Kết quả 1 đến 10 của 74
Chủ đề: Cơ bản về cầu trục
-
06-05-2011, 23:23 #1
Cơ bản về cầu trục
tôi lập topic này chia sẻ với các bạn những kiến thức ít ỏi của tôi về cầu trục mong các bạn cho ý kiến ạ
1 Giới thiệu chung về cầu trục
Cầu trục là một kết cấu dầm hộp hoặc dàn, trên đó đặt xe con có cơ cấu nâng. Dầm cầu có thể chạy trên các đường ray đặt trên cao dọc theo nhà xưởng, còn xe con có thể chạy dọc theo dầm cầu trục.
1 công dụng.
Thiết bị nâng cầu trục được sử dụng để cơ giới hóa việc bốc dỡ và vận chuyển các sản phẩm hàng hóa ... trong các nhà xưởng, nhà kho nhằm hợp lý hóa các thao tác vận chuyển tải trọng, giảm nhẹ sức lao động của con người, nâng cao năng suất lao động trong các dây chuyền sản xuất.
2 thông số kỹ thuật cơ bản.
Ví dụ:
3 giới thiệu kết cấu chung.
Bản vẽ tổng lắp.
Phần kết cấu thép của cầu trục một dầm gồm dầm cầu có hai đầu tựa lên các dầm cuối với các bánh xe di chuyển dọc theo ray đặt trên vai cột của nhà xưởng. Cơ cấu di chuyển của cầu trục một dầm thường dùng phương án dẫn động chung. Phía trên dầm chữ I là dàn thép đặt trong mặt phẳng ngang để đảm bảo độ cứng cần thiết theo phương ngang của dầm cầu. Palăng điện có thể chạy dọc theo các cánh thép phía dưới của dầm chữ I nhờ cơ cấu di chuyển palăng
Dầm chính:
Tùy thuộc vào tải trọng nâng và khẩu độ của cầu trục xác định quy cách của tiết diện sao cho phù hợp, đảm bảo sức bền mỹ thuật và tiết kiệm nhất. Dầm chính được tổ hợp bằng thép tấm và thép hình được liên kết bằng mối hàn tự động hoặc bằng tay.
Dầm chính ngoài yêu cầm đảm bảo sức bền còn phải đảm bảo độ cứng và độ đàn hồi. Do vậy dầm ban đầu đã được chế tạo sẵn độ vồng theo tính toán.
Dầm đầu:
Kết cấu dầm đầu kiểu hình hộp chữ nhật được chế tạo từ thép tấm CT3 dầy từ 6 đến 10 mm. Dầm đầu được liên kết với dầm chính bằng bu lông và mặt bích, hai đầu dầm liên kết với cụm bánh xe chủ động và bị động.
Cụm bánh xe chủ động.
cụm bánh xe bị động.
(còn nữa)-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Cơ bản về cầu trục
- Mạch điều khiển cửa cuốn
- Mô phỏng mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha bằng phương pháp đổi nối sao - tam...
- Sơ đồ mạch điện tủ điều khiển cửa cổng
- thiết kế sơ đồ điều khiển tư động định giờ bơm nước
- cách lắp đặt tủ điều khiển máy bơm
- mạch khởi động tuần tự, ngắt đồng loạt.
- cần giúp về sơ đồ chân IC
- không dùng rơle time OFF delay quả là khó!!!
- Phao đo mức nước ở bể xử lý nước thải
- Kỹ sư Instrument và bản vẽ P&ID
- Chuẩn truyền tín hiệu (RS232, RS485)
- Lại là bài bơm nước,mọi người vào giúp em với
- Bộ lưu điện công suất nhỏ cỡ <1kW
- [Help] Làm sao để chuyển file CAD sang file ảnh có độ phân giải cao?
-
The Following 2 Users Say Thank You to Linx 4900 For This Useful Post:
-
-
07-05-2011, 13:49 #2
Ðề: Cơ bản về cầu trục
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ được các hãng chế tạo quy định hoặc người có trách nhiệm quản lý thiết bị lên kế hoạch căc cứ vào tình trạng thực tế thiết bị.
Việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ bao gồm các nội dung sau:
A. KIỂM TRA RAY ĐƯỜNG CHẠY
- Kiểm tra liên kết vai cột và đường chạy
Không được lỏng
- Độ sạch trên bề mặt ray
Phải sạch sẽ
- Độ lỏng của bu-long ray
Không được lỏng
- Đo khẩu độ
Cho phép sai lệch +- 5mm (loại treo)
Cho phép sai lệch +- 10mm (loại chạy trên)
- Độ nghiêng của ray
1/300 hoặc ít hơn (loại treo)
1/500 hoặc ít hơn (loại chạy trên)
- Độ chênh lệch giữa 2 đường chạy
1/500 x (khẩu độ) hoặc ít hơn
- Khe hở nối ray
Tối đã 5mm trên bề mặt
- Độ biến dạng và nứt của ray
Không bị nứt và biến dạng
- Độ mòn bề mặt: tối đã 5% so với kích thước ban đầu.
- Độ mòn bề mặt ray: tối đa 10% so với kích thước ban đầu
B. KIỂM TRA DẦM CẦU TRỤC
1- Hộp đầu cầu trục
- Độ biến dạng, độ nứt và phần nối
Không bị biến dạng, hư hỏng và nứt
- Độ mài mòn bề mặt bánh xe
Kiểm tra số liệu thực tế
- Độ mài mòn vành bánh xe
Kiểm tra số liệu thực tế
- Độ biến dạng vật liệu
Không bị biến dạng và nứt
- Tình trạng của bánh răng mo-to
Răng bánh không bị hư hỏng
2- Dầm cầu trục
Không được lỏng
Không bị nứt
Độ mòn và biến dạng của rail ngang
Kiểm tra số liệu thực tế
Tình trạng bu-long nối dầm
Tình trạng mối hàn
3- Bánh răng
- Độ mài mòn của răng cuốn
Tối đa 20% so với độ dầy ban đầu tại vòng bước răng
- Độ mài mòn của bánh răng hành trình ngang
Tối đa 1% so với đường kính trục
- Độ mòn của trục bánh răng
Tối đa 40% so với độ dầy ban đầu tại vòng bước răng
4- Trục và vòng bi
- Tối đa 2% so với đường kính trục
Độ mòn của trục khác
5- Phanh
- Cuộn hút phanh
Không bị nứt và biến dạng
- Còn vận hành được một cách đầy đủ
Không bị nứt và biến dạng
- Độ hao mòn phanh
Khóa chặn phanh
6- Dầu bôi trơn
- Dầu bôi trơn cho các bộ phận
Dầu bôi trơn cho các bộ phận phải đầy đủ
7- Bánh xe di chuyển ngang
- Độ mòn bề mặt bánh xe
Kiểm tra số liệu thực tế
Độ mòn bề dầy vành bánh xe
Kiểm tra số liệu thực tế
8- Mo-to di chuyển ngang
- Độ mòn và biến dạng của phanh bánh xe
Không bị nứt và biến dạng
- Vít chặn phanh
Không bị lỏng
- Hao mòn của phanh
Còn vận hành được một cách đầy đủ
9- Mo-to di chuyển dọc
- Đo khe hở phanh
Số liệu chấp nhận: 0.5 ~ 0.8 mm
- Độ mòn và biến dạng của phanh bánh xe
Không bị nứt và biến dạng
- Vít chặn phanh
Không bị lỏng
- Hao mòn vật lý của phanh
Còn vận hành được một cách đầy đủ
k- Móc treo
- Độ mòn của móc treo
Kiểm tra số liệu thực tế
- Độ hở (hoác) móc
Kiểm tra số liệu thực tế
- Mức độ hư hỏng của móc
Không bị nứt trên bề mặt móc
- Kiểm tra chốt giữ
Không bị lỏng
10- Cáp
- Độ biến dạng, bào mòn… của cáp
Không bị tưa xước quá 10% bên ngoài cáp
Không bị giảm đi quá 7% so với đường kính cáp
- Tình trạng đầu dây cáp
Không bị cắt và mòn
- Chiều dài cáp
Bảo đảm được chiều dài quy định
11- Nút bấm
- Tình trạng hoạt động
Tiếp xúc tốt
C. KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN
1- Chổi lấy điện
- Độ mòn bề mặt tiếp xúc
Không mòn quá vạch chuẩn
2-Hệ thống điện dọc
- Độ mòn bề mặt tiếp xúc
Tiếp xúc tốt
3- Dây điện sâu đo & cầu chì
- Không bị hỏng, ngắt mạch. Không có tình trạng bất thường
4- Cáp điện
Khởi động từ
Khởi động từ nâng hạ
Khởi động từ phanh nâng hạ
Khởi động từ chạy ngang
Khởi động từ chạy dọc
Công tắc giới hạn
Tình trạng hoạt động
Hoạt động tốt
5- Con chạy
- Tình trạng con chạy
Chạy êm
6- Công tắc nguồn
Không bị mất pha
D. KIỂM TRA CHẠY THỬ CẦU TRỤC
1- Chạy không tải
- Kiểm tra trước khi cho chạy thử
Không có gì trở ngại
Vận hành không tải
Chạy cùng với hoạt động của nút bấm điều khiển. Không có tiếng ồn.
