Kết quả 1 đến 10 của 37
Chủ đề: Xử lý rung trong nhà máy điện
-
10-07-2009, 22:58 #1
Xử lý rung trong nhà máy điện
Em lần theo dấu vết của các anh chị thuộc vào hàng xạo sự của nhà mình ở khắp nơi, và phát hiện ra nhiều người cũng quậy lắm. Cụ thể là thấy anh Cuội đã quậy như thế này. Em cóp một bài quậy của anh í về đây. Đề nghị các anh chị cho ý kiến, và bắt anh Cuội quậy típ ở đây. Nếu không là phải bị phạt. Anh chị nào đồng í thì cho em cái biểu quyết với.
Gửi bởi anh Cuội
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Hệ thống Scada trong TBA
- Ý nghĩa của cos(phi) và bù CS phản kháng!!
- ký hiệu trong hệ thống điện
- Hỏi tùm lum: TBA - TU - TI ...
- hướng dẫn thiết kế trạm biến áp
- Hình ảnh một số thiết bị điện trong trạm và nhà máy điện
- Các hình ảnh trong TBA
- Các câu hỏi về trạm
- so sánh các loại trạm biến áp trong đô thị
- 35kV hay 20kV,cấp điện áp nào có lợi?
- Các kí hiệu trong bản vẽ thiết kế nhà máy nhiệt điện (ABBRIVIATIONS)
- Giới thiệu sơ về nhà máy điện--nhà máy thủy điện
- Xin sách Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp
- ý nghĩa các thông số trong máy biến dòng
- Hhình ảnh về xâm thực tua bin francis
Sửa lần cuối bởi Tiểu Thư Kiêu Kỳ; 07-04-2010 lúc 22:34.
Thích đy chơy, ăn quả bơ, độy mũ phớt
-
The Following 3 Users Say Thank You to Tiểu Thư Kiêu Kỳ For This Useful Post:
-
-
11-07-2009, 21:27 #2
Nhất trí với pé CNKK. Anh Cuội mà không quậy tiếp thì sẽ bị... phạt trà sữa với cà phê.
Nhóc bít pé CNKK tìm thấy ở đâu rồi. Nhóc post tiếp nha:
Gửi bởi anh Cuốc
Sửa lần cuối bởi cô Nhóc; 11-07-2009 lúc 21:32.
Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
Những thành viên đã cảm ơn cô Nhóc vì bài viết hữu ích:
-
16-07-2009, 22:15 #3
Theo lời của CNKK và CN, QT xin phép tiếp tục chủ đề cơm nguội này:
Đây là một số hình minh họa.
Giả sử trục của chúng ta (khối tròn màu cam) bị thay đổi vị trí trọng tâm. Sự thay đổi đó chúng ta cứ tưởng tượng như là có một khối lượng dôi dư lắp vào như hình vẽ (khối màu đen).
Khi trục quay trong ổ trục (phần màu xanh) ở tốc độ thấp, thì trục sẽ đảo theo chiều hướng văng phía có khối lượng dội dư ra ngoài. Như vậy khi chỗ dư đó quay đến vị trí nào thì vị trí đó sẽ nhận được trị số rung cao nhất.
Người ta sẽ đặt cảm biến rung ở một vị trí cố định. Khi khối đó quét ngang qua vị trí cảm biến rung, tín hiệu ra sẽ có đỉnh dương.
Ngược lại, khi trục quay trong ổ trục ở tốc độ cao, thì trục sẽ đảo theo hướng kéo phía có khối lượng dôi dư vào tâm quay. Như vậy khi chỗ đó quay đến vị trí nào thì vị trí đó sẽ nhận được trị số rung thấp nhất nhất.
Khi khối đó quét ngang qua vị trí cảm biến rung, tín hiệu ra sẽ có đỉnh âm.
-
-
16-07-2009, 22:24 #4
Hiện tượng nhận biết mất cân bằng trọng tâm (mất cân bằng tĩnh):
1/. Độ rung có dạng sóng hình sine, thành phần cơ bản chiếm đa số, thành phần họa tần rất ít.
2/. Góc pha rung ở 2 đầu bằng nhau. Nghĩa là độ rung 2 đầu đồng pha với nhau.
3/. Góc pha rung thay đổi theo tốc độ. Ở tốc độ cộng hưởng, độ rung lớn nhất, và góc pha lệch 90º so với tốc độ thấp. Cao hơn tốc độ này, góc pha tiến dần đến 180º so với góc pha ở tốc độ thấp.
Hiện tượng nhận biết mất cân bằng moment:
1/. Độ rung có dạng sóng hình sine, thành phần cơ bản chiếm đa số, thành phần họa tần rất ít.
2/. Góc pha rung ở 2 đầu lệch nhau 180º . Nghĩa là độ rung 2 đầu ngược pha với nhau.
3/. Góc pha rung thay đổi theo quy luật giống như mất cân bằng trọng tâm.
