Kết quả 1 đến 10 của 17
-
12-04-2011, 10:55 #1
đông cơ 1 chiều KTĐL đảo chiều theo nguyên lý nào?
các pác cho em hỏi một câu:
như ta đã biết đối với Đc 1 chiều KTĐL nếu dùng trong lưới điện 3 pha thi ta dùng cầu chỉnh lưu 3 pha có điều khiển. vậy muốn đảo chiều của Đc thì ta dùng cầu chỉnh lưu 3 pha mắc song song ngược phải không các pác? nếu đúng thì các pác giải thích giúp em là nó đảo chiều theo nguyên lý nào-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Mạch khởi động động cơ
- Tổng hợp: Vẽ sơ đồ trãi và quấn dây động cơ
- Chú Nguyễn Văn Thơm - điện dân dụng
- cách đấu dây động cơ quạt có 5 đầu dây .
- Tổng hợp: động cơ ba pha chạy ở lưới điện 1 pha
- động cơ một pha
- Tổng hợp: Các lưu ý trong mạch sao- tam giác
- công thức tính dòng điện cho động cơ 3 pha
- Khác biệt giữa roto dây quấn và roto lồng sóc ?
- Tổng hợp: 1001 thắc mắc của người tiêu dùng về Động cơ- máy bơm nước.
- Tổng hợp: các vấn đề liên quan đến 6 đầu dây của động cơ 3 pha
- Động cơ đồng bộ: cách nhận biết? Ưu điểm? Ứng dụng?
- Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- Tổng hợp: Phanh- Hãm động cơ
- Tổng hợp: Thắc mắc về DÒNG ĐIỆN của động cơ
mục đích đạt được dễ dàng thì khát vọng vươn tới nó càng yếu ớt
-
-
12-04-2011, 12:37 #2
Ðề: đông cơ 1 chiều KTĐL
Đúng là có thể đảo chiều động cơ DC bằng cách đảo chiều dòng kích từ hoặc đảo chiều dòng điện phần ứng.
Tuy nhiên người ta không dùng phương pháp đảo chiều kích từ anh Cuội ạ. Lý do vì cuộn kích từ có điện cảm lớn, điều này gây ra 2 điểm bất lợi như sau:
- Điện cảm lớn --> quán tính điện của động cơ lớn --> sự thay đổi dòng chậm, đáp ứng chậm.
- Điện cảm lớn --> L(di/dt) lớn. Điều đó nghĩa là khi đảo chiều dòng điện có thể sinh ra điện áp peak lớn, làm hỏng cách điện của cuộn kích từ.
Do đó, phương pháp đảo chiều dòng điện phần ứng được dùng khi cần đảo chiều động cơ.
Đúng như anh chủ topic đã nói, ta cần 2 bộ chỉnh lưu thyristor mắc song song ngược. Có 2 phương pháp cơ bản là điều khiển riêng và điều khiển chung.
Với phương pháp điều khiển riêng, 2 bộ chỉnh lưu lần lượt hoạt động độc lập.
Với phương pháp điều khiển chung, khi một bộ làm việc ở chế độ chỉnh lưu thì bộ kia làm việc ở chế độ chờ nghịch lưu. Góc mở của 2 bộ này là 2 góc bù nhau, có tổng luôn bằng 180 độ.
Anh có thể đọc về nó trong cuốn Điện tử công suất của tác giả Trần Trọng Minh, Phạm Quốc Hải, ...
-
12-04-2011, 13:43 #3
Ðề: đông cơ 1 chiều KTĐL
Nhất trí với anh Cuội là vẫn có thể dùng đảo chiều kích từ nếu không cần đảo chiều nhanh, nhiều, liên tục mà chỉ cần đảo chiều chậm chạp, từ từ, và thỉnh thoảng mới cần. Có đúng thế không ạ?
Nếu Cu Tí nói đúng thì anh cũng cứ lấy tài liệu rồi phản biện nhé. Còn nếu Cu Tí nói sai hoặc nói thiếu thì tất nhiên là cần rồi.
