Kết quả 1 đến 10 của 14
Chủ đề: Quá tần số ở máy phát.
-
13-05-2011, 05:43 #1
Quá tần số ở máy phát.
Các pác cho em hỏi việc quá tần số máy phát nguyên nhân có thể do đâu?khách quan và chủ quan.Việc hệ thống kích từ làm việc không tốt có thể dẫn đến quá hay kém tần số mp ko?Thanks các pác trước nhé!
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- ký hiệu trong hệ thống điện
- Ý nghĩa của cos(phi) và bù CS phản kháng!!
- Hỏi tùm lum: TBA - TU - TI ...
- hướng dẫn thiết kế trạm biến áp
- Hình ảnh một số thiết bị điện trong trạm và nhà máy điện
- Các câu hỏi về trạm
- Các hình ảnh trong TBA
- 35kV hay 20kV,cấp điện áp nào có lợi?
- Giới thiệu sơ về nhà máy điện--nhà máy thủy điện
- so sánh các loại trạm biến áp trong đô thị
- ý nghĩa các thông số trong máy biến dòng
- Các kí hiệu trong bản vẽ thiết kế nhà máy nhiệt điện (ABBRIVIATIONS)
- Hhình ảnh về xâm thực tua bin francis
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình
- hình ảnh trong nhà máy điện Trị An
-
Những thành viên đã cảm ơn hhrq vì bài viết hữu ích:
-
-
13-05-2011, 09:16 #2
Ðề: Quá tần số ở máy phát.
chào các bác nha.mình củng là người mới thôi nên kinh nghiệm ít.mong các bác góp ý thêm nha.theo mình nghĩ thì việc quá tần số ở máy phát không liên quan đến kích từ đâu.mà nguyên nhân là do công suất cơ cấp vào máy phát .bạn muốn tăng hay giảm tầng số thì chỉ việc điều chỉnh công suất cơ .này nha ví dụ đối với nhà máy thủy điện muốn thay dổi tầng số ta chỉ việc điều chỉnh van nước điều tiếc lưu lượng và tốc độ nước vào tuabin.tốc độ quay của tuabin
n=60f/p.trong đó p là số cặp cực.f là tầng số .n là số vòng quay.
-
Những thành viên đã cảm ơn ngothong vì bài viết hữu ích:
-
13-05-2011, 10:45 #3
Ðề: Quá tần số ở máy phát.
Trong đa số trường hợp việc quá tần số thường liên quan đến tải. Khi máy phát đang phát điện mà bị mất tải, công suất cơ cao hơn công suất điện, máy phát sẽ bị tăng tốc, và tần số tăng theo. Nếu máy phát nối vào lưới, thì khi mất một phần tải, tần số của cả hệ thống đều tăng.
Việc quá tần số do mất tải chỉ là tạm thời, trong quá trình quá độ, vì sau đó các bộ điều tốc sẽ hoạt động để giảm bớt công suất cơ, và tần số sẽ trở về gần với giá trị trước đó.
Với máy phát đang nối lưới, thì khi mất kích thích sẽ không gây quá tần số, nhưng gây ra quá tốc độ. Nguyên nhân là khi bị mất kích từ, sức điện động máy phát tiến về 0. Công suất phát ra bị giảm, công suất cơ cao hơn công suất điện, máy sẽ bị tăng tốc. Khi đó, từ trừng quét qua lõi sắt cực từ sinh ra dòng điện xoáy lớn. Dòng điện này tương tác ngược trở lại stator. Máy phát điện làm việc ở chế độ máy phát không đồng bộ.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 4 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
13-05-2011, 13:34 #4
-
Những thành viên đã cảm ơn theanhktech vì bài viết hữu ích:
-
13-05-2011, 15:47 #5
Ðề: Quá tần số ở máy phát.
Thông thường máy phát điện không cần bảo vệ quá tần số. Bản thân động cơ sơ cấp kéo nó đã có hệ thống bảo vệ vượt tốc khá tin cậy.
