Kết quả 1 đến 10 của 17
Chủ đề: LỊCH SỬ phát triển NGÀNH ĐIỆN?
-
16-06-2009, 21:22 #1
LỊCH SỬ phát triển NGÀNH ĐIỆN?
Lịch sử ngành điện
Hiendaihoa, 22/02/06 - Thực tế, điện luôn hiện hữu xung quanh chúng ta bởi vì nó tồn tại tự nhiên trên trái đất này. Ví dụ, ánh sáng đơn giản là một dòng điện tử (electron) giữa mặt đất và các đám mây. Khi bạn sờ vào một vật nào đó và bị giật, đó chính là dòng điện tĩnh đang di chuyển về phía bạn.
Do đó, các thiết bị điện giống như động cơ, bóng đèn và ăcquy chỉ là các sản phẩm sáng chế đầy sáng tạo được thiết kế để khai thác và sử dụng điện.
Các khám phá đầu tiên về điện xuất hiện từ Hy Lạp cổ đại. Các triết gia Hy Lạp đã phát hiện ra rằng khi cọ xát hổ phách với vải, những đồ vật nhẹ sẽ bám vào nó. Đây chính là nền tảng của điện tĩnh.
Trải qua nhiều thế kỉ, đã có nhiều phát minh về điện. Tất cả chúng ta đều đã nghe nói đến những nhân vật nổi tiếng như Benjamin Franklin và Thomas Edison, nhưng còn nhiều nhà phát minh khác trong lịch sử góp phần vào sự phát triển ngành điện mà nhiều người chưa biết đến.
Những nhân vật nổi tiếng ngành điện
Benjamin Franklin
Franklin là nhà văn, chủ báo, nhà khoa học và nhà ngoại giao Mỹ tham gia soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của Mỹ và cùng Oasinhtơn xây dựng Hiến pháp Hoa Kỳ. Thông qua thí nghiệm ông đã chứng minh điện sinh ra khi sét đánh và điện do công nhân làm ra trong nhà máy bản chất đều giống nhau.
Vào một chiều mưa to gió lớn của tháng 6 năm 1752, Franklin đã lợi dụng điều kiện thời tiết này để thả diều làm thí nghiệm. Vì thả diều làm thí nghiệm trong trời mưa có sấm chớp nên ông đã dùng lụa thay giấy diều. Từ đầu chiếc diều ông buộc một sợi dây kim loại mài nhọn đầu như kim để hút điện. Dây diều làm dây dẫn điện. Cuối dây được nối với dây lụa làm vật cách điện. Giữa chỗ nối dây diều với dây lụa Franklin treo một chiếc chìa khóa. Rồi không quản sấm chớp gió bão, ông phóng diều lên không trung. Diều và dây đều ướt sũng. Nhưng khi trời đã quang đãng hơn, sấm cũng xa dần, những tia chớp sáng vẫn chạy chằng chịt trên trời, ông phát hiện ra rằng những sợi tơ trên dây diều đều dựng cả lên. Và đây chính là điện.
Galvani and Volta
Năm 1786, Luigi Galvani, một giáo sư y khoa người Ý phát hiện ra rằng khi châm một con dao kim loại vào chân của một con ếch đã mổ, chân của nó co giật mạnh. Galvani nghĩ rằng chắc hẳn cơ của ếch có chứa điện. Đến năm 1792, Alessandro Volta - nhà khoa học người Ý khác - lại cho rằng khi độ ẩm xuất hiện giữa hai kim loại khác nhau sẽ tạo ra điện. Do đó, ông đã sáng tạo ra pin hóa học đầu tiên - pin điện (voltaic pile) - làm từ các tấm đồng và kẽm mỏng được ngăn cách bằng một pasteboard ẩm.
Bằng cách này, một loại điện mới ra đời, điện chảy đều đều giống như một dòng nước thay vì tự phóng điện. Volta chỉ ra rằng điện có thể sinh ra khi di chuyển từ nơi này tới nơi khác nhờ dây điện. Và đây chính là một đóng góp quan trọng cho khoa học ngành điện. Tên của ông được đặt cho một đơn vị đo điện thế là Volt (V).
Michael Faraday
Michael Faraday là một nhà khoa học nổi tiếng người Anh. Ông rất quan tâm đến phát minh nam châm điện. Nếu điện có thể tạo ra từ tính thì tại sao từ tính lại không thể sinh ra điện.
