• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 4 1234 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 32
    1. #1
      Tham gia
      19-03-2008
      Bài viết
      85
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 198 lần, trong 27 bài

      Mặc định Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD

      Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác.

      Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Nó thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.

      Lịch sử phát triển

      Trước khi từ tính và điện năng được khám phá, các máy phát điện đã sử dụng nguyên lý tĩnh điện. Máy phát điện Wimshurst đã sử dụng cảm ứng tĩnh điện. Máy phát Van de Graaff đã sử dụng một trong hai cơ cấu sau:

      Điện tích truyền từ điện cực có điện áp cao
      Điện tích tạo ra bởi sự ma sát
      Máy phát tĩnh điện được sử dụng trong các thí nghiệm khoa học yêu cầu điện áp cao.Vì sự khó khăn trong việc tạo cách điện cho các máy phát tạo điện áp cao, cho nên máy phát tĩnh điện được chế tạo với công suất thấp và không bao giờ được sử dụng cho mục đích phát điện thương mại.

      Faraday

      Vào năm 1831-1832 Michael Faraday đã phát hiện ra rằng một chênh lệch điện thế được tạo ra giữa hai đầu một vật dẫn điện mà nó chuyển động vuông góc với một từ trường. Ông ta cũng đã chế tạo máy phát điện từ đầu tiên được gọi là "đĩa Faraday", nó dùng một đĩa bằng đồng quay giữa các cực của một nam châm hình móng ngựa. Nó đã tạo ra một điện áp DC nhỏ và dòng điện lớn.

      Dynamo

      Dynamo là máy phát điện đầu tiên có khả năng cung cấp điện năng cho công nghiệp. Dynamo sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để biến đổi năng lượng quay cơ học thành dòng điện xoay chiều. Cấu tạo của dynamo bao gồm một kết cấu tĩnh mà nó tạo ra từ trường mạnh và một cuộn dây quay. Ở các máy phát dynamo nhỏ, từ trường được tạo ra bằng các nam châm vĩnh cữu, đối với các máy lớn, từ trường được tạo ra bằng các nam châm điện.

      Máy phát dynamo đầu tiên dựa trên nguyên lý Faraday được chế tạo vào năm 1832 do [[Hippolyte Pixii]- một nhà chế tạo thiết bị đo lường. Máy này đã sử dụng một nam châm vĩnh cửu được quay bằng một tay quay. Nam châm quay được định vị sao cho cực Nam và cực Bắc của nó đi ngang qua một mẫu sắt được quấn bằng dây dẫn. Pixii phát hiện rằng nam châm quay đã tạo ra một xung điện trong dây dẫn mỗi lần một cực đi ngang qua cuộn dây. Ngoài ra, các cực Bắc và Nam của nam châm đã tạo ra một dòng điện có chiều ngược nhau. Bằng cách bổ sung một bộ chuyển mạch, Pixii đã có thể biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

      Không giống như đĩa Faraday, nhiều vòng dây được nối nối tiếp được sử dụng trong cuộn dây chuyển động của dynamo. Điều này cho phép điện áp đầu cực của máy cao hơn so với đĩa Faraday tạo ra, do đó điện năng có thể phân phối ở mức điện áp thích hợp.

      Mối quan hệ giữa chuyển động quay cơ học và dòng điện trong dynamo là quá trình thuận nghịch, nguyên lý về mô tơ điện đã được phát hiện khi người ta thấy rằng một máy dynamo có thể tạo ra cho một máy dynamo thứ hai quay nếu cấp dòng điện qua nó.

      Jedlik dynamo

      Năm 1827, Anyos Jedlik bắt đầu thử nghiệm với các thiết bị quay có từ tính mà ông gọi là các rotor tự từ hóa. Trong mẫu vật đầu tiên của một bộ khởi động đơn cực, (đã được hoàn tất trong khoảng 1852 và 1854) cả phần tĩnh lẫn phần quay đều là nam châm điện. Ông đã trình bày nguyên lý của dynamo ít nhất là 6 tháng trước Ernst Werner von Siemens và Charles Wheatstone. Trên thực chất nguyên lý của nó là thay vì sử dụng nam châm vĩnh cửu, thì dùng 2 nam châm điện đối xứng nhau để tạo ra từ trường bao xung quanh rotor.


