Kết quả 1 đến 10 của 26
-
13-05-2011, 13:30 #1
tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
chào các pác trong webdien!
mình có 1 câu hỏi mong các pác chỉ giáo!
trong các catalogue của đầu báo cháy loại 2 dây Horing và nhiêug loại khác,nguồn nuôi cho đầu báo là 24V DC.điện trởddaauf cuối của 1 zone là 10K.
vậy cho mình hỏi:
1) loại đầu báo 2 dây thì dây cấp nguồn nuôi cũng là dây tín hiệu đưa về tủ điều khiển(control panel). vậy nguyên lý truyền tín hiệu về tủ điều khiển như thế nào vậy các pác! giải thích cho minh biết với.
2) điện trở đầu cuối của 1 zone là để
- cân bằng áp
- chống ngắn mạch
- nhận biết thông mạch, không bị đứt dây
?? ngoài ra còn nhiệm vụ nào không vậy các pác!!!
mong chỉ giáo!!!!
thanks!!!-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- hệ thống báo cháy địa chỉ
- nguyên lý hoạt động của tủ hệ thống báo cháy.đầu báo khói.nhiệt và cả cách đấu nối luôn
- đi dây điện báo cháy
- tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
- Cách đi dây hệ thống báo cháy địa chỉ.
- Thao tác cài đặt cho đầu báo beam GST C-9105R
- Hệ thống chữa cháy vách tường
- tổng quan về hệ thống báo cháy
- Lập dự toán trong lắp đặt pccc
- Sơ đồ hệ thống báo cháy tự động.
- Thuyết minh thiết kế hệ thống báo cháy tự động
- Sơ đồ hệ thống báo cháy địa chỉ
- vẽ mạch điều khiển
- cách đấu nối các đầu báo và chuông báo động
- cấp bảo vệ của kim chống sét là gì
-
Những thành viên đã cảm ơn phuckhoadien123 vì bài viết hữu ích:
-
-
14-05-2011, 08:14 #2
Ðề: tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
1. bình thường trên dây dẫn có dòng điện (giả sử 10mA), khi có tín hiệu thì dòng điện này tăng lên (giả sử là 15 - 20mA), tủ trung tâm nhận thấy dòng tăng lên thì nó biết là đầu báo đang phát tín hiệu báo cháy. Nếu có sự cố xảy ra, ngắn mạch, đứt dây, thiếu điện trở thì tủ trung tâm có thể nhận biết vì dòng nằm ngoài khoảng 10 - 20mA.
2. Điện trở cuối đường dây mục đích chủ yếu là chông đứt dây trong các hệ thống báo cháy thường, và tạo dòng hoạt động cho các đầu báo. Bởi vậy nên các tủ trung tâm khác nhau thì sẽ có điện trở mang giá trị khác nhau. Hiện tại thì các hệ thống báo cháy địa chỉ người ta toàn lắp ngay trung tâm (đơn giản, nhanh gọn).
-
The Following 5 Users Say Thank You to ALong For This Useful Post:
-
04-06-2011, 16:58 #3
Ðề: tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
điện trở cuối đường dây thường là để kiểm tra hoạt động của hệ thống có ổn định hay không. trường hợp đầu báo bị sự cố như đứt dây hay hỏng thì sẽ báo về trung tâm xử lý.
vậy các anh bàn luận tí v/v này nhé
--tại sao nối con trở cuối đường dây lại có tác dụng báo cáo sự cố về tủ trung tâm vd sc đứt dây, sự cố cb bị hỏng?
--tại sao ko nối ở đầu đường dây mà phải nối ở cuối đường dây?
--tại sao lại nối bên chân COM mà không phải chân zone?
bàn luận về nó nhéSửa lần cuối bởi nganhdiencolen; 05-06-2011 lúc 22:38.
Quân tử thảng đãng đãng
Tiểu nhân trường thích thích
-
Những thành viên đã cảm ơn nganhdiencolen vì bài viết hữu ích:
-
08-06-2011, 14:49 #4
Ðề: tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
1. khi nối điện trở vào cuối đường dây, trung tâm sẽ cung cấp 1 điện áp đặt lên đầu zone. Vì các đầu báo và điện trở nối song song với nhau nên sẽ tạo thành dòng trong phạm vi cho trước. Ví dụ đối với trung tâm GST thường dòng khoàng 0.6mA là trạng thái bình thường. Khoảng 30mA thì báo cháy. Lớn hơn thì báo lỗi. Các bạn có thể dùng 1 con điện trở khoảng 500 Ohm gắn vào ngay đầu zone tại trung tâm. Khoảng 15 - 20s sau trung tâm lập tức báo cháy. (có thể lâu hơn tùy vào thời gian set delay). Vì khi đó dòng trên zone đã tăng lên.
2. Điện trở nối đầu đường dây cũng được. Không nhất thiết phải đấu cuối đường dây. Vì trên thực tế phải có sơ đồ thì mới biết chỗ nào là cuối đường dây. Nối đầu tuyến thì trung tâm cũng chẳng báo gì cả. Chỉ có điều nếu thiết bị trên zone bị đứt dây thì chúng ta chấp nhận mất thiết bị đó. Chúng ta có thể kiếm tra thực tế hơn bằng cách nhìn xem đèn báo có chớp xanh hay không. Xét trong hệ thống 1 zone cho 1 phòng khoảng vài trăm m2 thì dù có mất 1 hay 2 đầu báo trên vài chục cái thì cũng ko ảnh hưởng lớn.