Đối với bảo vệ công suất ngược thì tùy theo máy. Với Tua bin khí thì bắt buộc phải có. Nếu là tua bin hơi có thể không cần thiết, nếu các phần bảo vệ mất chân không đã được thiết kế. Đối với tua bin nước có chế độ làm máy bù thì cũng không lắp.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
-
18-05-2011, 16:31 #6
Ðề: Quá tần số ở máy phát.
Máy phát điện khi mất kích từ thì tùy mức độ mà nó có thể nhận vô công phát hữu công mà tốc độ vẫn không thay đổi, nếu để hữu công máy phát điện lớn quá thì rất rễ gây mất đồng bộ khi đó phải giảm bớt hữu công để máy phát chạy ổn định và tìm cách đóng kích từ trở lại
-
Những thành viên đã cảm ơn duongpgd vì bài viết hữu ích:
-
05-04-2014, 14:33 #7
-
05-04-2014, 19:45 #8
Ðề: Quá tần số ở máy phát.
Cô Nhóc nói rất đúng về t.hợp mất kt. Từ trường thì khởi phát từ stator và chế độ phát là không đồng bộ. Chỉ có điều là quá tốc sẽ không quá lớn (cỡ như độ trượt thôi).
T.hợp quá f tạm thời do mất cb nguồn tải, thì sau quá độ f vẫn có thể khôi phục giá trị cũ.
-
05-04-2014, 21:48 #9
Ðề: Quá tần số ở máy phát.
nhưng vấn đề ở đây là cô nhóc nói lúc này máy phát sẽ chuyển sang chế độ máy phát không đồng bộ, tức là vẫn có P phát ra. còn nếu mà chuyển sang động cơ không đồng bộ như bác nói thì làm gì còn phát P nữa mà là tiêu thụ P chứ. Nói tóm lại là em vẫn ko hiểu khi mất kích từ thì sẽ lấy từ trường biến thiên ở đâu để sinh ra dòng điện trong stator
-
06-04-2014, 22:01 #10
Ðề: Quá tần số ở máy phát.
Máy phát mà mất kích thích thì sẽ nhận công suất từ lưới về và vận hành ở chế độ máy phát không đồng bộ, khi đó dòng điện ở Stato máy phát( nhận công suất từ lưới Q) cảm ứng ngược trở lại roto, trong lõi thép roto sinh dòng cảm ứng xoay chiều, hay còn gọi là dòng kích từ xoay chiều. Do đó máy phát vẫn phát ở chế độ không đồng bộ và sinh ra công suất P. Tuy nhiên ở chế độ này thì máy phát nóng, phát nhiều nhiệt và rất rung, gây hại cho máy phát.
Trong thực tế thì máy phát chỉ hoạt động ở chế độ thiếu kích thích chứ mất kích thích thì bảo vệ rơle gửi tín hiệu cắt máy cắt đầu cực ngay, tách máy phát ra khỏi lưới.
Đối với các máy phát có công suất vừa và lớn thì hệ thống kích thích có rất nhiều, ngoài kích thích chính còn có kích thích dự phòng nên khả năng chống mất kích thích rất cao.
+++---o0o---+++
Theo em được học thì các máy phát hiện đại bây giờ không cho phép vận hành khi mất kích thích. Khi mất kích thích thì bảo vệ sẽ tác động cắt máy phát ra khỏi lươi ngay.
Tuy nhiên một số máy phát cũ của Liên Xô trong quy trình vận hành em thấy vẫn được vận hành một thời gian trong chế độ mất kích từ. Ví dụ như máy phát 110MW của nhiệt điện Phả Lại cho vận hành trong chế độ mất kích từ là 30 phút với phụ tải không vượt quá 40% định mức. Nếu trong 30 phút mà không tìm ra được sự cố và khắc phục kích từ thì nhân viên vận hành phải chuyển các phụ tải của máy phát đó sang cho các máy phát khác gánh và thao tác cắt máy phát ra khỏi lưới.
-
Những thành viên đã cảm ơn manhtrihd vì bài viết hữu ích: