Kết quả 1 đến 10 của 11
-
23-03-2011, 17:55 #1
Động cơ 3 pha: Ba câu hỏi bắt đầu bằng "Tại sao..."
Em vài thắc măc chưa rõ ai giúp em với.
1 là: Tại sao mắc điện trở phụ vào động cơ thì giúp cho động cơ giảm được dòng mở máy? Tương tự cho mạch sao tam giác (tại sao).
2 là: Tại sao đảo thứ tự các pha thì động cơ đảo chiều?
3 là: Tại sao dòng DC lại Hãm được động cơ-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Mạch khởi động động cơ
- Tổng hợp: Vẽ sơ đồ trãi và quấn dây động cơ
- Chú Nguyễn Văn Thơm - điện dân dụng
- cách đấu dây động cơ quạt có 5 đầu dây .
- Tổng hợp: động cơ ba pha chạy ở lưới điện 1 pha
- động cơ một pha
- Tổng hợp: Các lưu ý trong mạch sao- tam giác
- công thức tính dòng điện cho động cơ 3 pha
- Khác biệt giữa roto dây quấn và roto lồng sóc ?
- Tổng hợp: 1001 thắc mắc của người tiêu dùng về Động cơ- máy bơm nước.
- Tổng hợp: các vấn đề liên quan đến 6 đầu dây của động cơ 3 pha
- Động cơ đồng bộ: cách nhận biết? Ưu điểm? Ứng dụng?
- Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- Tổng hợp: Phanh- Hãm động cơ
- Tổng hợp: Thắc mắc về DÒNG ĐIỆN của động cơ
-
-
24-03-2011, 08:47 #2
Ðề: Thắc mắc về động cơ 3 pha
[IMG]
-
24-03-2011, 09:22 #3
Ðề: Thắc mắc về động cơ 3 pha
Mấy cái này bác đọc ở cuốn truyền động điện ,máy điện.
-
25-03-2011, 15:41 #4
Ðề: Thắc mắc về động cơ 3 pha
Câu 1 áp dụng định luật ôm
I=U/R
Dùng điện trở phụ R tăng --> I giảm
KĐ sao tam giác: Đấu tam giác U=220V, Đấu sao U=380V
-
-
25-03-2011, 19:52 #5
Ðề: Thắc mắc về động cơ 3 pha
Câu 1: đảo thứ tự của 2 trong 3 pha thì từ trường quay của stator sẽ đảo chiều quay, dẫn đến việc đảo chiều động cơ.
Câu 2: anh gaga tham khảo tại topic này:
http://webdien.com/d/showthread.php?t=11881
Cu Tí trích lại một bài:
Bạn thắc mắc tại sao việc cấp nguồn DC lại có thể hãm được động cơ. Đây là nguyên lý hãm động năng cổ điển khi điều khiển động cơ bằng các contactor (với hệ truyền động dùng biến tần thì hãm động năng là sử dụng điện trở hãm ở DC link)
Nguyên lý hãm động năng dùng nguồn 1 chiều như sau:
Khi cần hãm động cơ, ta cắt động cơ ra khỏi nguồn 3 pha và đóng vào nó một nguồn DC (trong sơ đồ này là nguồn DC được chỉnh lưu từ biến áp).
Khi cắt động cơ ra khỏi nguồn, stator không còn dòng điện --> không còn từ trường --> không còn cảm ứng điện từ với rotor --> rotor quay tự do.
Lúc này, ta đóng 1 nguồn DC vào stator của động cơ, như vậy là ta đã kích từ một chiều cho dây quấn stator, từ trường stator sinh ra là từ trường không đổi như một nam châm vĩnh cửu.
Rotor quay trong từ trường một chiều --> xuất hiện dòng điện cảm ứng một chiều trong dây quấn rotor (với động cơ lồng sóc là các thanh dẫn). Các dòng điện cảm ứng này sinh ra trong rotor từ trường không đổi như một nam châm vĩnh cửu.