2- Chảy có tải
Tại ngay chính giữa, đo độ võng và độ phục hồi của dầm cầu trục
Độ võng <= 1/700 hoặc 1/1000 so với khẩu độ và phải trở lại trạng thái ban đầu sau khi bỏ tải.
- Pa-lăng cuốn cáp và thả cáp
Không xảy ra tiếng ồn và rung
- Phanh điện từ
Độ lệch móc <= 1% so với khoảng cách cuốn cáp trong 1 phút sau khi ngưng bấm nút nâng.
- Hành trình ngang của pa-lăng
Không xảy ra tiếng ồn và rung
- Hành trình dọc của Pa-lăng
Không xảy ra tiếng ồn và rung
Bài sau tôi sẽ tập trung vào điện cầu trục không topic này ế quá
-
The Following 3 Users Say Thank You to Linx 4900 For This Useful Post:
-
07-05-2011, 15:13 #3
Ðề: Cơ bản về cầu trục
rất hay bác ah . em cũng đang tim hiểu về cầu trục. bác có tài liệu o
Mr Hùng
luôn luôn lắng nghe luôn luôn học hỏi
-
07-05-2011, 15:31 #4
Ðề: Cơ bản về cầu trục
Dạ tài liệu thì trên mạng nhiều, trong topic này em sẽ cố gắng để các pác có cái nhìn rõ hơn về cầu trục ạ
+++---o0o---+++
Em sẽ đi chi tiết từng phần
Đối với các nhà cung cấp cầu trục trong nước đa số nhập khẩu palăng ( xe con và tời nâng hạ) đều không được chế tạo trong nước. Trong nước chỉ chế tạo phần kết cấu và lắp đặt tủ điện xe to chạy hai động cơ di chuyển dầm đầu.
Đây là bản vẽ tủ điện chạy chân dầm cầu trục Q= 5T,sử dụng biến tần LS SV IG5A.
bản CAD tại đâySửa lần cuối bởi Linx 4900; 07-05-2011 lúc 16:26.
-
Những thành viên đã cảm ơn Linx 4900 vì bài viết hữu ích:
-
07-05-2011, 22:27 #5
Ðề: Cơ bản về cầu trục
Theo các bác cầu trục dùng biến tần để điều khiển chạy chân dầm làm gì ạ, nếu chỉ để khởi động và dừng mềm thì lắp bộ Khởi động mềm hay thời xưa vẫn dùng phương pháp khởi động bằng cuộn kháng.
Mời các bác cùng thảo luận ạ
-
10-05-2011, 17:53 #6
Ðề: Cơ bản về cầu trục
Đó là tùy theo mục đích của người sử dụng.Nếu họ cần tốc độ tăng dần theo thời gian để tránh va đập khi cẩu hàng.họ cần di chuyển cẩu một cách nhẹ nhàng và chính xác.không gây tiếng ồn cũng như bị lắc khi cẩu.và tránh được tai nạn đáng tiếc xảy ra.
-
Những thành viên đã cảm ơn minhhong198 vì bài viết hữu ích:
-
15-06-2011, 21:59 #7
Ðề: Cơ bản về cầu trục
mình cũng đang làm điện ỏư nhà máy
mấy hôm đầu đi làm gặp cẩu trục hỏng
cũng thấy choáng
-
31-08-2011, 20:21 #8
Ðề: Cơ bản về cầu trục
về phần cơ khí của cầu trục là ok roi.còn về phần điện tôi có góp ý thế này không nên dùng dây điện kiểu lò xo vậy nên dùng thanh ray gắn trực tiếp vào dầm cầu trục luôn sau đó nối điện từ con chạy ra toàn bộ phần điên đặt trong cabin có cần điều khiển như vậy an toan hơn.
-
Những thành viên đã cảm ơn anhvtc vì bài viết hữu ích:
-
10-12-2011, 09:05 #9
Ðề: Cơ bản về cầu trục
Ai có tài liệu về thiết kế tính toán kết cấu cầu trục cho mình xin với.
Cảm ơn nhiều!
-
Những thành viên đã cảm ơn daohieu10586 vì bài viết hữu ích:
-
10-12-2011, 11:17 #10
-
The Following 6 Users Say Thank You to tung2011 For This Useful Post: