Kết quả 21 đến 30 của 37
Chủ đề: Xử lý rung trong nhà máy điện
-
06-09-2009, 08:38 #21
Cân bằng động 2 mặt phẳng dùng phương pháp số phức:
Nguyên tắc cân bằng động 2 mặt phẳng:
Giả sử trục bị mất cân bằng do:
* một khối lượng P10 (chưa biết) nằm ở góc β10 (chưa biết) ở đầu mặt phẳng 1 của trục và
* một khối lượng P20 (chưa biết) nằm ở góc β20 (chưa biết) ở đầu mặt phẳng 2 của trục.
Khối lượng P10<β10 sẽ tác động lên mặt phẳng 1 một độ rung với hàm truyền phức k11 và tác động lên mặt phẳng 2 một độ rung với hàm truyền k12.
Khối lượng P20<β20 sẽ tác động lên mặt phẳng 1 một độ rung với hàm truyền phức k21 và tác động lên mặt phẳng 2 một độ rung với hàm truyền k22.
Độ rung đo được ở mặt phẳng 1 sẽ bằng:
(U10<ω10) = k11(P10<β10) + k21(P20<β20) (1)
Độ rung đo được ở mặt phẳng 2 sẽ bằng:
(U20<ω20) = k21(P10<β10) + k22(P20<β20) (2)
Để giải hệ phương trình này chúng ta phải tìm các hàm truyền k11, k12, k21, k22.
Người ta sẽ lắp gia trọng giả vào từng đầu, và dựa vào kết quả đo được tìm các hàm truyền này. Sau đó thay giá trị của chúng vào (1) và (2) để tính ra góc và khối lượng để lắp gia trọng thật.
Tiến hành cân bằng động 2 mặt phẳng:
a/. Chuẩn bị thiết bị:Cảm biến pha lắp cố định. Cảm biến độ rung lắp cố định ở 2 đầu trục.
b/. Quay thiết bị lần thứ nhất. Ghi nhận trị số độ rung (U10<ω10) và (U20<ω20)
c/. Ngừng thiết bị, lắp gia trọng thử có một khối lượng P11 tùy ý vào 1 vị trí nào đó, lệch với vị trí đánh dấu 0 độ một góc β11 tùy ý.
d/. Chạy lại thiết bị lần 1. Độ rung đo được khi đó sẽ bằng:
(U11<ω11) = k11[(P10<β10)+(P11<β11)] + k21(P20<β20) (3)
(U21<ω21) = k12[(P10<β10)+(P11<β11)] + k22(P20<β20) (4)
e/. Ngừng thiết bị, tháo gia trọng thử đầu mp1 ra, lắp gia trọng thử có một khối lượng P22 tùy ý vào 1 vị trí nào đó, lệch với vị trí đánh dấu 0 độ một góc β22 tùy ý.
d/. Chạy lại thiết bị lần 2. Độ rung đo được khi đó sẽ bằng:
(U12<ω12) = k11[(P10<β10) + k21[(P20<β20) + (P22<β22)] (5)
(U22<ω22) = k12[(P10<β10) + k22[(P20<β20) + (P22<β22)] (6)
Tính toán tìm vị trí gia trọng:
*So sánh phương trình (3) và phương trình (1), ta sẽ tìm được k11
*So sánh phương trình (4) và phương trình (2), ta sẽ tìm được k12
*So sánh phương trình (5) và phương trình (1), ta sẽ tìm được k21
*So sánh phương trình (6) và phương trình (2), ta sẽ tìm được k22
*Thay các giá trị của k11, k12, k21, k22 vào hệ phương trình (1) và (2), ta sẽ tìm được (P10<β10) và (P20<β20)
*Gỡ gia trọng thử, và lắp các gia trong thật có khối lượng P10, P20 như vừa tính và vị trí đối xứng với vị trí β10, β20 vừa tính được.
-
Những thành viên đã cảm ơn quocthai vì bài viết hữu ích:
-
-
13-09-2009, 18:48 #22
Hổ trợ Tính toán cân bằng động bằng phần mềm máy tính.
Đa số các thiết bị cân bằng động bán thường kèm theo một phần mềm tính toán, thay cho các tính toán thủ công mà chúng ta đã mô tả ở trên.
Các thiết bị trên thường rất đắt tiền, gồm một máy thu thập dữ liệu, các thiết bị ngoại vi như đầu đo rung, đầu phát hiện pha, dây nối... Máy thu thập dữ liệu sẽ được kết nối với máy tính. Kèm theo thiết bị là một phần mềm phân tích số liệu, vẽ đặc tuyến, phân tích họa tần ... và cuối cùng tính toán các thông số cần thiết.
Một số thiết bị rẻ tiền hơn, thì không dùng máy tính. Ở các thiết bị này, các kết quả đo lường sẽ hiển thị trên máy. Phần mềm tính toán được nhúng thẳng vào máy, và việc tính toán sẽ được thực hiện tự động khi đo lường, sau đó cho ra kết quả ngay sau 2 lần chạy thử. Ngoài ra người ta có thể tính toán riêng mà không cần đo lường bằng những thao tác trên bàn phím và màn hình của máy.
