Kết quả 1 đến 7 của 7
Chủ đề: năng lượng mặt trời tại việt nam
-
07-06-2009, 22:51 #1
năng lượng mặt trời tại việt nam
Hầu như tất cả các nguồn NL mà con người hiện nay đang sử dụng xét cho cùng đều xuất phát hay có liên quan tới NL mặt trời (chỉ trừ năng lượng nguyên tử, địa nhiệt và các nhà máy phát điện hoạt động bằng năng lượng thuỷ triều). Người ta chia các nguồn NL thành 2 nhóm năng lượng chính:
- Năng lượng hoá thạch như dầu, than đá hay khí đốt;
- Năng lượng tái tạo từ những nguồn NL như Mặt trời, Gió, Hợp chất hữu cơ (sinh khèi), NL đại dương và ®Þa nhiệt của trái đất.
Các nguồn năng lượng được tạo ra từ quá trình hoá thạch chính là năng lượng mặt trời được biến đổi, lưu trữ trong các hợp chất hữu cơ. Ngược lại ở các nguồn năng lượng mới mang tính tại tạo thì năng lượng mặt trời được sử dụng dưới rất nhiều hình thức khác nhau.
Hiện nay mức tổng tiêu thụ năng lượng trên thế giới vào khoảng 1,07 x 1011 MWh/năm. Trong đó mức tiêu thụ điện năng là 1,87 x 109 MWh, chiếm khoảng 17% mức năng lượng tiêu thụ NL tổng cộng. Có thể thấy rằng trong những thập niên tới thì tổng mức tiêu thụ NL nói chung cũng như mức tiêu thụ điện năng nói riêng sẽ tăng lên rất mạnh trên phạm vi toàn thế giới.
Năng lượng mặt trời (NLMT) là NL được tạo ra từ các phản ứng nhiệt hạt nhân trên mặt trời. NL này có thể thu được dưới dạng sóng bức xạ điện từ truyền đến trái đất.
Ở ngoài khí quyển quả đất cường độ của bức xạ mặt trời có giá trị là E = 1,367 kW/m² và được gọi là hằng số mặt trời. Nhưng khi đi qua lớp khí quyển quả đất, do bị hấp thụ và tán xạ, nên NLMT bị giảm khoảng 30%.
Nếu các tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc tới một mặt phẳng trên bề mặt trái đất thì cường độ bức xạ chỉ còn vào khoảng 1 kW/m² đối với ngày thời tiết đẹp. Thông qua các tia bức xạ mặt trời quả đất có thể thu được một năng lượng là 1,74 x 1011 MWh. Hay nói cách khác là trái đất nhận được một công suất NLMT là 1,74 x 1011 MW.
NLMT này dùng chủ yếu để làm ấm bầu khí quyển, vỏ trái đất và nước. Chỉ có khoảng 1 - 2 % NLMT được biến thành năng lượng gió, khoảng 0,02 – 0, 03 % được sử dụng để tạo ra các hợp chất hữu cơ sinh khối.
Các Công nghệ sử dụng NLMT
Hiện nay có 2 công nghệ chính sử dụng NLMT. Đó là công nghệ điện mặt trời dựa trên hiệu ứng quang điện và công nghệ nhiệt mặt trời dựa trên hiệu ứng nhà kính (nhiệt độ thấp) và công nghệ nhiệt mặt trời hội tụ (nhiệt độ cao).
a- Công nghệ điện mặt trời Quang điện
Khi chiếu sáng một lớp tiếp xúc bán dẫn pn thì NL ánh sáng có thể được bíến đổi thành NL của dòng điện một chiều. Hiện tượng đó được gọi là hiệu ứng quang-điện (photovoltaic) và nó được ứng dụng đề chuyển đổi NLMT thành điện năng. Trong công nghệ quang-điện này người ta sử dụng các mô đun pin mặt trời (PMT) mà thành phần chính của nó là các lớp tiếp xúc bán dẫn Silic loại n và loại p, nSi/pSi (hình 1).