Ngoài ra thì bằng cách gắn thêm diode vào trong đầu báo GST thì chúng ta có thể xác định được là có thiết bị nào bị hư hoặc lỗi.
3. Cái này thì tùy vào hãng. Như bên hệ thống GST thì điện trở nối ngay chân zone.
-
The Following 3 Users Say Thank You to ALong For This Useful Post:
-
08-06-2011, 23:52 #5
Ðề: tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
1. Nếu bạn gắn ELR vào mạch (giả sử có trị số 4,7k ôm), thì:
Trong trường hợp mạch bình thường (k bị sự cố đứt dây...) thì khi bạn đo điện trở 2 đầu dây tại tủ, giá trị luôn sấp xỉ 4,7k ôm ( nhỏ hơn 1 tí vì cộng thêm trở đường dây mắc song son).
Trong trường hợp mạch bị sự cố (đứt dây chẳng hạn...) thì khi đo điện trở 2 đầu dây tại tủ, giá trị là vô cùng (đứt dây mà), hoặc rất nhỏ (bị ngắn mạch đâu đó).
Vậy, tác dụng của ELR là kiểm tra thông mạch,ngắn mạch từ đầu mạch tới vị trí đặt ELR.
Với các tủ báo cháy hiện đại, chúng có thể nhận biết các lỗi trên nhờ việc so sánh giá trị điện trở 2 đầu dây tại tủ so với giá trị ELR.
2. Bạn chú ý phần chữ màu đỏ ý 1.
3. Chỉ có đầu ở zone thì mới kiểm tra được, chân COM là dry contact rùi (tiếp điểm khô, không phải nguồn tươi)Email: chinh.nq@hotmail.com
or nq.chinh@takasago-vn.com
-
The Following 4 Users Say Thank You to chinh_akay For This Useful Post:
-
21-07-2011, 16:36 #6
Ðề: tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
Cho Mình hỏi : đối với báo cháy Zone, chuông báo cháy đi 1 zone riêng thì đối với zone cung cấp cho chuong thì đi như thế nào?
-
21-07-2011, 17:05 #7
Ðề: tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
Quân tử thảng đãng đãng
Tiểu nhân trường thích thích
-
The Following 2 Users Say Thank You to nganhdiencolen For This Useful Post:
-
22-07-2011, 08:10 #8
Ðề: tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
Cám ơn Bác
Nhưng Bác cho e hỏi nguồn cấp cho chuông báo cháy là nguồn bao nhiêu, đi dây gì?
-
22-07-2011, 10:15 #9
Ðề: tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
Bạn luôn dùng điện DC cho hệ thống chữa cháy đặc biệt là ở các nhà máy phát điện hay công nghệ, lý do là khi cháy, điện AC thường bị mất.
Tất cả các sensor như optical flame detetctor, gas detector, smoke detector, chuông, đèn, và ngay cả soilenoid valve để mở bình CO2 cũng đều có thể dùng điện 24 VDC. Chuôngthường cần khoảng 1.6A hoặc 2A. Soilenoid valve khoảng 0,5A đến 1A, nhưng inrush current của nó thường cao hơn gấp vài lần.
-
22-07-2011, 13:20 #10
Ðề: tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
có làm bên hệ thống phòng cháy chữa cháy không vậy.
hệ thống báo cháy được phân làm 2 loại.
--loại thông thường dùng điện áp 12VDC
--loại địa chỉ dùng điện áp 24VDC
Kết nối như hình vẽ
Để tìm hiểu đc sự khác biệt và công dụng thì nên tìm hiểu thêm tài liệu.
lưu ý khi có sự cố thì hệ thống tự động cắt nguồn AC để an toàn.luác này các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy như các cảm biến, các đèn hành lang, đèn thoát hiểm, chuông .vv.. đều sử dụng nguồn dự phòng là nguồn DC lấy từ acquy.
ngay cả hệ thống chữa cháy cũng phải tuân thủ những tiêu chuẩn này.
TCVN PCCC
http://www.webdien.com/d/showthread.php?t=19540Quân tử thảng đãng đãng
Tiểu nhân trường thích thích
-
The Following 2 Users Say Thank You to nganhdiencolen For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Thảo luận - tạm thời dùng mạng truyền tải 110kV để truyền 35kV được không
Bởi Ducaty trong diễn đàn Truyền tải & Phân phối điệnTrả lời: 12Bài cuối: 06-12-2012, 07:49 -
tín hiệu truyền về tủ control của đầu báo khói
Bởi phuckhoadien123 trong diễn đàn Vi xử lý - Vi điều khiểnTrả lời: 1Bài cuối: 20-05-2011, 12:09 -
Acc control
Bởi hoang110852002 trong diễn đàn CUNG CẤP ĐIỆNTrả lời: 0Bài cuối: 20-05-2011, 11:43 -
chọn control trong RXD
Bởi 0207 trong diễn đàn PLCTrả lời: 0Bài cuối: 31-03-2011, 01:02