Một số thiết bị rẻ tiền hơn nữa chỉ có bộ thu thập tín hiệu và hiển thị trị số đo lường. Khi đó chúng ta buộc phải tính toán thủ công.
Để hổ trợ cho việc tính toán đối với các thiết bị kiểu này, QT có thực hiện một chương trình tính toán để sử dụng nội bộ.
Chương trình này dùng để tính toán cân bằng động 1 đến 2 mặt phẳng. Ngoài ra có thêm một số tiện ích để tính toán số phức (+, -, *, /), hoặc phân tích số phức. Việ phân tích số phức thực ra chỉ để dùng trong trường hợp tính ra gia trọng quá lớn, không thể lắp tập trung một chỗ được, mà phải chia ra làm 2 khối lắp ở 2 vị trí khác nhau. Cách sử dụng tương đối dễ dàng, nên QT không soạn thảo phần hướng dẫn.
Bạn nào có quan tâm xin tải ở đây:
http://www.4shared.com/file/3769052/...1/canbang.html
-
The Following 2 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
25-06-2010, 22:09 #23
Cách tính toán lượng mất cân bằng còn lại theo ISO1940-1
Bạn nào có quan tâm đến chủ đề cân bằng động có thể xem thử các file này.
Để xác định độ rung hiện tại của máy còn trong mức cho phép hay không, các bạn xem file theo link dưới đây:
http://www.data.webdien.com/free/download.php?file=ac3bfee7c6daf13985727750e5b229d1
Khi mang chi tiết cần được cân bằng động đến nơi làm dịch vụ này, bạn cũng nên biết: để đạt được yêu cầu theo tài liệu có trong link ở trên, chi tiết của bạn phải được cân bằng theo tài liệu của link dưới đây.
http://www.data.webdien.com/free/download.php?file=e647dde81d694432a0b53c1b7c634901
Life is a moment in space. . .
-
Những thành viên đã cảm ơn nguyenbachco vì bài viết hữu ích:
-
05-04-2011, 09:23 #24
Ðề: Xử lý rung trong nhà máy điện
t dang can do an may tien rovonve 1340
-
25-04-2011, 23:15 #25
Ðề: Xử lý rung trong nhà máy điện
Bác Quocthai cho em hỏi chút, hiện tại em đang làm ở một thủy điện nhỏ công suất 10MW, 2 tổ máy, gần đây trong khi vận hành ở dải công suất từ 3-3,5 m, máy có hiện tượng rung gầm rất mạnh, kiểm tra sổ ghi thông số vận hành thì mọi thông số đều bình thường. Mong bác có cao kiến nào chỉ giáo giùm.Thank
-
26-04-2011, 00:44 #26
Ðề: Xử lý rung trong nhà máy điện
Có thể là rung gầm do phần cơ học của tua bin. Vì áp lực yếu, những xáo trộn về sai áp, về dòng xoáy... bên trong TB sinh ra tiếng gầm như thế. Giải pháp, thì chắc không có giải pháp chung đâu. Pác xem lại tài liệu của nhà chế tạo xem khuyến cáo của họ thế nào.
Rất có thể khuyến cáo của họ là "nếu mực nước xuống thấp từ 3,5 đến 3m, thì không được vận hành Tua bin."
-
26-04-2011, 09:37 #27
Ðề: Xử lý rung trong nhà máy điện
"dải công suất từ 3-3,5 m"???? Em chưa từng được nghe đơn vị công suất tính bằng mét các bác ạ????
Tua bin nào cũng có đặc tính công suất và trong đó nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên chạy máy ở tầm công suất nào phù hợp để tránh rung động, xâm thực,... Bạn làm vận hành phải hiểu rõ cái đặc tính đó để mà xử lý trong quá trình nâng công suất, cho vù qua dải công suất có hại.
Còn cột nước cũng vậy, hạn chế chạy máy dưới mức nước chết vì hiệu quả kém và rung động mạnh.
-
19-05-2011, 01:08 #28
Ðề: Xử lý rung trong nhà máy điện
Mời cả chuyên gia từ Phú Mỹ vào.
PHÚ MỸ là chuyên gia gì bác ơi! hình thức thôi.
-
19-05-2011, 06:32 #29
-
Những thành viên đã cảm ơn quocthai vì bài viết hữu ích:
-
28-05-2011, 13:03 #30
Ðề: Xử lý rung trong nhà máy điện
xin hỏi các bác có tiêu chuẩn nào quy định về rung và tiếng ồn trong nhà máy thủy điện, em đang quan tâm!
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - các bác cho em hỏi động cơ KĐB 3 pha hạ dây kiểu đồng tâm 1 lớp mà khi chạy máy nó bị kêu và rung.
Bởi boyksochet trong diễn đàn GIÚP ĐỠ GIẢI BÀI TẬPTrả lời: 0Bài cuối: 29-08-2014, 20:06 -
Trợ giúp - độ rung
Bởi thanhtbinh trong diễn đàn Động cơ điệnTrả lời: 1Bài cuối: 13-12-2011, 15:52 -
Trợ giúp - Rung động trong máy phát thủy điện
Bởi luanhtd3k45 trong diễn đàn Máy phát điện - ATSTrả lời: 95Bài cuối: 14-01-2011, 14:01