Kết quả 1 đến 10 của 10
Chủ đề: từ dư trong động cơ
-
22-06-2009, 12:44 #1
từ dư trong động cơ
có bác nào giúp mình biết được từ dư trong máy điện là gì không? từ dư tốt cho máy điện hay là xấu? các phương pháp tạo từ dư và khử từ dư
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Mạch khởi động động cơ
- Tổng hợp: Vẽ sơ đồ trãi và quấn dây động cơ
- cách đấu dây động cơ quạt có 5 đầu dây .
- Chú Nguyễn Văn Thơm - điện dân dụng
- Tổng hợp: động cơ ba pha chạy ở lưới điện 1 pha
- động cơ một pha
- Tổng hợp: Các lưu ý trong mạch sao- tam giác
- công thức tính dòng điện cho động cơ 3 pha
- Khác biệt giữa roto dây quấn và roto lồng sóc ?
- Tổng hợp: 1001 thắc mắc của người tiêu dùng về Động cơ- máy bơm nước.
- Tổng hợp: các vấn đề liên quan đến 6 đầu dây của động cơ 3 pha
- Động cơ đồng bộ: cách nhận biết? Ưu điểm? Ứng dụng?
- Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- Tổng hợp: Phanh- Hãm động cơ
- Tổng hợp: Thắc mắc về DÒNG ĐIỆN của động cơ
-
Những thành viên đã cảm ơn combui_viahe vì bài viết hữu ích:
-
-
22-06-2009, 17:30 #2
Đối với các máy phát điện xoay chiều và một chiều, do cuộn kích thích luôn nhận dòng một chiều nên luôn luôn có từ dư. Tùy thuộc vào chất liệu thép làm lõi sắt phần cảm, mà từ dư nhiều hay ít.
Đối với máy phát điện một chiều kích thích song song hoặc hỗn hợp, từ dư rất có ích để tự mồi điện áp. Nếu không có từ dư, điện áp không tự tăng lên được, mà phải dùng nguồn một chiều ngoài kích thích ban đầu.
Nhưng những máy phát điện một chiều dùng cho điều khiển, người ta lại không mong muốn có từ dư này, vì nếu có sẽ tạo ra đặc tính Hysterisis không cần thiết.
Đối với động cơ điện, từ dư gần như không có tác dụng gì đáng kể ngoại trừ máy phát điện nam châm vĩnh cửu.
Đối với máy phát điện xoay chiều, từ dư gần như không đủ để máy tự kích lên điện áp. Người ta phải sử dụng từ dư của máy kích thích ( máy một chiều hay máy xoay chiều brushless). Các máy kích thích tĩnh gần như luôn phải có hệ thống mồi bằng bình ắc quy.
Riêng các máy kích thích tĩnh sử dụng phương pháp tự đồng bộ, người ta sử dụng từ dư của rotor để tạo điện áp rất bé, để xác định thời điểm đóng kích thích. Phương pháp xác định gần giống như so pha trong hòa đồng bộ thông thường.
Trong các trường hợp từ dư cần cho máy điện, đôi khi cũng nảy sinh trường hợp khó chịu là mất từ dư, hoặc từ dư bị ngược cực tính. Lúc ấy phải tạo lại từ dư bằng cách sử dụng nguồn một chiều tăng lên và giảm xuống từ từ. Cách đơn giản nhất là cho may quay và mồi kích từ bằng bình ắc quy theo đúng chiều, và đợi cho điện áp tăng dần đến định mức.
Trong các trường hợp từ dư có hại, người ta sẽ khử từ dư bằng dòng điện xoay chiều, cũng tăng từ từ đến trị số lớn nhất và giảm từ từ về 0.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 5 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
23-06-2009, 11:45 #3
Nhưng những máy phát điện một chiều dùng cho điều khiển, người ta lại không mong muốn có từ dư này, vì nếu có sẽ tạo ra đặc tính Hysterisis không cần thiết.
Với nhưng động cơ như thê này thì ta sẽ khử từ như thế nào? nếu như máy phát điện là một chiều mà ta đưa áp xoay chiều vào tăng dần đến giá trị định mức thì sẽ xảy ra điều gì?
