Kết quả 1 đến 10 của 27
Chủ đề: Điện giật không biết vì sao???
-
28-01-2011, 16:13 #1
Điện giật không biết vì sao???
Hôm nay em mới gia nhập thành viên nên em xin phép mạo muội được đưa ra câu hỏi này mà đến ngay thiết kế hay giám sát công trình chưa chắc đã biết.
- Em thi công lưới điện trên các vùng miền núi, mọi vấn đề về an toàn lao động được đưa lên hàng đầu và trình tự thi công thì cũng làm theo như trong biện pháp thi công được chủ đầu tư phê duyệt. Nhưng có một lý do đó là "khi dựng cột xong và chuyển sang phần kéo dây (cáp trần) được một đoạn dài khoảng một vài trăm mét thì một số công nhân bị điện giật mạnh không hiểu lý do vì sao" đó là một thực tế mà em thấy trên diễn đàn chưa ai đề cập. Nếu biết thì cho em xin câu trả lời. hiiii-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Những tai nạn, những sự cố trong ngành điện.
- Chạm vào dây trung tính - giật hay không?
- Một số dụng cụ an toàn và thi công trong ngành điện
- Kể chuyện khi làm việc: thoát chết khồng hiểu tại sao lun.
- Quy trình kỹ thuật an toàn điện
- Huấn luyện an toàn điện.
- 12V có bị giật hay không,nếu giật có chết không?
- Thảo Luận : Các Dạng Nối Đất
- Ảnh hưởng của trường điện từ đối với cơ thể người.
- Tổng hợp: các "dũng sĩ" leo cột
- Hành lang an toàn lưới điện .
- Kỹ thuật thử điện-lắp và tháo tiếp đất di động
- Các mức điện áp gây nguy hiểm đến con người
- bạn sẽ làm gì khi thấy có người bị điện giật.
- Tổng hợp:Tài liệu an toàn điện.
-
-
28-01-2011, 16:23 #2
Ðề: Điện giật không biết vì sao???
Bạn này hỏi hay phổ biến kinh nghiệm?
-
28-01-2011, 16:29 #3
Ðề: Điện giật không biết vì sao???
Khi bạn kéo dây, đường dây bạn đang kéo với đường dây trên không (hoặc cáp ngầm) có sẵn sẽ tạo thành 2 bản tụ. Lúc này sẽ xuất hiện thành phần dòng dung. Khoảng cách đoạn dây kéo càng lớn thì dòng dung sẽ càng lớn.
Dòng dung này phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm... Đặc biệt vào những lúc giông bão thì dòng này rất là lớn.
Nếu bạn học lý thiết mạch thì thành phần này giống với thành phần hỗ cảm của đường dây // nằm cạnh nóEmail: chinh.nq@hotmail.com
or nq.chinh@takasago-vn.com
-
Những thành viên đã cảm ơn chinh_akay vì bài viết hữu ích:
-
28-01-2011, 16:32 #4
-
28-01-2011, 16:41 #5
Ðề: Điện giật không biết vì sao???
Bác nì nói lý thuyết hay quá rùi! Không loại trừ cái vụ có cảm ứng?!
Nhưng ở đây bác ý nói là khi dựng cột xong, có nghĩa là đường dây mới, có thể xung quanh khu vực kéo dây không có đường dây dẫn điện nào? Như vậy điện cảm ứng là từ đâu, dòng sét lan truyền từ cây cổ thụ (mà giông bão thì em ngủ ở lều chứ lang thang ra kéo dây làm gì??) hay từ trong đất??? Hay lại từ chính cái động cơ tời điện kéo dây của các bác?
-
The Following 2 Users Say Thank You to laoton2010 For This Useful Post:
-
28-01-2011, 16:46 #6
-
28-01-2011, 16:50 #7
-
28-01-2011, 23:27 #8
Ðề: Điện giật không biết vì sao???
Trên bề mặt của kim loại, có các electron tự do. Dây cáp làm bằng kim loại nên cũng có các electron tự do này.
Khi các electron ở bề mặt dây dẫn phân bố không đều (do cảm ứng với các đường dây mang điện ở gần đó, hoặc cảm ứng với các đám mây có tích điện trên trời, hoặc do ma sát giữa dây với mặt đường trong lúc kéo dây, hoặc do ma sát giữa dây dẫn với tay của người công nhân kéo dây...), sẽ làm cho dây dẫn bị tích điện cục bộ.
Khi lông tay (ở phần mu bàn tay, cánh tay...) của người công nhân chạm vào dây dẫn, các electron từ dây dẫn sẽ chạy sang cơ thể người thông qua điểm tiếp xúc (vì diện tích tiếp xúc bé, nên mật độ dòng này khá lớn, sẽ gây ra tiếng kêu lách tách rất bé, và người công nhân có cảm giác bị "điện giật").
Đề tránh bị "điện giật" khi kéo dây, người công nhân cần mặc áo bảo hộ lao động (áo dài tay) cài nút tay áo cẩn thận + mang bao tay. Nếu không mang bao tay, người công nhân khi chạm vào dây thì động tác phải nhanh và dứt khoát, dùng cả bàn tay nắm chặt dây, thế là OK.iem hổng biết gì hết chơn á.
-
The Following 11 Users Say Thank You to langmantuoi50 For This Useful Post:
-
29-01-2011, 07:54 #9
-
29-01-2011, 15:54 #10
Ðề: Điện giật không biết vì sao???
Điện dung của đường dây thôi. Điện dung tích tụ càng lúc càng nhiều, nhất là khi gió ma sát với dây dẫn càng tạo nên tích điện. Chưa kể ở miền núi thì độ cao lớn, gió mang mây tích tụ điện tích từ nơi khác tới và tích vào dây dẫn