Hình 1- Nguyên lý cấu tạo PMT (trái) và môđun
PMT (phải)
Hiệu suất biến điổi quang-điện của các môđun PMT Si thương mại trong khoảng 11-14%. Công nghệ sản xuất điện năng này hoàn toàn không gây ra ô nhiễm môi trường.
Hình 2- Hệ PMT 500W cho Trạm xá Yên Lập, Phú Thọ (ảnh trên) và hệ 500W cho hộ gia đình Đảo Quan Lạn, Quảng Ninh
b- Công nghệ Nhiệt năng từ mặt trời
Từ lâu nhiệt năng từ bức xạ mặt trời đã được dùng để phơi sấy, sưởi ấm,... một cách tự nhiên. Hiện nay nhờ các thiết bị mới nên nhiệt mặt trời được sử dụng hiệu quả hơn. Có 2 công nghệ thông dụng khai thác nhiệt mặt trời dựa trên hiệu ứng nhà kính và hiệu ứng hội tụ bức xạ mặt trời.
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng như sau: các tấm kính có đặc tính là cho các bức xạ MT có bước sóng nhỏ hơn khoảng 0,7x 10-6m đi qua dễ dàng, nhưng lại ngăn không cho các bức xạ MT có bước sóng lớn hơn khoảng 0,7x 10-6m. Bức xạ MT có bước sóng lớn hơn khoảng 0,7x 10-6m là các bức xạ nhiệt nó nung nóng các vật khi bị các tia này chiếu vào. Lợi dụng đặc tính này của kính người ta tạo ra các hộp thu NLMT như hình 3 để sản xuất nước nóng, sấy nông sản phẩm, sưởi ấm,....
Hình 3- Cấu tạo và nguyên lý thu NLMT nhờ hiệu ứng nhà kính
Tia mặt trời xuyên qua tấm kính (1) tới tấm hấp thụ (2) bị hấp thụ phần lớn NL. Các tia nhiệt thứ cấp từ tấm hấp thụ có bước sóng Λ > 0,7μm bị tấm kính ngăng lại. Như vậy hộp thu cho ánh sáng MT vào mà không cho ra nên tấm hấp thụ ngày càng nóng lên. Nhiệt từ tấm hấp thụ có thể sử dụng để đun nước, sấy, sưởi ấm,... Hiệu suất thu nhiệt của bộ thu có thể đạt đến 50%.
Để sản xuất điện từ nhiệt NLMT người ta sử dụng các hệ thống gương cầu hay gương parabol để hội tụ các tia mặt trời vào các điểm hay trục hội tụ. Tại các điểm hội tụ nhiệt độ có thể lên đến hàng trăm hay thậm chí đến hàng nghì độ. Nếu cho chất lỏng như nước, dầu,... qua vùng hội tụ thì chất lỏng bị bay hơi ngay cả dưới áp suất cao. Cho hơi này qua các tua bin sẽ phát ra điện. Công nghệ này được gọi là công nghệ nhiệt điện mặt trời.
Các công nghệ NLMT đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới.
Hình 4- Hệ nước nóng NLMT 60m2, 5m3/ngày để sấy gỗ (ảnh trên) và Thiết bị đun nước nóng NLMT do TT năng lượng mới thiết kế, sản xuất (ảnh dưới)
PGS.TS. Đặng Đình Thống-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Điện mặt trời, giá bao nhiêu?
- Bảng thống kê cường độ chiếu sáng từ mặt trời ở các tỉnh thành ở Việt Nam
- Điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình
- Các Ứng dụng thiết kế hệ thống pin mặt trời + các tài liệu về năng lượng bức xạ mặt trời...
- Có tin ông Nguyễn Văn Khải ?Không hiểu sao mà ông Khải lại có thể tiết kiệm hàng trăm...
- Các loại nhà máy điện mặt trời.