Đối với động cơ điện, từ dư gần như không có tác dụng gì đáng kể ngoại trừ máy phát điện nam châm vĩnh cửu.
Cho em hỏi cái này tí luôn, nếu với động cơ xoay chiều 3 pha, công suất < 3.7 kW thì khi bị mất 1 pha động cơ sẽ chạy được không nếu không có từ dư?
-
Những thành viên đã cảm ơn combui_viahe vì bài viết hữu ích:
-
23-06-2009, 20:02 #4
Khử từ dư cho động cơ DC mà dùng AC nên làm trong lúc máy đứng yên. Lúc đó các cuộn dây sẽ đáp ứng như một biến áp thôi. Và cũng không nên dể điện áp hoặc dòng điện vượt quá định mức.
Khi mạch 3 pha mất 1 pha, thì động cơ 3 pha sẽ không tự khởi động được.
Nhưng nếu động cơ đang chạy mà bị mất pha, nó sẽ tiếp tục quay, mà không cần từ dư gì cả.
Nhóc xin sửa lại câu này:
Đối với động cơ điện, từ dư gần như không có tác dụng gì đáng kể ngoại trừ máy phát điện nam châm vĩnh cửu.
Đối với động cơ điện, từ dư gần như không có tác dụng gì đáng kể ngoại trừ động cơ điện nam châm vĩnh cửu.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
Những thành viên đã cảm ơn cô Nhóc vì bài viết hữu ích:
-
23-06-2009, 20:53 #5
Trường hợp hữu ích nhất của từ dư là ở Máy phát điện một chiều tự kích. Trong chế độ tự kích, cuộn dây kích từ không nối với nguồn kích từ mà được nối ngắn mạch. Khi cho phần ứng quay, có điện, nó sẽ phản ứng lại với phần cảm (cuộn kích từ) để tăng dần dòng kích từ và do đó tăng dần từ thông đến định mức. Điều kiện để có thể phát tự kích là có lượng từ dư trong lõi sắt kích từ. Thường chỉ các máy phát công suất nhỏ mới dùng phương pháp tự kích.
Lâu rồi em không sờ đến kiến thức này, không rõ nói có đúng không nữa. Chị Nhóc có thể nói rõ hơn về vấn đề trễ do từ dư trong máy phát dùng cho điều khiển không?
-
Những thành viên đã cảm ơn baohuy_pla vì bài viết hữu ích:
-
24-06-2009, 11:53 #6
khi động cơ đang DC đang đứng yên, ta cấp vào đó một nguồn AC tăng dần đến giá trị định mức, dòng điện tăng dần đến giá trị định mức. Em không biết nếu như là một biến áp thì đầu ra nó sẽ là cái gì? nếu giả sử xem như ngắn mạch đầu ra thì điện áp chỉ tăng được đến 6% Udm thôi?
Em có cái động cơ xoay chiều 3 pha công suất nhỏ hơn 3,7 KW, mất 1 pha, nó vẫn chạy bình thường mà không cần tạo môment ban đầu. theo em hiểu thì từ trường bên trong động cơ sẽ là từ trường ko đều chứ không phải là từ trường đập mạch
-
Những thành viên đã cảm ơn combui_viahe vì bài viết hữu ích:
-
24-06-2009, 18:49 #7
Em cũng nghĩ là trường hợp này chị Nhóc có nhầm lẫn. Động cơ 3 pha mà mất đi 1 pha thì vẫn có 2 pha chạy trong 2 cuộn dây (nếu nối hình sao) hoặc 3 cuộn dây (nếu nối hình tam giác). 2 pha này mỗi pha tạo ra một từ trường đập mạch lệch nhau 120 độ điện, do đó từ trường tổng vẫn là một từ trường quay nên động cơ vẫn chạy được. Tuy nhiên, moment sẽ không đều do tốc độ từ trường quay sẽ không đều.
-
The Following 2 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:
-
24-06-2009, 21:12 #8
Khi mất 1 pha, thì chắc chắn dòng điện của 2 pha còn lại sẽ không lệch nhau 120 º nữa, mà chắc chắn sẽ lệch pha với nhau 180 º. Vì sao, thì các anh chị vẽ mạch tương đương ra sẽ thấy.
