Kết quả 1 đến 7 của 7
Chủ đề: Cuộn cảm và tụ điện
-
19-04-2011, 23:44 #1
Cuộn cảm và tụ điện
các anh chị cho em hỏi: theo em được biết, trong mạch điều khiển thì cuộn cảm là để san phẳng dòng điện còn tụ điện là để lọc điện áp. vậy cơ chế san dòng và lọc áp ở đây xảy ra như thế nào. Em cảm ơn các anh chị nhiều.
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Cơ bản về cầu trục
- Mạch điều khiển cửa cuốn
- Mô phỏng mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha bằng phương pháp đổi nối sao - tam...
- Sơ đồ mạch điện tủ điều khiển cửa cổng
- thiết kế sơ đồ điều khiển tư động định giờ bơm nước
- cách lắp đặt tủ điều khiển máy bơm
- mạch khởi động tuần tự, ngắt đồng loạt.
- cần giúp về sơ đồ chân IC
- không dùng rơle time OFF delay quả là khó!!!
- Phao đo mức nước ở bể xử lý nước thải
- Kỹ sư Instrument và bản vẽ P&ID
- Chuẩn truyền tín hiệu (RS232, RS485)
- Lại là bài bơm nước,mọi người vào giúp em với
- Bộ lưu điện công suất nhỏ cỡ <1kW
- [Help] Làm sao để chuyển file CAD sang file ảnh có độ phân giải cao?
-
-
19-04-2011, 23:54 #2
Ðề: Cuộn cảm và tụ điện
e thì được biết cuộn cảm nó chỉ để hạn chế dòng điện thôi
vì vậy khi khởi động người ta hay dùng cuộn cảm để hạn chế dòng khởi động ban đầu, thế thôi
-
Những thành viên đã cảm ơn cdncdn vì bài viết hữu ích:
-
20-04-2011, 00:28 #3
Ðề: Cuộn cảm và tụ điện
Cái đó thì em biết nhưng là trong mạch động lực mà thường là khởi động đọng cơ. Còn đây là em hỏi trong trường hợp mạch điều khiển mà. Bác nào biết thì vào giúp em tiếp đi......
-
20-04-2011, 09:00 #4
Ðề: Cuộn cảm và tụ điện
Cuộn cảm và tụ là các "kho điện", khi thừa thì chứa vào, khi thiếu lại lấy ra; vì thế nên dòng và áp được san phẳng, giảm nhấp nhô (lọc - filter).
Nói nôm na như vậy cho dễ hiểu. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì hãy viết phương trình dòng áp ra.
+++---o0o---+++
Và bạn chú ý là câu hỏi chỉ post một lần ở một topic mà thôi.
Các mod cũng chú ý theo dõi topic của mình để quản lý.
-
Những thành viên đã cảm ơn baohuy_pla vì bài viết hữu ích:
-
20-04-2011, 09:57 #5
-
20-04-2011, 12:34 #6
Ðề: Cuộn cảm và tụ điện
Phân tích toán học cũng không có gì khó khăn với những phần tử cơ bản này.
Webdien vẫn không hỗ trợ gõ công thức Toán (mặc dù đã kiến nghị mỏi mồm) nên đành gõ ra word rồi chụp ảnh:
Phân tích trên miền thời gian, ta thấy:
- Đối với điện cảm L, dòng điện là tích phân của điện áp.
- Đối với tụ điện C, điện áp là tích phân của dòng điện.
Mà tích phân nghĩa là tích lũy --> cái tính chất "kho điện" nó thể hiện ở đây.
Phân tích trên miền tần số với toán tử Laplace (s), ta thấy:
- Điện cảm L đóng vai trò một khâu quán tính bậc nhất đối với dòng điện, nghĩa là lọc thông thấp bậc nhất đối với dòng điện. Điều đó có nghĩa là dòng điện qua L chỉ có thể tăng, giảm từ từ chứ không thể biến thiên tức thời.
- Tụ điện C đóng vai trò là một khâu quán tính bậc nhất đối với điện áp, nghĩa là lọc thông thấp bậc nhất đối với điện áp. Điều đó có nghĩa là điện áp trên C chỉ có thể tăng, giảm từ từ chứ không thể biến thiên tức thời.
--> tính chất lọc, san phẳng được thể hiện ở đây.
-
The Following 3 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:
-
20-04-2011, 16:06 #7
Ðề: Cuộn cảm và tụ điện
Em cảm ơn bác baohuy-pla nhiều.