Năm 1831, Faraday đã tìm ra một giải pháp. Điện có thể được sinh ra qua một từ tính khi chuyển động. Ông phát hiện ra rằng khi cho một thanh nam châm chạy trong một cuộn dây đồng sẽ có một dòng điện nhỏ chạy qua cuộn dây. Sau nhiều đêm cặm cụi với những thanh nam châm và cuộn dây, Michael Faradayđã hoàn thành chiếc máy phát điện đầu tiên mà ông nghĩ. Vậy là ông đã thực hiện được ước mơ biến từ thành điện-nguồn năng lượng sạch và phổ biến nhất hiện nay.
Thomas Edison and Joseph Swan
Gần 40 đã trôi qua kể từ khi Thomas Editon (người Mỹ) chế tạo ra máy phát điện một chiều (DC). Mọi người còn biết đến nhiều phát minh của Edition như máy quay đĩa, máy điện báo. Năm 1878, Joseph Swan, nhà khoa học người Anh đã chế tạo mộtđèn điện sử dụng sợi than trong chân không. 12 tháng sau, Edison cũng có một khám phá tương tự ở Mỹ.
Sau đó, Swan và Edition cùng nhau thành lập một công ty để sản xuất đèn điện đầu tiên.
Edition đã sử dụng máy phát điện một chiều (DC) để thắp sáng phòng thí nghiệm của ông và sau đó dùng đèn điện để chiếu sáng thành phố New York vào tháng 9 năm 1882. Tuy nhiên, các nhà khoa học khác ở châu Âu và Mỹ nhận ra rằng DC có nhiều bất lợi.
George Westinghouse and Nikola Tesla
Westinghouse là nhà phát minh và nhà tư bản công nghiệp nổi tiếng người Mỹ, người đã mua và phát triển động cơ của Nikola Tesla để tạo ra dòng điện xoay chiều (AC). Công việc của Westinghouse, Tesla và nhiều người khác đã dần dần thuyết phục xã hội Mỹ chấp nhận rằng tương lai dành cho AC hơn là DC.
James Watt
James Watt (sinh năm 1736) là nhà phát minh động cơ làm ngưng hơi người Xcotlen. Khi máy phát điện của Edison kết hợp với động cơ hơi nước (steam engine) của Watt, nguồn điện quy mô lớn trở thành một nhiệm vụ thiết thực. Những cải tiến về động cơ hơi nước của ông đã được cấp bằng sáng chế hơn 15 năm, bắt đầu từ năm 1769 và tên tuổi của ông đã được lấy làm tên của một đơn vị điện là Watt (W).
Động cơ của Watt sử dụng pitông chuyển động qua lại, tuy nhiên các trạm nhiệt điện ngày nay lại sử dụng tuabin hơi nước, theo chu trình Rankline do William J.M Rankine (kĩ sư nổi tiếng người Xcôtlen khác) phát triển năm 1859.
Andre Ampere and George Ohm
Andre Marie Ampere, nhà toán học người Pháp đã dành trọn đời mình để nghiên cứu điện và từ tính, là người đầu tiên giải thích thuyết điện - động lực (electro-dynamic). Hiện nay, tên của Ampere được đặt cho một đơn vị dòng điện để tưởng nhớ đến ông.
George Simon Ohm, nhà toán học và vật lí học người Đức, là giáo viên một trường đại học ở Cologne. Những học thuyết của ông không được các nhà khoa học Đức chấp nhận nhưng nghiên cứu của ông lại được người Anh nhận ra và năm 1841 ông được nhận huy chương Copley. Tên tuổi của ông cũng được đặt cho đơn vị điện trở.
Trích từ Hiendaihoa, 22/02/06-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Một số hình hình thức ĂN CẮP ĐIỆN phổ biến:
- [NGUYÊN NHÂN THIẾU ĐIỆN TẠI VN] các giải pháp đã và đang thực hiện, với các ý kiến phản...
- [Năm 2011] GIÁ ĐIỆN
- [2011 - CUNG và CẦU] TIẾT KIỆM - LÃNG PHÍ - THIẾU điện:
- Nguyên nhân thiếu điện, giải pháp từ một cách nhìn khác
- [ 2011 ] EVN, TRIỂN LÃM, SỰ KIỆN, các vấn đề về THIẾT BỊ ĐIỆN ....
- Ai là ông tổ của ngành điện
- Các tin tức về THUỶ ĐIỆN
- [2008 - 2010] Tin tức EVN liên quan đến việc Xây dựng nhà máy-Giá điện-Ý kiến.