Như vậy, động cơ ba pha khi đó sẽ hành xửa y hệt như động cơ một pha:
1/. Nếu mất pha lúc khởi động, thì động cơ sẽ không tự khởi động được. Nhưng nếu ta quay nó theo chiều nào, thì nó sẽ tiếp tục quay theo chiều đó.
2/. Nếu mất pha lúc đang vận hành bình thường, động cơ tiếp tục quay theo chiều như cũ, nhưng dòng điện của 2 pha còn lại sẽ tăng lên ít nhất 1,7 lần. Động cơ sẽ bị quá nhiệt nhanh chóng và sẽ bị cắt bởi rơ le quá nhiệt.
Từ trường trong động cơ sẽ gồm 2 phần: từ trường của phần cảm sẽ là từ trường đập mạch, từ trường của phản ứng phần ứng sẽ là từ trường quay không tròn đều. Như vậy, từ trường tổng sẽ là từ trường quay không tròn đều.
Pha bị mất vẫn xuất hiện điện áp, do phản ứng phần ứng cảm ứng qua. Động cơ điện khi đó sẽ tương đương với một động cơ một pha và 1 máy phát không đồng bộ ba pha cùng nối chung vào hệ thống.
Nếu động cơ có công suất lớn cùng hoạt động song song với động cơ có công suất nhỏ hơn, thì động cơ lớn sẽ giữ vai trò phát điện áp cho pha bị mất. Khi đó động cơ nhỏ mặc dầu bị mất pha nhưng tác hại vẫn ít hơn trường hợp mất pha khi hoạt động độc lập. Trong khi động cơ lớn sẽ có tác hại nặng nề hơn.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 4 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
24-06-2009, 21:16 #9
Không nối ngắn mạch đâu anh, vẫn nối như bình thường thôi, nghĩa là nối tiếp với điện trở điều chỉnh dòng và cả 2 song song với Rotor.
Như vậy khi phần ứng có điện áp, nó mới có dòng đưa về tự kích.
Điều kiện tự kích là điện trở mạch điều khiển dòng phải nhỏ hơn 1 trị số tới hạn nào đó. Nếu lớn hơn thì dòng điện tự kích đưa về sẽ không đủ để tự nâng điện áp lên.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 2 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
26-06-2009, 11:48 #10
Theo lý thuyết là vậy. nhưng độ lệch 120 độ điện hay 180 độ điện phụ thuộc vào đâu? vào cách quấn dây hay phụ thuộc vào số mạch từ?
Em đã từng thấy cái motor băng tải 2.2 KW bị mất 1 pha mà vẫn tự khởi động được, nhiệt độ của motor có tăng lên nhanh thiệt, nhưng cái băng tải này hoạt động ở chế độ ngắn hạn lập lại, chỉ hoạt động chừng 3 phút rùi ngưng. nên chuyện rờ le nhiệt có nhãy cũng khó.
cô nhóc làm ơn giải thích dùm em
-
The Following 2 Users Say Thank You to combui_viahe For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Structure Tag trong Wincc và Supper Tag trong Intouch Wonderware
Bởi khongbaogio trong diễn đàn SCADA - HMITrả lời: 8Bài cuối: 08-06-2013, 16:04 -
Thảo luận - về các sự cố hay xảy ra trong khi vận hành hệ thống xử lý nước cũng như lò hơi trong nhà máy nhiẹt điện
Bởi nguyenquanghoe trong diễn đàn Nhà máy điện - Trạm biến ápTrả lời: 4Bài cuối: 09-02-2012, 10:11 -
Trợ giúp - Xin bảng tra R và S trong phần kiểm tra thiết kế chiếu sáng trong nhà
Bởi dcdien90 trong diễn đàn Hệ thống chiếu sángTrả lời: 0Bài cuối: 28-09-2011, 09:29 -
Thảo luận - Những vấn đề trong sử dụng năng lượng trong sinh hoạt dân dụng
Bởi manh89 trong diễn đàn HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MỚITrả lời: 0Bài cuối: 13-08-2011, 17:02 -
Lỗi trong graphic desiger trong wincc
Bởi bichhien082008 trong diễn đàn SCADA - HMITrả lời: 1Bài cuối: 18-04-2011, 22:52