Kết quả 1 đến 1 của 1
-
16-06-2009, 13:31 #1
Máy biến áp - lịch sử phát triển và Nguyên tắc hoạt động
Máy biến áp có thể thay đổi hiệu điện thế xoay chiều, tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng. Máy biến thế đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.
Cấu tạo cơ bản của máy biến áp thường là 2 hay nhiều cuộn dây đồng cách điện được quấn trên cùng 1 lõi sắt hay sắt từ ferit.
Lịch sử phát triển
Năm 1831: Michael Faraday phát hiện ra hiện tượng dòng điện tạo ra từ trường và ngược lại, sự biến thiên từ trường cũng tạo ra dòng điện.
Năm 1884: máy biến thế đầu tiên được sáng chế ra bởi Károly Zipernowsky, Miksa Déri và Ottó Titusz Bláthy.
Năm 1886: máy biến thế cho điện xoay chiều lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại Massachusetts, Mỹ.
Năm 1889: Mikhail Dolivo-Dobrovolsky chế tạo ra máy biến thế 3 pha đầu tiên.
Năm 1891: máy biến thế Tesla được chế tạo bởi Nikola Tesla, có khả năng tạo ra dòng điện xoay chiều với tần số và hiệu điện thế cao
Nguyên tắc hoạt động
Máy biến thế hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lí:
dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường (từ trường)
sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng (cảm ứng điện)
Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi sắt.
Lĩnh vực sử dụng
Máy biến thế có thể chuyển đổi hiệu điện thế đúng với giá trị mong muốn, ví dụ từ đường dây trung thế 10 kV sang mức hạ thế 230 V hay 400 V dùng trong nhà. Tại các nhà máy điện, máy biến thế thường chuyển hiệu điện thế mức trung thế từ máy phát điện (10 kV đến 50 kV) sang mức cao thế (110 kV đến 500 kV hay cao hơn) cho đường dây điện cao thế. Trong truyền tải điện năng với khoảng cách xa, hiệu điện thế càng cao thì hao hụt càng ít.
Ngoài ra còn có các máy biến thế có công suất nhỏ hơn, máy biến áp (ổn áp) dùng để ổn định điện áp trong nhà, hay các cục biến thế, cục xạc, ... dùng cho các thiết bị điện với hiệu điện thế nhỏ (230 V sang 24 V, 12 V, 3 V, ...).
Trích từ “http://vi.wikipedia.org"-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Cách làm máy biến áp 1 pha cỡ nhỏ.
- Tại sao MBA phải dấu sao/tam giác?
- Điều kiện nào để vận hành máy biến áp song song?
- Xin Thông số kỷ thuật của Máy biến áp.
- hiện tượng bão hòa lõi thép trong MBA
- em giải thích cách vẽ tổ nối dây này với ạ!
- tại sao phải đóng điện không tải MBA trước khi đưa tải vào?
- Hỏi về Máy Biến Áp 1 pha với Dòng Điện 1 Chiều ??? (tập 2)
- Tổng hợp các câu hỏi xoay quanh nội dung name plate của máy biến áp
- Cho em hỏi cách tính từ KVA ra KW
- Vấn đề về nguyên lý chuyển tải công suất trong máy biến áp.
- tổn thất trong máy biến áp gồm những thành phần nào và phụ thuộc những yếu tố nào?
- Cách xác định (chọn) tổ đấu dây cho máy biến áp
- Uv =220v, Ur = 12v. sạc bình 100A
- MBA 1000kVA thì sử dụng đc dòng tải bao nhiêu? Hiện đang sử dụng 400A thì tổn hao là bao...
Sửa lần cuối bởi quochungktb; 16-06-2009 lúc 13:35.
Lê Quốc Hùng
Chúc các bạn thành công
Thân chào
-
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Triển lãm quốc tế kỷ nguyên công nghệ số 2012
Bởi mvinhhieu trong diễn đàn TIN TỨC - VẤN ĐỀ CHUNGTrả lời: 0Bài cuối: 30-08-2012, 11:13