      Gramme dynamo
      Cả hai thiết kế trên đều tồn tại một vấn đề như nhau: Chúng tạo ra những xung dòng điện nhọn đầu không mong muốn. Antonio Pacinotti, một nhà khoa học người Ý đã tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách thay các cuộn dây tròn bằng các cuộn dây hình xuyến, tạo ra bằng cách quấn trên một vòng thép. Như vậy luôn có một số vòng của cuộn dây sẽ thông qua từ trường, và làm cho điện áp, dòng điện có dạng phẳng hơn. Zénobe Gramme đã thực hiện lại thiết kế này vài năm sau đó khi thiết kế một số nhà máy điện ở Paris trong thập niên 1870. Thiết kế này bây giờ được gọi là Gramme dynamo. Những phiên bản khác nhau đã được phát triển, và chế tạo từ dây, nhưng nguyên lý cơ bản về những cuộn dây xếp theo vòng đã trờ thành trái tim của tất cả các dynamo hiện nay.
      nguồn http://vi.wikipedia.org

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:

      Sửa lần cuối bởi tranthanhnghia2; 21-03-2008 lúc 18:17.

    2. The Following 10 Users Say Thank You to tranthanhnghia2 For This Useful Post:


    3. #2
      Tham gia
      25-03-2010
      Bài viết
      921
      Cảm ơn
      175
      Được cảm ơn 1,282 lần, trong 553 bài

      Mặc định Ðề: Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD

      Trích dẫn Gửi bởi thienungtop1 Xem bài viết
      Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Nó thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.

      May phat dien thì chỉ phát điện thôi chứ. còn chỉnh lưu thì có bộ chỉnh lưu, điều chỉnh điện áp thì có máy biến áp, máy biến dòng
      Bác nói vậy là k0 chính xác rồi?! Máy biến áp có điều chỉnh điện áp nhưng là phụ thôi (đối với các MBA có bộ điều áp dưới tải), điều chỉnh điện áp chính cho lưới điện vẫn là máy phát điện.

    4. #3
      dichvumayphat's Avatar
      dichvumayphat Guest

      Mặc định Ðề: Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD

      Theo mình máy phát điện chỉ có nhiệm vụ là "phát điện".
      Chỉnh lưu không do máy phát điện quyết định. Nếu bác cần chỉnh lưu máy xoay chiều, hãy lắp thêm tụ :D. Không có bộ chỉnh lưu thì máy phát miễn chỉnh lưu...
      Chức năng điều chỉnh điện áp do bộ kích từ, AVR quyết định. Máy phát không có bộ này thì miễn điều chỉnh...

    5. #4
      Tham gia
      06-05-2011
      Bài viết
      11
      Cảm ơn
      1
      Thanked 1 Time in 1 Post

      Mặc định Ðề: Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD

      Theo mình máy phát điện chỉ có nhiệm vụ là "phát điện".
      Chỉnh lưu không do máy phát điện quyết định. Nếu bác cần chỉnh lưu máy xoay chiều, hãy lắp thêm tụ :D. Không có bộ chỉnh lưu thì máy phát miễn chỉnh lưu...
      Chức năng điều chỉnh điện áp do bộ kích từ, AVR quyết định. Máy phát không có bộ này thì miễn điều chỉnh...
      em đồng ý với ý kiến này.... Nhưng cho em hỏi người ta dùng sức nước, gió, năng lượng mặt trời, hạt nhân, động cơ ... để tao ra điện. Vậy sao không dùng chính điện năng để tạo ra điện hả anh?

