Kết quả 1 đến 6 của 6
-
11-04-2011, 14:23 #1
Thắc mắc về rãnh thông gió, gân đỡ rotor, vành ép rotor… của động cơ
Anh chị cho em hỏi : 1.với động cơ có chiều dài lõi sắt lớn hơn 30 cm thì người ta làm các rãnh thông gió hướng kính .Vậy các rãnh này nó thông từ ngoài stato vào tận trong roto ah, vậy dây quấn stato và roto khi đi qua chỗ rãnh này bị hở ah ?
2. Với roto có đường kính lớn thì phải làm gân đỡ roto .Vậy gân đỡ này là hàn giữa trục với bề mặt trong của roto hay làm như thế nào để đỡ ạ ?
3. câu cuối cho em hỏi : ở vành ép roto nên dùng bulong cố địn hay chốt với roto lớn.
EM xin cảm ơn !!!
giúp em với !
một lần nữa :D-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Mạch khởi động động cơ
- Tổng hợp: Vẽ sơ đồ trãi và quấn dây động cơ
- Chú Nguyễn Văn Thơm - điện dân dụng
- cách đấu dây động cơ quạt có 5 đầu dây .
- Tổng hợp: động cơ ba pha chạy ở lưới điện 1 pha
- động cơ một pha
- Tổng hợp: Các lưu ý trong mạch sao- tam giác
- công thức tính dòng điện cho động cơ 3 pha
- Tổng hợp: 1001 thắc mắc của người tiêu dùng về Động cơ- máy bơm nước.
- Khác biệt giữa roto dây quấn và roto lồng sóc ?
- Tổng hợp: các vấn đề liên quan đến 6 đầu dây của động cơ 3 pha
- Tổng hợp: Phanh- Hãm động cơ
- Động cơ đồng bộ: cách nhận biết? Ưu điểm? Ứng dụng?
- Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- Tổng hợp: Thắc mắc về DÒNG ĐIỆN của động cơ
Sửa lần cuối bởi quocthai; 17-04-2011 lúc 18:36.
-
Những thành viên đã cảm ơn giangee vì bài viết hữu ích:
-
-
17-04-2011, 18:34 #2
Ðề: ĐỘng cơ điện
1/. Đúng vậy pác à. Nghĩa là nếu pác xếp một số lá thép theo chiều dầy nào đó (thi dụ 5cm), thì sẽ đến một khoảng hở (thí dụ 0,8 cm) rồi mới xếp một số lá khác. Dây quấn stator sẽ không bị hở, vì cách điện rãnh sẽ chạy suốt chiều dài của rãnh.
2/. Gân đỡ, ý pác nói đến gân nào?
3/.Rotor nhỏ không cần dùng vành ép. Rotor trung bình thì tán. Rotor lớn thì bu lông ép.
Còn bao nhiêu là nhỏ, bao nhiêu là lớn thì QT quên rồi.
-
The Following 2 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
17-04-2011, 18:49 #3
Ðề: ĐỘng cơ điện
Cám ơn bác .
vậy bác cho em hỏi trong cái khoảng hở đó (rãnh thông gió ) thì phải có gân hay j để tạo thành cái rãnh đó ạ ?kích thước cái đó ntn ạ ?
2. roto lớn thì thay vào làm cái lá thép roto có đường kính ngoài D, đường kính trong khoảng 0,3D thì người ta làm là thép roto có đường kính ngoài D, đường kính trong khoảng 0,7D .Còn đoạn giữa người ta làm gân đỡ từ trục roto đến mặt trong lá thép roto. Nhằm giảm trọng lượng và thông gió tốt. em nghĩ thế ko biết có j sai ko ạ
3. Roto em đường kính ngoài D=56,5 cm ,chiều dài lõi sắt l=51 cm , em định làm cái bulong cốddinjjh 2 vành ép . liệu có cái bulong nào dài tần hơn 50 cm ko ạ
-
17-04-2011, 19:12 #4
Ðề: ĐỘng cơ điện
Thường rãnh đó được tạo ra bằng cách nêm các miếng kim loại vào giữa 2 xấp lá thép. Các miếng kim loại đó sẽ được định hình sao cho tạo thành các rãnh. Thí dụ ở vị trí bu lông ép lõi thép stator, người ta chêm các đoạn ống có chiều dầy cố định vào giữa 2 xấp.
Rotor lớn có 2 loại:
a/. số cực từ thấp (thí dụ như 2p =2) nhưng công suất lớn.
Loại này mạch từ phải kín, nên không có thông gió dọc trục. Phải làm như rotor nhỏ.
b/. Số cực từ cao, nhưng công suất thấp. Rotor có thể có thông gió dọc trục. Gông có thể mỏng hơn.Tùy theo số cực mà cần chiều dầy gông phù hợp.
Sau khi tính toán chiều dầy của gông từ, mới có được đường kính trong. Các gân được hàn và gia công trên trục, so cho khi ép ghép các lá thép vào dưới dạng ghép chặt. Tương tự như các gân trên vỏ động cơ để đỡ stator.
Bu lông dài vài m cũng có pác ơi. Nếu không có thì phải gia công.
-
The Following 2 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
17-04-2011, 20:45 #5
Ðề: ĐỘng cơ điện
Cám ơn pác, em vẫn là sinh viên thôi, bác đừng gọi em là bác ,tội em lắm :D
Tiện đây cho em hỏi luôn :
em xem trong các sách thiết kế máy điện , ko thấy tiêu chuẩn về mật độ từ thông trên gông roto. Chỉ thấy có tiêu chuẩn về mật độ từ thông trên gông stato.
Vì ko có tiêu chuẩn nên em làm ra Bg2=1,18 mà ko biết so sánh với đâu để xem đúng hay sai ạ ?
-
17-04-2011, 21:12 #6
Ðề: ĐỘng cơ điện
Thường rotor và stator làm bằng cùng loại vật liệu, nên pác chọn giống nhau tốt hơn.
-
Những thành viên đã cảm ơn quocthai vì bài viết hữu ích:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Thảo luận - động cơ rotor hình nón
Bởi thuanelectric trong diễn đàn Động cơ điệnTrả lời: 15Bài cuối: 04-03-2022, 22:31 -
Trợ giúp - động cơ rotor lồng sóc
Bởi duytandienk11 trong diễn đàn Động cơ điệnTrả lời: 0Bài cuối: 12-03-2014, 21:26 -
Trợ giúp - Cần sửa vành trượt của rotor dây quấn
Bởi Catusa trong diễn đàn Động cơ điệnTrả lời: 12Bài cuối: 22-02-2014, 17:16 -
Thủy điện Sơn La lắp đặt rotor tổ máy số 1
Bởi Xuân Trường trong diễn đàn Nhà máy điện - Trạm biến ápTrả lời: 3Bài cuối: 27-09-2012, 11:26 -
Trợ giúp - cần tìm số liệu R1, X1, R2 và X2 của động cơ AC 3 pha rotor lồng sốc
Bởi hien8800 trong diễn đàn Động cơ điệnTrả lời: 6Bài cuối: 16-07-2010, 13:57