-
12-04-2011, 16:11 #4
-
12-04-2011, 16:25 #5
-
12-04-2011, 18:10 #6
Ðề: đông cơ 1 chiều KTĐL
Ồ, giờ Cu Tí mới nhớ ra là có file giáo trình của tác giả Nguyễn Văn Nhờ, chương 2 có phần điều khiển động cơ DC đảo chiều dùng điều khiển chung và riêng:
Chương 2.11 Nguyễn Văn Nhờ
+++---o0o---+++
Tất nhiên là tiếng Anh sẽ có nhiều cái hay hơn, nếu anh chịu đọc thì Cu Tí sẽ upload.
-
Những thành viên đã cảm ơn Cu Tí học Điện vì bài viết hữu ích:
-
13-04-2011, 00:20 #7
-
The Following 2 Users Say Thank You to missyou42 For This Useful Post:
-
13-04-2011, 09:19 #8
Ðề: đông cơ 1 chiều KTĐL
Óe, Cu Tí ngu thật, quên mất cái chuyện động cơ bị tăng tốc khi giảm từ thông, may mà có anh missyou nhắc.
Anh Cuội nói "trước đây" dùng relay thời gian, vậy bây giờ không dùng nữa? Anh dùng gì để khống chế?
-
13-04-2011, 17:06 #9
Ðề: đông cơ 1 chiều KTĐL
tiện hỏi các pác vài câu nè:
1.ta biết rằng đối với Đc 1 chiều ktdl khi ta giảm từ thông thì tốc độ Đc tăng nên và tốc độ đó lớn hơn cả tốc độ kô tải .Mà theo em được biết thì tốc độ kô tải là tốc độ lớn nhất mà động cơ có thể làm việc do nhà sản xuất quy định. vậy khi Đc làm việc với tốc độ lớn hơn kô tải thì động cơ có bị hỏng không?
2.các trạng thái hãm của động cơ có phải mục đích chính là để dừng động cơ kô? nếu kô thì các pác cho em biết mục đích của hãm tái sinh và hãm ngược la gi?mục đích đạt được dễ dàng thì khát vọng vươn tới nó càng yếu ớt
-
13-04-2011, 17:50 #10
Ðề: đông cơ 1 chiều KTĐL
Tốc độ không tải là tốc độ lớn nhất với điện áp định mức và từ thông định mức. Anh giảm từ thông xuống thì tốc độ tăng lên.
Giới hạn tốc độ phụ thuộc vào giới hạn cơ khí, nếu tăng mạnh quá thì làm hỏng kết cấu cơ khí. Đó là lý do tại sao cần có bảo vệ mất từ thông và nếu muốn đảo chiều thì phải khống chế sao cho động cơ dừng mới được đảo chiều từ thông.
Hãm nghĩa là muốn giảm tốc độ động cơ (dừng nghĩa là tốc độ giảm về không).
Hãm tái sinh nghĩa là trả được năng lượng về nguồn.
Hãm ngược thì động cơ dừng rất nhanh, nhưng không tốt, không nên dùng.
-
The Following 2 Users Say Thank You to Cu Tí học Điện For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Thảo luận - plc viết chương trình mitsubishi dán nhãn và phân loại sản phẩm theo chiều cao , thấp ,trung bình
Bởi hoanghung trong diễn đàn PLCTrả lời: 6Bài cuối: 01-11-2013, 20:23 -
Thiết kế mạch băm xung 1 chiều có đảo chiều quay để điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Bởi elnino149 trong diễn đàn Các tài liệu điện khác...Trả lời: 6Bài cuối: 01-04-2013, 09:12 -
Trợ giúp - ACB cho phép dòng điện đi theo chiều nào
Bởi th037 trong diễn đàn Thiết bị đóng cắt và đo lườngTrả lời: 25Bài cuối: 07-02-2012, 08:20 -
Tai sao người ta chế tạo đồng hồ quay theo chiều như bây giờ mà không phải ngược lại
Bởi hieuvns trong diễn đàn Dân Điện và cuộc sốngTrả lời: 2Bài cuối: 07-05-2011, 12:31