Như vậy, lúc này cả stator và rotor đều được kích từ một chiều, từ trường stator và rotor đều là từ trường không đổi. Do vậy tương tác giữa hai từ trường này có tác dụng sinh mômen cản trở chuyển động rotor, tức là sinh ra mômen hãm, rotor sẽ dừng lại.
Hình minh họa dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này:
-
-
02-04-2011, 23:31 #6
Ðề: Thắc mắc về động cơ 3 pha
Bạn Cu-Tí giải thích chưa thật chính xác ở chỗ: dòng ngắn mạch trong rotor trong cách hãm mà bạn mô tả là dòng xoay chiều. Khi kích thích stator của động cơ bằng dòng một chiều thì động cơ sẽ hoạt động giống hệt như một máy phát có phần ứng là rotor, nhưng phần ứng lại bị ngắn mạch, thành thử ra nó cũng là tải của máy phát. Theo nguyên lý cảm ứng điện từ, từ trường của rotor trong thời điểm này có xu hướng chống lại sự biến thiên của từ trường đã sinh ra nó, tức là nó sẽ bị quay chậm lại tùy theo dòng kích thích một chiều và tùy theo quán tính của tải mà động cơ đang làm việc.
Thân ái!
Life is a moment in space. . .
-
The Following 4 Users Say Thank You to nguyenbachco For This Useful Post:
-
08-09-2011, 21:26 #7
Ðề: Động cơ 3 pha: Ba câu hỏi bắt đầu bằng "Tại sao..."
xin cho mình hỏi là tại sao khi hãm DC thì lại có năng lượng trả về trên điện trở hãm là cho điện trở rất nóng.
-
09-09-2011, 07:47 #8
Ðề: Động cơ 3 pha: Ba câu hỏi bắt đầu bằng "Tại sao..."
Cả 2 anh đều không đúng. U nguồn thì không đổi, nhưng U đặt lên mỗi cuộn sẽ thay đổi tùy theo cách đấu.
Thí dụ như nếu động cơ có cuộn dây định mức 389V (trên nhãn sẽ ghi là Y/Δ 660/380V) và đặt vào mạng điện 380V. Như vậy khi hoạt động bình thường anh phải đấu tam giác.
Đấu tam giác, mỗi cuộn dây chịu 380V. Đấu sao, mỗi cuộn chỉ chịu 220V thôi, thấp hơn định mức, nên giảm dòng.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 4 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
16-11-2011, 16:43 #9
Ðề: Động cơ 3 pha: Ba câu hỏi bắt đầu bằng "Tại sao..."
câu 1:khi mắc thêm điện trở phụ thì r tăng suy ra I giảm(dl ôm)
câu 2:khi đảo pha thì từ thông trong mạch đảo chiều nên dộng vơ đảo chiều quay
câu 3e k nhớ hjhj
-
16-11-2011, 22:49 #10
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Nhật ký (kinh nghiệm) "tán gái" + "đc gái tán" của anh em chúng ta
Bởi minhwilliam trong diễn đàn Tình trườngTrả lời: 5Bài cuối: 21-02-2013, 15:58 -
Phân biệt tường tận 2 thuật ngữ: "Cung cấp" và "Phân phối"
Bởi Văn Quyết BK trong diễn đàn THẢO LUẬN VỀ CƠ ĐIỆN - M&ETrả lời: 0Bài cuối: 05-12-2012, 11:17 -
Các "Mod mới" và các nick lên màu "rửa" chức với member webdien
Bởi wendy trong diễn đàn GÓC CHÉM GIÓTrả lời: 78Bài cuối: 04-12-2011, 17:57 -
18/09/2010 Chúc Mừng Sinh Nhật "cô Nhóc" và pé "xuxupzo"
Bởi wendy trong diễn đàn LÀM QUEN - KẾT BẠN - GIAO LƯUTrả lời: 23Bài cuối: 27-09-2010, 21:47