Kết quả 1 đến 7 của 7
-
28-08-2009, 01:23 #1
giới thiệu các thiết bị thường dùng trong hệ thống điện
Hệ thống đường dây trung thế 15 kV được thiết kế với mạng kín nhưng vận hành hở nghĩa là mỗi nguồn cung cấp cho một khu vực riêng nhưng đều được kết nối với nhau thành một hệ thống kín nhưng khi vận hành thì các đường dây được cắt ra và cung cấp điện cho một khu vực riêng rẽ. Cách thiết kế này rất hữu dụng khi nguồn cung cấp cho một khu vực nào đó xảy ra sự cố, vì là hệ thống kín nên đường dây của nguồn xảy ra sự cố có kết nối với các nguồn khác, lúc này chỉ việc cắt nguồn xảy ra sự cố khỏi đường dây và đóng các tiếp điểm nối đường dây với đường dây của các nguồn khác thì khu vực xảy ra sự cố đã được cung cấp điện trở lại nhờ các nguồn khác trong hệ thống.
Tụ bù ứng động: tùy vào phụ tải tăng hay giảm có thể đóng hoặc ngắt tụ bù. Thông thường, mỗi bộ tụ bù ứng động 3 pha có 6 bộ. tụ bù sau đây có 6 bộ mỗi bộ 100kVA. Đi kèm với tụ bù ứng động có các thiết bị sau: TU : biến áp biến đổi điện áp 15kV thành điện áp làm việc tương ứng của tụ bù. LA : chống sét van bảo vệ thiết bị trước sét lan truyền trên đường dây. Thiết bị điều khiển đóng ngắt tụ bụ hoạt động trên nguyên tắc so sánh tần số hiện tại của đường dây với tần số cho phép. Tụ bù dùng trên lưới 15 kV là bù dọc, trong khi tụ bù dùng trong trạm là bù ngang.
Recloser (RE): thiết bị bảo vệ đường dây, RE dùng để cắt tức thời cô lập sự cố trên đường dây và tự đóng lại đường dây sau khoảng thời gian trễ. RE sẽ mở khi có sự cố, sau khoảng thời gian được chỉnh định RE tự động đóng lại nếu sự cố thoáng qua( như sét, đường dây lắc lư gây ra phóng điện) thì đường dây tiếp tục hoạt động sau lần đóng này, còn ngược lại RE sẽ mở hoàn toàn. Số lần đóng mở và thời gian trễ được chỉnh định thủ công. RE ở đây được điều chỉnh đóng cắt 3 lần khi có sự cố và thời gian trễ chỉ vài dây. Ngoài ra, RE còn được đóng & cắt bằng tay. Công suất cắt của RE khoảng 150MVA đối với điện áp 15kV và gần 300MVA đối với điện áp 22kV. Có 2 loại RE: loại hoạt động với nguồn pin thường có hình dạng tròn và loại hoạt động với nguồn lấy từ lưới thường có hình dạng vuông, với loại này được lấy từ lưới thông qua biến áp.
FCO (Fuse Cut Out): cầu chì tự rơi. Khi quá tải hay ngắn mạch, dây chì được gắn trong FCO sẽ đứt và dao sẽ tự động rơi ra khỏi tiếp điểm. FCO không có bộ phận dập hồ quang nên chỉ được đóng & cắt không tải. Thực hiện đóng cắt thủ công FCO bằng cách dùng sào cách điện mốc vào vòng có sẵn trên FCO để đóng hoặc mở FCO
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Mạch kích cá dao động nghẹt dùng D718 1 vế
- Nguyên lý hoạt động của bình chít cá và vợt đập muỗi
- Samus725mp
- UPS ơi, 1001 thắc mắc của người tiêu dùng đây nè!
- hỏi về sơ đồ chân Rơ-le thời gian và trung gian
- tìm hiểu về mêgôm mét
- hỏi về cách dùng role trung gian trong mạch Điều Khiển
- Giới thiệu về Governor Tua bin khí
- Tổng hợp các thắc mắc- giải đáp về ups
- Nên sử dụng thiết bị điện Trung Quốc vì giá rẻ không?
- đồng hồ vạn năng: Hình dạng? Công dụng?
- Công thức tính tụ điện gắn vào động cơ một pha
- Hỏi về role kiếng!
- cách thay trục và bạc quạt điện
- hỏi về công tắc hành trình NO+ NC
HELLO
-
The Following 7 Users Say Thank You to nhockid For This Useful Post:
-
-
28-08-2009, 01:24 #2
LBFCO (Load Break Fuse Cut Out): hoạt động tương tự như FCO nhưng do có bộ phận dập hồ quang theo nguyên tắc kéo dài khoảng cách phóng điện và được thiết kế có thêm tiếp điểm phụ nên LBFCO có khả năng đóng cắt có tải. Thực hiện đóng cắt thủ công LBFCO bằng cách dùng sào cách điện mốc vào vòng có sẵn trên LBFCO để đóng hoặc mở LBFCO
DS: dao cách ly 3 pha trung thế, được gắn cố định trên xà và dùng để đóng cắt đường dây khi không tải nhưng có áp. DS thường được đóng cắt bằng thủ công.