- LỊCH SỬ phát triển NGÀNH ĐIỆN?
- Sản xuất điện từ những nguồn năng lượng khác ( ĐIỆN HẠT NHÂN)
- Tin Tức về Các Triển lãm, giới thiệu giải pháp công nghệ mới trong ngành điện.
- Năm 2011 điện thiếu bao nhiêu
- Vẻ đẹp đến từng Electron của Miss Điện lực
- Mời cao thủ bình luận hiện tượng rã lưới
Lê Quốc Hùng
Chúc các bạn thành công
Thân chào
-
The Following 17 Users Say Thank You to quochungktb For This Useful Post:
-
-
30-09-2009, 21:52 #2
Bài hay was, mình học trongnghanhf điện mà không biết lịch sử của nó thì kém quá..thank bác phát nữa
-
Những thành viên đã cảm ơn crack_vl vì bài viết hữu ích:
-
09-02-2010, 21:01 #3
Thật bổ ích. Học ngành điện mà giờ mới biết lịch sử của nó.:)
-
Những thành viên đã cảm ơn nguyenkhoa_dn91 vì bài viết hữu ích:
-
07-09-2010, 00:03 #4
Ðề: Lịch sử phát triển ngành điện.
biết lịch sử là một vấn đề thôi các bác còn phải nghiên cứu nó nhiều hơn nữa kìa
có gắng nhéTẠM BIỆT MÃI MÃI.
-
Những thành viên đã cảm ơn trungtdcds vì bài viết hữu ích:
-
07-09-2010, 11:08 #5
Ðề: Lịch sử phát triển ngành điện.
bổ ích đó bạn
-
07-09-2010, 12:17 #6
-
10-09-2010, 19:53 #7
Ðề: Lịch sử phát triển ngành điện.
Bài viết wa hay,huy vong sẽ có nhìu bài hay nữa
-
20-02-2011, 01:49 #8
Ðề: Lịch sử phát triển ngành điện.
bi h chúng ta viết tiếp lịch sửa của nghànnhh đi mấy pác he?
lịch sử nghànnhh điện thời cận hiện đại và thời hiện đại?? chưa có hehe! mời các cao nhân điên năng viết bài....loading chữ ký
-
Những thành viên đã cảm ơn N6288 vì bài viết hữu ích:
-
18-10-2011, 15:44 #9
Ðề: Lịch sử phát triển ngành điện.
Lịch sử phát triển ngành điện lựcTổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2006, theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành nghề. Trong đó, sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo.
Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Hiện nay, EVN có 5 Tổng Công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Lĩnh vực truyền tải cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng Công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban Quản lý dự án (Ban Quản lý dự án miền Bắc, Trung, Nam).
Bên cạnh đó, lĩnh vực cơ khí điện lực và viễn thông công cộng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Những cái tên như: Công ty CP Cơ khí Điện lực, Công ty CP Chế tạo Thiết bị Điện Đông Anh… hay EVNTelecom đã trở nên quen thuộc, đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm cơ khí và dịch vụ viễn thông công cộng.
Ngoài các lĩnh vực chính kể trên, cũng không ngừng phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực như: Tư vấn; nghiên cứu – đào tạo, tài chính – ngân hàng… Đây sẽ là những thế mạnh khác giúp EVN phát triển vững mạnh và toàn diện hơn. Nhằm định hướng cho quá trình phát triển ngành điện Việt Nam, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam trong thời gian tới là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí và than để phát triển cân đối nguồn điện; xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam; xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La; nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử; đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia; đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi; tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.
Dựa trên những mục tiêu phát triển đưa ra, chiến lược hoạt động của EVN trong thời gian tới là kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; trong đó, các ngành sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực vẫn là những ngành kinh doanh chính, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
-
The Following 4 Users Say Thank You to bluetear For This Useful Post:
-
20-11-2011, 19:30 #10
Ðề: Lịch sử phát triển ngành điện.
file PFD các bác dow về đọc nha.
http://www.data.webdien.com/free/dow...c6a12b7e599628
Tài liệu do chính ngành điện viết về 55 năm ngành điện Việt Nam đó.muốn thắng là phải biết thua
-
The Following 2 Users Say Thank You to Tý nỵ For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Cắt điện triền miên
Bởi quanglestkpt trong diễn đàn HỎI & ĐÁP VỀ ĐIỆNTrả lời: 4Bài cuối: 09-05-2011, 10:18