Kết quả 1 đến 10 của 22
Chủ đề: hỏi về FCO và chống sét van
-
18-05-2011, 17:17 #1
hỏi về FCO và chống sét van
các bác cho em hỏi một tý
ưu nhược điểm của 2 cách lắp đặt: chống sét van trước FCO và chống sét van sau FCO
thank các bác nhiều.-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- cách đọc bản vẽ và ký hiệu các thiết bị điện trên bản vẽ
- Thảo luận về trung tính, nối đất trong truyền tải và phân phối điện
- Thảo luận các hiện tượng trong truyền tải điện
- Thảo Luận: Truyền tải điện đi xa
- Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
- dòng điện 3 pha 220/380 V ?
- Tính toán tiết diện dây trong truyền tải và phân phối điện
- Một số hình ảnh từ đường dây đến trạm
- Ký hiệu Cu/XLPE/DSTA/PVC -> DSTA là gì?
- Hỏi về lệch pha trong dòng điện 3 pha
- Truyền tải HVDC hay HVAC ?
- điện 1 pha mà có 2 dây nóng ???
- Hỏi về mạng điện 3 pha 4 dây
- Thảo luận các vấn đề về trụ điện trong truyền tải
- tại sao phải có dây trung tính ?
-
-
18-05-2011, 19:54 #2
Ðề: hỏi về FCO và chống sét van
chống sét van lắp trước FCO có ưu điểm hơn sau FCO.Nếu lắp CSV phía sau FCO khi FCO ở trạng thái hở mạch CSV sẽ ko bảo vệ được.Nếu lắp phía đầu ra của FCO khi có sét đánh thật sự thì FCO sẽ bị sét đánh trước,sau đó mới tới lượt CSV cắt
-
18-05-2011, 20:03 #3
Ðề: hỏi về FCO và chống sét van
chống sét van con goi la LA:(lightning Arrester)
TH1:LA trước FCO theo nguyên lý thì LA lắp trước FCO ưu điểm của nó là bảo vệ dòng sự cố (sét đánh)trước khi đi xuống thiết bị vì khi có dòng sự cố tức la dong lớn thì đủ điện áp để tiếp điểm phía dưới LA đóng lại tản dòng điện xuống đất.
TH2:FCO trước LA ,trường hợp này mục đích chính là thao tac đóng cắt (ví dụ bạn muốn bảo trì, thí nghiệm LA hoặc thay thế LA thì bạn chỉ cần dùng sào thao tác cắt FCO là cắt được phía sau FCO ....)ok chua?
-
The Following 7 Users Say Thank You to batrungtuyen For This Useful Post:
-
18-05-2011, 20:31 #4
-
-
19-06-2011, 10:58 #5
-
19-06-2011, 21:36 #6
Ðề: hỏi về FCO và chống sét van
Trong thực tế các bạn thấy có một số trạm biến áp phân phối lắp FCO trước LA, điều này không đúng với lý do như sau:
- Khi FCO đóng, nếu có sóng sét lan truyền từ đường dây về trạm, như ta biết dòng sét có cường độ rất lớn (theo quy ước của Bộ xây dựng thì dòng sét để tính toán đối với Việt Nam hiện nay là 100kA), khi chạy qua FCO dòng này sẽ làm FCO tác động -> LA không có tác dụng;
- Khi FCO cắt, LA bị tách ra khỏi đường dây, theo lý thuyết về Kỹ thuật cao áp thì: nếu có sóng sét lan truyền từ đường dây về thì khi truyền qua môi trường có tổng trở sóng bằng vô cùng (hở mạch) sóng phản xạ sẽ gấp 2 lần sóng tới và sẽ phá hủy toàn bộ các thiết bị cuối đường dây -> LA không có tác dụng;
Có vài điều tham gia, trân trọng!Tri thức là của nhân loại! - Biển học là vô bờ!
-
The Following 3 Users Say Thank You to nguyenhoanui For This Useful Post:
-
20-06-2011, 07:47 #7
Ðề: hỏi về FCO và chống sét van
Hoan già
-
27-06-2011, 16:42 #8
Ðề: hỏi về FCO và chống sét van
thực tế lắp sau FCO không sao cả, các bác cứ phân tích cụ thể.
Đây là ảnh thực tế
-
27-06-2011, 17:06 #9
-
25-08-2011, 10:46 #10
Ðề: hỏi về FCO và chống sét van
- Lắp LA trước, LA thành bảo vệ chống sét đường dây, khi có quá điện quá, LA xả điện áp, FCO không đứt chì nhưng phân đoạn trước nhảymáy cắt, mất điện diện rộng. Ngoài ra lúc nào cũng có dòng rò qua LA, tổng nhiều LA thì làm tăng tổn thất.
- Lắp LA sau :
+ Cắt FCO thì LA cô lập lưới, không còn dòng rò, giảm tổn thất.
+ Đóng FCO nếu có quá điện áp, LA xả, FCO đứt chì, chