơn giá trị định mức của máy, và có tính dung.
Việc thiếu kích thích làm máy có khả năng rơi vào cùng làm việc không ổn định, có khả năng gây dao động lưới. Ngoài ra, tác động tức thời là vấn đề mất đồng bộ. Máy phát có khả năng biến thành máy phát 3 pha không đồng bộ
-
The Following 7 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
30-12-2010, 09:14 #3
Ðề: Quá-Thiếu kích thích Máy Phát ??????
Hiện tượng quá kích thích:
-Là trường hợp dòng kích từ máy phát điện tăng cao,vượt quá giá trị giới hạn cho phép. Ngoài ra, khi khởi động một tổ máy, lúc tốc độ quay của Rotor còn thấp, tần số phát ra sẽ thấp. Khi đó, bộ điều chỉnh điện áp tự động sẽ có khuynh hướng tăng dòng kích từ lên sao cho đủ điện áp đầu ra máy phát. Điều này cũng dẫn đến quá kích thích.
-Khi máy phát quá kích thích sẽ dẫn đến công suất vô công Q tăng, cuộn dây rotor sẽ bị quá nhiệt, các thiết bị nối vào đầu cực máy phát như biến thế chính, máy biến áp tự dùng ... sẽ bị quá kích thích, bão hòa từ hóa, và gây quá nhiệt.
-Quá kích từ là nguyên nhân gây ra quá nhiệt máy phát. Để bảo vệ quá kích từ máy phát, thường dùng bộ giới hạn quá kích từ. Bộ giới hạn kích từ có mục đích là bảo vệ máy phát không bị quá nhiệt do quá dòng kích từ. Bộ giới hạn này còn được biết như bộ giới hạn kích từ cực đại.
Cuộn kích từ máy phát được thiết kế hoạt động liên tục tại một giá trị đáp ứng tải định mức. Nhiệt độ phát nóng thì cuộn kích từ rotor máy phát quá tải được thiết kế theo tiêu chuẩn thí dụ như đường cong sau:
Hiện tượng thiếu kích thích:
-Là trường hợp dòng kích từ giảm xuống quá giá trị cho phép, nếu dòng kích từ giảm đến 0 sẽ gây hiện tượng mất kích từ máy phát.
-Khi máy phát thiếu kích thích sẽ dẫn đến công suất vô công Q giảm, điện áp đầu cực máy phát giảm theo, thiếu kích từ là nguyên nhân gây ra quá nhiệt Stator máy phát điện.
-Đặc biệt, khi máy phát bị mất dòng điện kích từ (máy phát bị mất kích thích) thì dẫn đến máy phát sẽ nhận công suất Q từ lưới về, luợng Q càng lớn thì khả năng stator bị quá dòng điện càng nhanh.Khi từ trường giảm đến mức làm cho máy phát không thể chuyển công suất cơ thành công suất điện được nữa thì máy sẽ bị mất đồng bộ, tốc độ tăng lên nhanh chóng làm cho máy bị vượt tốc. Nếu máy phát có công suất lớn sẽ gây mất ổn định hệ thống.
Sự phối hợp giữa phần tử thiếu, mất kích từ và giới hạn ổn định.
-Để bảo vệ thiếu kích từ máy phát. Thường dùng bộ giới hạn thiếu kích từ.
Bộ giới hạn thiếu kích từ dùng để ngăn chặn sự giảm kích từ của máy phát tới mức mà ở đó giới hạn ổn định nhỏ (trạng thái xác lập) hoặc là vùng giới hạn nhiệt lõi stator bị vượt quá. Bộ giới hạn này được biết qua những tên khác nhau như bộ giới hạn thiếu kích từ dòng phản kháng và bộ giới hạn kích từ cực tiểu.
-
The Following 11 Users Say Thank You to Hoàng Uy Viễn For This Useful Post:
-
31-12-2010, 00:22 #4
Ðề: Quá-Thiếu kích thích Máy Phát ??????
Bổ sung thêm với pác Viễn cái hình này nè: Giới hạn của máy phát
-
The Following 3 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
05-04-2011, 19:58 #5
Ðề: Quá-Thiếu kích thích Máy Phát ??????
minh` ko hieu ve` hinh ve tren giup minh giai thich' dc voi'
Longvn viết:
Chú ý: Viết Tiếng Việt có dấu, nha các bạn.
Viết tiếng Việt có dấu là quy định của diễn đàn, Ban Quản Trị diễn đàn đã có nhắc nhở nhiều, các thành viên cũng có nhiều ý kiến ủng hộ quy định này của BQT. Tuy nhiên, vẫn còn rãi rác một vài thành viên chưa quan tâm, chưa chấp hành.
Nay Longvn rà soát lại các toppic cũ để nhắc nhở, tuyên truyền, vận động chung đến toàn thể các member.
Thời gian tới, các bài viết vi phạm quy định viết Tiếng Việt có dấu trong box Longvn quản lý, Longvn sẽ dell mà không báo trước, bất kể nội dung là gì. Mong các bạn hiểu, thông cảm, và cùng góp phần “vì tiếng Việt trong sáng”.
Trân trọng!
Sửa lần cuối bởi longVN; 25-07-2011 lúc 11:35.
-
06-04-2011, 08:38 #6
Ðề: Quá-Thiếu kích thích Máy Phát ??????
Pác xem cái đường cong từ trên xuống nó có 3 đoạn. Từ điểm cắt trục Q phía trên đến điểm mũi nhọn trên là đoạn AB. Từ điểm mũi nhọn trên đến điểm mũi nhọn dưới là đoạn BC. Từ điểm mũi nhọn dưới đến điểm cắt trục Q phía dưới là đoạn CD.
Đoạn BC là đoạn không bị giới hạn gì của mạch kích thích. Nó chỉ bị giới hạn bởi khả năng phát nóng của Rotor. Nghỉa là nó bị giới hạn bởi
Is <= const
Hay S = const.
Đoạn AB bị giới hạn bởi nhiệt độ rotor. Khi Q tăng, dòng rotor sẽ tăng lớn, làm nóng rotor. Do đó nếu muốn tăng Q thì phải giảm P. Trong khi đó, S chưa đến giá trị định mức.
Đoạn CD bị giới hạn do thiếu kích thích.
Khi bị thiếu kích thích, nhiệt độ lõi thép đầu các bối dây stator sẽ nóng lên, trong khi dòng stator và dòng rotor đều còn nhỏ. Cái ni gọi là phát nóng cục bộ. Phần này hình như có ai đó đã giải thích rồi, pác xem lại.
-
09-05-2011, 13:27 #7
Ðề: Quá-Thiếu kích thích Máy Phát ??????
chào các bạn!
MPĐ của mình khi đề lên chạy vượt tốc khoảng 2000v/p mà điện áp đầu ra chỉ khoảng 30V, vậy có phải bị thiếu kích từ hay không.(chạy ở chế độ manual coi các thông số trên màn hình hiển thị).
thanks!
-
23-01-2013, 22:25 #8
Ðề: Quá-Thiếu kích thích Máy Phát ??????
hung
-
26-01-2013, 11:40 #9
Ðề: Quá-Thiếu kích thích Máy Phát ??????
Có hai mảng lí luận - Bác học : Bác Quốc Thái ,đây ví như thượng tầng kiến trúc
- Chủ vấn đề : Hạ tầng cơ sở
Mình thấy vấn đề để lâu rồi mà điều thỏa đáng cho các cấp từ cơ sở -> trung ương chưa giải quyết thấu đáo , nên mạo muội thế này . Điện áp máy phát phụ thuộc vào : n (vòng/ phút - động cơ nổ, đây là hạ tầng rôi QT nhé - xin lỗi vậy cho người nhà đi ) I (kt). Quá kích -> quá áp ( nếu MF không hỏng) , Thiếu kích điện áp không cửng được lên , tất nhiên vòng quay thiết bị động lực là không đổi .
-
18-02-2013, 22:21 #10
Ðề: Quá-Thiếu kích thích Máy Phát ??????
Mr. Bình
0935 201 497
binh.genset@gmail.com