    6. #5
      Tham gia
      02-04-2011
      Bài viết
      5
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD

      theo tôi thì dùng điện năng sản xuất điện thì phí đó bạn ha. bạn thử nghĩ đi ta lại tốn hai nguyên liệu để sản xuất ra cái có rồi.đây là ý tưởng hay trong thời thiếu điện ngày nay đây

    7. #6
      Tham gia
      18-12-2010
      Bài viết
      88
      Cảm ơn
      15
      Được cảm ơn 29 lần, trong 19 bài

      Mặc định Ðề: Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD

      Trích dẫn Gửi bởi tt2mrly Xem bài viết
      em đồng ý với ý kiến này.... Nhưng cho em hỏi người ta dùng sức nước, gió, năng lượng mặt trời, hạt nhân, động cơ ... để tao ra điện. Vậy sao không dùng chính điện năng để tạo ra điện hả anh?
      đến bao h con người tạo được máy điện hiệu suất 101% thì ý tưởng này sẽ thành hiện thực

    8. #7
      Tham gia
      22-09-2009
      Địa chỉ
      GÓC CHÉM GIÓ
      Bài viết
      1,230
      Cảm ơn
      154
      Được cảm ơn 837 lần, trong 393 bài

      Mặc định Ðề: Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD

      Trích dẫn Gửi bởi haibiz Xem bài viết
      đến bao h con người tạo được máy điện hiệu suất 101% thì ý tưởng này sẽ thành hiện thực
      Đâu cần phải đợi đến khi chế tạo được máy phát hiệu suất >100% thì người ta mới dùng điện tạo ra điện bạn ^_^.
      Ví dụ đơn giản và điển hình nhất của cái vụ "dùng điện tạo ra điện" này là cái biến tần đó. Điện xoay chiều 3P 50Hz được dùng để tạo ra điện DC rồi từ điện DC ta lại tái tạo lại điện AC
      CÓ LẼ ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI DỪNG ...!

    9. #8
      Tham gia
      01-05-2011
      Bài viết
      190
      Cảm ơn
      65
      Được cảm ơn 35 lần, trong 30 bài

      Mặc định Ðề: Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD

      các bác ơi tôi chỉ có thể trả lời là '' tổn hao''

    10. #9
      Tham gia
      11-07-2009
      Địa chỉ
      Bắc Giang City
      Bài viết
      595
      Cảm ơn
      121
      Được cảm ơn 362 lần, trong 239 bài

      Mặc định Ðề: Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD

      Có nhà máy dùng điện tạo ra điện đó là nhà máy thủy điện tích năng: dùng điện bơm nước lên hồ, đến khi cần thì dùng nước phát ra điện, mục đích là để cân bằng phụ tải giờ cao điểm, thấp điểm.
      Một số máy xúc cổ điển vẫn dùng hệ thống : lấy điện 3 pha cấp cho động cơ, động cơ quay máy phát điện 1 chiều, máy phát điện lại cấp điện cho động cơ điện 1 chiều, như vây rõ ràng là dùng điện để phát ra điện

    11. Những thành viên đã cảm ơn duongpgd vì bài viết hữu ích:


    12. #10
      Tham gia
      27-04-2012
      Bài viết
      7
      Cảm ơn
      1
      Thanked 1 Time in 1 Post

      Mặc định Ðề: Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD

      Trích dẫn Gửi bởi tt2mrly Xem bài viết
      em đồng ý với ý kiến này.... Nhưng cho em hỏi người ta dùng sức nước, gió, năng lượng mặt trời, hạt nhân, động cơ ... để tao ra điện. Vậy sao không dùng chính điện năng để tạo ra điện hả anh?
      Phần em thì em nghĩ là: Xét về 2 góc độ:
      + Góc độ kinh tế thì cứ tuân theo định luật bảo toàn năng lượng đi ạ. Máy móc có khi nào hoạt động được 100% hiệu suất đâu, kiểu gì chả có hao phí bác nhỉ. Vậy là bỏ ra 1KW điện để thu về 0.9 KW điện, cộng thêm hao mòn thiết bị ... Vậy là thiệt hại về kinh tế rồi.
      + Góc độ phi kinh tế thì: Bác đang có điện rồi, dùng luôn đi ạ.

    13. Những thành viên đã cảm ơn Nhóc Lâm Anh vì bài viết hữu ích:


    Trang 1 của 4 1234 CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Các Chủ đề tương tự

    1. Trả lời: 2
      Bài cuối: 01-10-2011, 10:50

    Tag của Chủ đề này

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016