Kết quả 1 đến 10 của 89
Chủ đề: Tổng hợp: Cách điện của động cơ
-
18-11-2009, 20:12 #1
Tổng hợp: Cách điện của động cơ
Chào các bạn, các bạn cho mình hỏi . Sau trận lụt vừa qua chổ mình làm có 1 động cơ bơm nước loại 55kW bị ngập nước.Mình tháo ra và sấy. Sau hi sấy xong mình không bỏ phần lõi thép roto vào. khi đo điện trở cách điện mỗi pha hoặc võ thì đồng hồ megôm mét chỉ về số 0 .Tại sao lại như vậy.Vậy khi mình bỏ lõi thé roto vào thì đo sẽ như thế nào . Mong các bạn giúp đỡ dùm.Mình không rành về phần này lắm.
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Mạch khởi động động cơ
- Tổng hợp: Vẽ sơ đồ trãi và quấn dây động cơ
- Chú Nguyễn Văn Thơm - điện dân dụng
- cách đấu dây động cơ quạt có 5 đầu dây .
- Tổng hợp: động cơ ba pha chạy ở lưới điện 1 pha
- động cơ một pha
- Tổng hợp: Các lưu ý trong mạch sao- tam giác
- công thức tính dòng điện cho động cơ 3 pha
- Khác biệt giữa roto dây quấn và roto lồng sóc ?
- Tổng hợp: 1001 thắc mắc của người tiêu dùng về Động cơ- máy bơm nước.
- Tổng hợp: các vấn đề liên quan đến 6 đầu dây của động cơ 3 pha
- Động cơ đồng bộ: cách nhận biết? Ưu điểm? Ứng dụng?
- Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- Tổng hợp: Phanh- Hãm động cơ
- Tổng hợp: Thắc mắc về DÒNG ĐIỆN của động cơ
-
Những thành viên đã cảm ơn tigerbeer vì bài viết hữu ích:
-
-
19-11-2009, 17:17 #2
Tự sửa động cơ: Sau khi sấy đo đc cách điện bằng 0
bác có chác chắn rằng mình đã đo đúng chưa vậy ?.
bác phải tách từng pha của động cơ rồi mới tiến hành đo được. sau đó bác đo từng pha và pha với vỏ may.
nếu bác đã đo đúng mà meonke vẩn báo = 0 thì bác hay xem lại bạn xấy đã đạt tiêu chuẩn chưa.
nếu không vì các lý do trên thì dây quấn của động cơ đã bị hỏng cách điện rồi. cho dù bác bỏ roto vào rồi đo thì kết quả cũng thế thôi.
chúc bác sửa nó thành côngSửa lần cuối bởi longVN; 17-09-2011 lúc 07:15. Lý do: sửa tiêu đề
trường sa - hoàng sa là máu thịt của việt nam
ĐTLH: 0164 3533 575
-
The Following 2 Users Say Thank You to giapty For This Useful Post:
-
20-11-2009, 17:57 #3
Tự sửa động cơ: Sau khi sấy đo đc cách điện bằng 0
Cảm ơn bạn đã chỉ giáo mình thử đi thử lại rồi mà cũng không có được đông hồ vẫn không lên.Thiệt là khổ quá đi
Sửa lần cuối bởi longVN; 17-09-2011 lúc 07:15. Lý do: sửa tiêu đề
-
Những thành viên đã cảm ơn tigerbeer vì bài viết hữu ích:
-
24-11-2009, 21:09 #4
Tự sửa động cơ: Sau khi sấy đo đc cách điện bằng 0
Bác cứ bình tĩnh.
trước hết, bác dò tìm bằng mắt xem có chỗ nào cách điện bị hỏng không, chủ yếu là ở bên ngoài, như dây dẫn ra, các đô mi nô nối dây... Thường những chỗ đó khi gặp nước dễ bị hư. Bác lưu ý kỹ những chỗ có dây tiếp xúc với vỏ máy.
Nếu toàn bộ phần ngoài không bị gì, thì khả năng trong phần dây quấn. Phần này nước khó làm cho hư, nó chỉ chui vào làm giảm điện trở cách điện thôi.
Bác phải chịu khó sấy tương đối lâu, từ 3 ngày đến 5 ngày. Nếu có được máy sấy kiểu quạt thổi khí nóng thì tốt. Nếu không, bác có thể dùng điện trở sấy, bóng đèn tròn công suất lớn... Nếu động cơ rất lớn, có thể cần đến bóng đèn 500W, và vài bóng. Nếu có điều kiện, bác sấy ngắn mạch, nghĩa là dùng biến áp thấp cho điện vào cả 3 cuộn dây song song, tính toán sao cho dòng sấy mỗi pha khoảng từ 30 đến 40% dòng định mức.
Đo điện trở cách điện thường xuyên. Thời gian đầu điện trở này sẽ giảm xuống, đến mức thấp nhất rồi mới tăng lên trở lại.
Khi điện trở cách điện đã đạt trị số tương đối cao (từ vài chục đến vài trăm M Ω) và giữ ổn định trong thời gian dài, bác hãy tẩm véc ni cho nó.