-
The Following 2 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
16-07-2009, 22:31 #5
Nguyên nhân rung thứ 2: Mất đồng trục giữa 2 thiết bị quay. (misalignment).
Hai thiết bị quay nối trục với nhau thí dụ như động cơ - bơm, turbine - máy phát, Máy Diesel - máy phát điện... cần phải có yêu cầu nối đồng trục với nhau.
Tuy nhiên khi chế tạo, một số thiết bị gia công không hoàn toàn chính xác, nên có khả năng khi lắp ráp với nhau sẽ bị mất đồng trục.
Mất đồng trục có thể chia làm 3 loại:
1/. Mất đồng trục song song. Thí dụ trục của cái này cao hơn cái kia, hoặc một trục nằm sang phía bên phải của trục khác. Nghĩa là 2 tâm trục không trùng nhau và trục vẫn song song với nhau.
Mất đồng trục song song thường gây rung ở 2 gối trục giữa, tức 2 gối trục hai bên khớp nối, thường gọi là bợ trục số 2 và số 3. Do không đòng trục nên độ rung sẽ có 2 thành phần ngược chiều nhau. Sự tương tác qua lại giữa 2 gối trục sẽ làm cho độ rung sẽ tăng lên cực đại 2 lần trong một chu kỳ. Phổ tần sẽ có thành phần họa tần bậc 2 cao.
2/. Mất đồng trục do lệch góc. Tại khớp nối, tâm trục có thể trùng với nhau, nhưng hai trục không nằm trên đường thẳng, mà hợp thành với nhau thành một góc. Độ rung cũng tập trung ở 2 gối trục giữa. Nhưng do lệch góc, khi quay có thể làm thay đổi độ uốn của trục theo chu kỳ. Độ rung cũng có nhiều họa tần, và ngoài ra còn sinh ra độ rung dọc trục (đo song song với trục).
3/. Mất đồng trục hỗn hợp, vừa lệch tâm trục, vừa có góc: Hỗn hợp của 2 loại mất đồng trục trên.
Các nguyên nhân có thể gây ra mất đồng trục:
a/. Bản thân thiết bị khi lắp đặt chưa được căn chỉnh tốt.
b/. Khi ở trạng thái tĩnh, trục hơi bị võng xuống. Nếu căn chỉnh theo trạng thái này thì khi quay, trục duỗi thẳng trở lại sẽ gây mất đồng trục. Vì thế khi căn chỉnh thường phải căn chỉnh theo một góc nhỏ để bù lại (căn hở miệng).
c/. Khi ở trạng thái nguội, các trục có thể ngang hàng với nhau. Nhưng khi nóng lên thì một giá đỡ của gối trục nào đó sẽ giãn nở nhiều hơn các gối khác, và làm cho gối đó cao hơn. khi đó từ đồng trục sẽ chuyển sang mất đồng trục. Vì thế khi căn chỉnh ban đầu, phải căn chỉnh bù trừ cao thấp.
d/. Nếu 2 trục không nối trực tiếp với nhau mà nối qua trung gian bộ đổi tốc. Ta phải căn chỉnh đồng trục giữa 3 thiết bị: Trục 1 với bộ đổi tốc, và bộ đổi tốc với trục 2. Tuy nhiên khi có lực kéo, do lực tương tác của các bánh răng, một trong 2 trục hoặc cả 2 hệ trục sẽ bị đẩy lệch đi so với vị trí ban đầu, gây ra mất đồng trục. Vì thế khi căn chỉnh ban đầu phải bù trừ sự di chuyển này.
Các trị số bù trừ của các phần b, c, d thường được nhà chế tạo cung cấp.
e/. Sau một thời gian vận hành, các gối trục bị mòn không đều, các bánh răng cũng bị mòn đi hoặc hở ra. Vị trí lắp đặt các gối trục có thể bị xê dịch... gây mất đồng trục.
Xử lý độ rung khi mất đồng trục: căn tâm lại, với điều kiện môi trường tốt.
-
The Following 2 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
18-07-2009, 10:36 #6
Bác Quốc Thái có thể nói rõ hơn về phương pháp kiểm tra mất đồng bộ, hậu quả của việc mất đồng bộ quá lớn và các biện pháp xử lý cho các trường hợp được không? bác nói chung chung quá, em chưa làm tới bao giờ nên không thể nào hình dung được, nếu có hình ảnh minh họa cụ thể thì very good
-
18-07-2009, 23:58 #7
ý của bác là mất đồng bộ gì cơ?
QT đang nói về mất đồng trục cơ.
-
19-07-2009, 00:00 #8
Nguyên nhân rung thứ ba: cong trục.
Một rotor trục dài rất dễ có khả năng bị cong trục. Các nguyên nhân gây cong trục có thể như sau:
1/. Khi Rotor không quay, trọng lượng của bản thân nó làm cho trục hơi bị võng xuống. Nhưng khi quay sang vị trí khác, thì độ biến dạng do võng sẽ không còn, và nó lại võng theo vị trí mới.