LBS : thiết bị bảo vệ lưới trung thế, LBS tự động cắt khi có sự cố và được đóng lại bằng thủ công. Nhờ có buồng dập hồ quang chứa khí SF6 nên LBS có khả năng đóng cắt khi có tải.
Như vậy: các thiết bị bảo vệ trên lưới trung thế 15 kV gồm có các thiết bị sau : FCO, LBFCO, DS, LBS, REHELLO
-
The Following 7 Users Say Thank You to nhockid For This Useful Post:
-
05-10-2009, 13:23 #3
-
The Following 2 Users Say Thank You to dangbd For This Useful Post:
-
05-10-2009, 13:26 #4
bạn sưu tầm kha kỹ đó,no giup minh nhiều ne.thank
-
17-12-2010, 09:02 #5
Ðề: giới thiệu các thiết bị thường dùng trong hệ thống điện
thats good
-
03-08-2012, 16:14 #6
Ðề: giới thiệu các thiết bị thường dùng trong hệ thống điện
Cảm ơn anh, Bài viết rất hay
VNMEC Automation.,co.ltd
Chuyên cc máy, giải pháp Tự Động
Thiết bị hiệu chuẩn Beamex- Phần Lan
ĐT: 090 444 8763
-
16-08-2012, 09:44 #7
Ðề: giới thiệu các thiết bị thường dùng trong hệ thống điện
Tụ bù ứng động: tùy vào phụ tải tăng hay giảm có thể đóng hoặc ngắt tụ bù. Thông thường, mỗi bộ tụ bù ứng động 3 pha có 6 bộ. tụ bù sau đây có 6 bộ mỗi bộ 100kVA. Đi kèm với tụ bù ứng động có các thiết bị sau: TU : biến áp biến đổi điện áp 15kV thành điện áp làm việc tương ứng của tụ bù. LA : chống sét van bảo vệ thiết bị trước sét lan truyền trên đường dây. Thiết bị điều khiển đóng ngắt tụ bụ hoạt động trên nguyên tắc so sánh tần số hiện tại của đường dây với tần số cho phép. Tụ bù dùng trên lưới 15 kV là bù dọc, trong khi tụ bù dùng trong trạm là bù ngang.
Recloser (RE): thiết bị bảo vệ đường dây, RE dùng để cắt tức thời cô lập sự cố trên đường dây và tự đóng lại đường dây sau khoảng thời gian trễ. RE sẽ mở khi có sự cố, sau khoảng thời gian được chỉnh định RE tự động đóng lại nếu sự cố thoáng qua( như sét, đường dây lắc lư gây ra phóng điện) thì đường dây tiếp tục hoạt động sau lần đóng này, còn ngược lại RE sẽ mở hoàn toàn. Số lần đóng mở và thời gian trễ được chỉnh định thủ công. RE ở đây được điều chỉnh đóng cắt 3 lần khi có sự cố và thời gian trễ chỉ vài dây. Ngoài ra, RE còn được đóng & cắt bằng tay. Công suất cắt của RE khoảng 150MVA đối với điện áp 15kV và gần 300MVA đối với điện áp 22kV. Có 2 loại RE: loại hoạt động với nguồn pin thường có hình dạng tròn và loại hoạt động với nguồn lấy từ lưới thường có hình dạng vuông, với loại này được lấy từ lưới thông qua biến áp.
FCO (Fuse Cut Out): cầu chì tự rơi. Khi quá tải hay ngắn mạch, dây chì được gắn trong FCO sẽ đứt và dao sẽ tự động rơi ra khỏi tiếp điểm. FCO không có bộ phận dập hồ quang nên chỉ được đóng & cắt không tải. Thực hiện đóng cắt thủ công FCO bằng cách dùng sào cách điện mốc vào vòng có sẵn trên FCO để đóng hoặc mở FCO
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - thiết bị điều khiển từ xa thiết bị điện trong gia đình.
Bởi nguyenduytuan trong diễn đàn Thiết bị điện gia dụngTrả lời: 11Bài cuối: 02-06-2012, 11:55 -
Thảo luận - Thiết kế cơ và cách bố trí thiết bị trong tủ
Bởi Hisun trong diễn đàn Tủ bảng điện, thang máng cáp, dây dẫn điệnTrả lời: 3Bài cuối: 10-05-2012, 09:32 -
Trợ giúp - Xin bảng tra R và S trong phần kiểm tra thiết kế chiếu sáng trong nhà
Bởi dcdien90 trong diễn đàn Hệ thống chiếu sángTrả lời: 0Bài cuối: 28-09-2011, 09:29 -
mình cần bản vẽ thiết kế M&E trong hội trường. hội họp
Bởi luanminhte trong diễn đàn THẢO LUẬN VỀ CƠ ĐIỆN - M&ETrả lời: 5Bài cuối: 28-09-2010, 15:44