Khi tẩm lần đầu, nên pha loãng véc ni với dầu pha sơn, để véc ni có thể thấm sâu vào từng kẽ của bối dây. Lưu ý tẩm khi động cơ còn đang nóng. Phải chắc chắn véc ni có thể thấm vào càng sâu càng tốt.
Bác lập lại công đoạn tẩm, sấy với véc ni loãng vài lần, cho đến khi véc ni không thể thấm vào thêm. Lúc đó sẽ dùng véc ni có độ lỏng thông thường phủ lên bề mặt các bối dây, và sấy lần cuối.
Phải chắc chắn là sấy cho đến khi véc ni khô hoàn toàn, bề mặt bóng, và đông cứng lại, trong suốt, không có bọt.Sửa lần cuối bởi longVN; 17-09-2011 lúc 07:16. Lý do: sửa tiêu đề
-
The Following 3 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
29-01-2010, 15:20 #5
Tự sửa động cơ: Sau khi sấy đo đc cách điện bằng 0
Động cơ mới xuất xưởng (tại nhà máy chế tạo) cấp điện áp 380V, cách điện cuộn dây mới đạt trị số vài trăm MOhm, đã qua lưu kho, nó sẽ giảm xuống, trước khi đưa ra sử dụng, cần kiểm tra lại.
Động cơ đã qua sử dụng, cách điện của nó giảm đi nhiều. Nếu đã bị ngâm nước, phải kiên trì sấy sao cho đạt cách điện vài MOhm là đã tốt lắm rồi, vài chục "mê" thì thật lý tưởng, quá quắt lắm, phải chạy ở dưới 1 "mê" đấy.Sửa lần cuối bởi longVN; 17-09-2011 lúc 07:16. Lý do: sửa tiêu đề
-
Những thành viên đã cảm ơn thienpht vì bài viết hữu ích:
-
18-04-2010, 13:59 #6
sau khi quấn ĐC, kiểm tra thông mạch và chạm vỏ ok nhưng đóng điện vào nó chạy nhưng mà rung và bốc khói
các bác giúp em với
em đang quấn cái động cơ 3 pha 1 cấp tốc độ với
z=24,y=5,2p=4,T=6,mỗi cuộn có 47 vòng, em cuốn song kiểm tra thông mạch và chạm vỏ thì ok nhưng đóng điện vào nó chạy nhưng ma rung và bốc khói nũa. bác nào biết nguyên nhân tại sao và cách khắc phục chỉ giùm em với nha. tuần sau em nộp rùi. lần đầu làm mong các bác chỉ giùm
-
Những thành viên đã cảm ơn toloc vì bài viết hữu ích:
-
18-04-2010, 15:57 #7
sau khi quấn ĐC, kiểm tra thông mạch và chạm vỏ ok nhưng đóng điện vào nó chạy nhưng mà rung và bốc khói
ông bạn xem lại đi,đấu nhậm dây rồi!phải xem sơ đồ trải,để khẳng định khoảng cách các pha đúng k ,khoảng cách đấu dây đúng k,vào dây ngược chiều k.thông mạch k có nghĩa la ok,bạn ạ!
Sửa lần cuối bởi longVN; 17-09-2011 lúc 07:16. Lý do: sửa tiêu đề
-
-
22-04-2010, 19:04 #8
sau khi quấn ĐC, kiểm tra thông mạch và chạm vỏ ok nhưng đóng điện vào nó chạy nhưng mà rung và bốc khói
toloc tim thông tin trong mục Động cơ điện/ Tính tóan số liệu động cơ
Sửa lần cuối bởi longVN; 17-09-2011 lúc 07:18. Lý do: sửa tiêu đề
Life is a moment in space. . .
-
Những thành viên đã cảm ơn nguyenbachco vì bài viết hữu ích:
-
23-04-2010, 11:40 #9
sau khi quấn ĐC, kiểm tra thông mạch và chạm vỏ ok nhưng đóng điện vào nó chạy nhưng mà rung và bốc khói
Chính xác.
THường là do đấu sai dây sau khi quấn động cơ. Có thể 1 pha nào đó, có 1 cuộn dây bị sai cực tính. Từ trường của nó sẽ đối kháng với cuộn xung quanh, làm cho từ trường không tròn đều. Dòng điện khi đó sẽ tăng, vì tổng sức điện động trong 1 pha giảm xuống.
Ngoài ra còn có nguyên nhân khác là ngắn mạch giữa một số vòng dây với nhau.Sửa lần cuối bởi longVN; 17-09-2011 lúc 07:18. Lý do: sửa tiêu đề
-
Những thành viên đã cảm ơn quocthai vì bài viết hữu ích:
-
24-04-2010, 15:58 #10
sau khi quấn ĐC, kiểm tra thông mạch và chạm vỏ ok nhưng đóng điện vào nó chạy nhưng mà rung và bốc khói
em cảm ơn các bác nha em phân tích thi cũng ngi vậy
Sửa lần cuối bởi longVN; 17-09-2011 lúc 07:18. Lý do: sửa tiêu đề