Nếu trục bị giữ một vị trí cố định ở một thời gian quá lâu, độ võng sẽ không phục hồi trở lại được.
2/. Khi Rotor của các máy làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, sự giãn nở không đồng đều ở các khía đối nhau cũng có thể gây ra cong trục. Thí dụ như lúc máy mới ngừng. Không khí bên trong xy lanh turbine rất nóng. Nếu rotor đứng yên thì phần trên sẽ nóng hơn phần dưới. Do đó phần trục phía trên cũng giãn nở dài hơn phần trục phía dưới. Kết quả là trục bị cong lên. Tuy nhiên độ cong này chỉ là tạm thời, khi nhiệt độ trở lại đều hoặc khi quay trục, thì sẽ bị mất đi.
Vì thế các rotor trục dài thường luôn được lắp đặt một bộ phận quay trục, để chống cong trục.
Khi trục bị cong, nó sẽ tác động như mất cân bằng trọng tâm. Người ta có thể xử lý bằng cách cân bằng động để bù vào. Khi đó trọng tâm sẽ được kéo về trục, và độ rung giảm xuống.
Tuy nhiên trong trường hợp này lại nảy sinh ra một vấn đề khác. Khi Rotor với tốc độ cao, nó sẽ có khuynh hướng duỗi thẳng trở ra. Vì thế khi đó những khối gia trọng dùng để cân bằng động lại trở thành nguyên nhân gây rung. Từ đó, sẽ làm cho độ rung tăng trở lại từ từ, nhưng với góc pha lệch 180 độ so với độ rung ban đầu. Vì thế lại phải cân bằng lại.
Phương pháp xử lý cong trục thường được gọi là "sấy nắn trục", sẽ gồm nhiều bước xen kẽ: cân bằng - chạy ở tốc độ cao - cân bằng... Nếu các độ rung không vượt quá tiêu chuẩn thì có thể kết hợp các lần chạy nắn trục với phát điện.
-
The Following 2 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
19-07-2009, 17:45 #9
Nguyên nhân rung thứ tư: hỏng bợ trục.
Các máy phát điện lớn thường sử dụng các bợ trục trượt. Các bợ trục này rất dễ bị tổn thương do các nguyên nhân sau:
1/. Thiếu áp lực dầu bôi trơn: do hiệu suất bơm dầu chính, bơm dầu phụ giảm, tần số máy giảm kéo theo tốc độ bơm dầu giảm. Cũng có thể do vỡ xì một số điểm nào đó trong hệ thống. Một trong những nguy cơ gây thiếu áp lực dầu là mức dầu trong bòn dầu không đủ, bơm bị lọt khí.
2/. Dầu bôi trơn giảm chất lượng: do vận hành quá lâu năm, do không kiểm tra thường xuyên để nhiệt độ dầu quá cao.
3/. Nước lẫn trong dầu: thường do các bộ làm mát dầu bị thủng,nước trong bộ làm mát hòa trộn với dầu.
4/. Mạt kim loại xuất hiện trong dầu: một số bộ phận nào đó bị mài mòn, sinh ra mạt kim loại. nếu mạt kim loại này theo dầu lọt vào bợ trục sẽ gây hỏng bợ trục.
5/. Do căn tâm không đúng, hoặc mất cân bằng, dẫn đến độ rung cao. Độ rung cao sẽ phá hỏng bợ trục. Độ rung sẽ phát triển phức tạp.
-
The Following 3 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
19-07-2009, 20:35 #10
Bác chuẩn không cần chỉnh. Ngoài ra còn phải kể đến các lý do khách quan nữa bác ạ (vd do lưới chẳng hạn). Em vừa bị một phát nè, tự nhiên tần số vọt lên. Vibration protection active trip mất 1 ga. phải mất 2 tiếng mới back up lại được. Mấy cái bơm cũng thế, mỗi lần tần số thấp y rằng là lại có vấn đề (trong đó có cả rung nữa đấy). Nếu mà nói rung thì nhiều nguyên nhân lắm.
-
The Following 3 Users Say Thank You to luuhieu@yahoo.com For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - các bác cho em hỏi động cơ KĐB 3 pha hạ dây kiểu đồng tâm 1 lớp mà khi chạy máy nó bị kêu và rung.
Bởi boyksochet trong diễn đàn GIÚP ĐỠ GIẢI BÀI TẬPTrả lời: 0Bài cuối: 29-08-2014, 20:06 -
Trợ giúp - độ rung
Bởi thanhtbinh trong diễn đàn Động cơ điệnTrả lời: 1Bài cuối: 13-12-2011, 15:52 -
Trợ giúp - Rung động trong máy phát thủy điện
Bởi luanhtd3k45 trong diễn đàn Máy phát điện - ATSTrả lời: 95Bài cuối: 14-01-2011, 14:01