- Hướng dẫn chế tạo và sử dụng bếp năng lượng mặt trời
- Solar Power Industry Analysis [Report of Dr. Nguyen Tien Dzung, University of Toulouse,...
- năng lượng mặt trời tại việt nam
- chỉ giúp chỗ mua tấm pin năng lượng mặt trời loại nhỏ ở tphcm
- Điện mặt trời - Cẩm nang dành cho người mới
- Mua pin mặt trời ở đâu rẻ nhất ?
- Em mới vào nghề điện mặt trời mong các bác giúp đỡ
- mô phỏng hệ thống điện mặt trời bằng matlab
- Đầu tư Green Power cho cá nhân
HELLO
-
The Following 6 Users Say Thank You to nhockid For This Useful Post:
-
-
16-07-2009, 22:26 #2
biết đến bao giờ nuớc ta tự sản xuất pmt (tế bào quang điện).hiên nay cty redsun(mặt trời đỏ)long an ,chỉ mối dừng lại nhập tbqd về gắn thành panel dể bán.chúng ta chắc làm thuê (gia công) cho nuớc ngoài mãi thôi.ngành công nghiệp bổ trợ của chúng ta chưa có gì.ai chà,buồn wa.
-
Những thành viên đã cảm ơn jashita vì bài viết hữu ích:
-
23-08-2009, 14:38 #3
Pin mat troi là nguồn năng lượng vô tận,chỉ tiếc là giá thành còn khá cao,it người sử dung,mình nghĩ la nếu có cầu ắt có cung,nếu cung không đủ cầu(do phải nhập) thì sẽ đền lúc tự sản xuất để có lãi suất cao.vấn đề là tạo ra cầu để kích cung.
Hiện tại mình có đầu tư thử cho 1 hệ thống đèn chiếu sáng khép kín bao gồm 1 pin 12V/20W ,1 bộ điều khiển tự động + charger ,3 bộ đèn LED 5W,1 binh accu khô 12V/24Ah hết 3tr. bảo đảm ánh sáng 24/24 cho dến khi phải thay bình mới(cho là 1năm,bình khô 12V/24ah là 500K)
nếu dung bóng đèn tiết kiệm 20W ,1 ngày 10h là 0,2KWh,1tháng 30 ngày là 6KW x 2000đ= 12.000đ /tháng(tính tương đối).
như vậy là 3tr/12000=250 tháng như vậy là khoảng 20 năm mới thu hồi vốn đầu tư!!!
còn nếu bỏ qua vốn đấu tư,cứ cho là 3 năm thay bình 1 lần là 500K trong lúc đó nếu dùng đèn điện thì 1 năm chỉ tốn có 12000 x 12tháng x 3 năm =432.000đ
Rõ ràng là không khả thi
-
Những thành viên đã cảm ơn ducnguyen88dkt vì bài viết hữu ích:
-
24-03-2010, 20:58 #4
Bạn nhóc j j ơi cho tớ hỏi vậy cường độ bức xạ mặt trời, số giờ nắng ở các vùng tại Việt Nam là bao nhiêu. Bạn có số liệu theo vùng miền không. Khoảng bao nhiêu được cho là tốt, trung bình,kém.Cảm ơn bạn nhìu nhìu!
-
09-06-2010, 17:34 #5
Như tính toán của bạn thì chẳng ai dại gì đầu tư cho NLMT và tiếc thay đó lại là sự thật. Tuy nhiên trong hoàn cảnh thiếu điện trầm trọng như hiện nay thì đầu tư cho một hệ thống bạn nêu ở trên có được cái lợi là khi nhà hàng xóm tối thui thì nhà mình vẫn sáng đèn cho con cháu học bài, những bé nào nóng quá có thể bật quạt cho mát
Ông cha kiếp trước sinh ra điện, con cháu sau này cứ mãi điên
-
20-03-2011, 18:02 #6
Ðề: năng lượng mặt trời tại việt nam
Cường độ bức xạ mặt trời ở Việt Nam trung bình năm vào khoảng 190W/m2 (số liệu Hà Nội). Ở miền Trung và miền Nam thì con số này còn cao hơn, lên tới 350-400W/m2.
Trong khi đó ở Đức con số này chỉ dao động từ 100-140 W/m2.
+++---o0o---+++
Bổ sung thêm một số dự án điện mặt trời mới tiêu biểu ở Việt Nam.
Dự án điện mặt trời nối lưới đầu tiên ở Việt Nam trên nóc tòa nhà Bộ Công Thương. Dự án có công suất 12kWp gồm 52module x 230Wp.Sử dụng pin của hãng SolarWorld. Do CHLB Đức tài trợ, công ty Altus của Đức và Trung tâm Năng lượng mới ĐHBK Hà Nội kết hợp triển khai.
Dự án Điện mặt trời-diesel ở thôn Bãi Hương, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Hệ thống 20kW Diesel kết hợp 28kW pin mặt trời. Do Công ty Systech lắp đặt. Tổng vốn đầu tư 412.000USD trong đó chính phủ Thụy Điển tài trợ 332.000USD, còn lại do tỉnh Quảng Nam đầu tư.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Tổng công suất 154kWp
Các dự án khác, mình cập nhật tại:
http://jupiter276.wordpress.com/2011...tnam-overview/
-
22-03-2011, 14:25 #7
Ðề: năng lượng mặt trời tại việt nam
Nếu như tính đến việc sử dụng điện mặt trời để kinh doanh thì đó là khập khiễng với giá hiện nay . Tuy nhiên năng lượng mặt trời được sử dụng với mục đích những khi mất điện . những lúc đó sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng là một giải pháp tuyệt vời nhất . Hiện tại các giải pháp song song đi cùng năng lượng mặt trời là ban ngày sạc vào acquy, và sử dụng khi mất điện vào buổi tối hoặc có thể sử dụng trực tiếp vào ban ngày nếu mất điện . So sánh thì giá tri cũng ko hề thua kém việc sử dụng năng lượng mặt trời với máy phát điện chạy bằng xăng hay dầu . với một số tiền tương đương hoặc cao hơn 1 chút bạn sẽ có được một bộ năng lương mặt trời có công suất như máy phát điện. Nhưng đừng thấy nó cao hơn mà nản . đơn giản vì khi dùng máy nổ , với tiền xăng như bây giờ ( 20k/lít ) thì số tiền phát sinh của máy nổ còn cao hơn của bộ năng lượng mặt trời.
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Phân phối Đồng hồ vạn năng AGILENT U1230 - Đèn FLASH, đo đa năng cao cấp
Bởi eminvietnam trong diễn đàn Nhập khẩu và Phân phối Thiết bị đo - EMIN VietnamTrả lời: 1Bài cuối: 01-03-2013, 11:55 -
Đồng hồ vạn năng AGILENT U1250 Series - Thiết bị đo đa năng cao cấp tích hợp Bluetooth
Bởi eminvietnam trong diễn đàn Nhập khẩu và Phân phối Thiết bị đo - EMIN VietnamTrả lời: 0Bài cuối: 01-03-2013, 11:31 -
Trợ giúp - quạt phong lan mất khả năng điều khiển khi bật tuốc năng
Bởi thiendoan trong diễn đàn Thiết bị điện gia dụngTrả lời: 4Bài cuối: 30-07-2012, 22:26 -
ĐỀ NGHỊ ĐỌC NỘI QUY TRƯỚC KHI POST BÀI TẠI BOX Năng lượng mặt trời, tiết kiệm năng lượng
Bởi Tiểu Thư Kiêu Kỳ trong diễn đàn Năng lượng mặt trời, tiết kiệm năng lượngTrả lời: 0Bài cuối: 27-06-2011, 21:35 -
Sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng sinh học.
Bởi nguyenlongdp trong diễn đàn HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MỚITrả lời: 19Bài cuối: 15-09-2010, 00:07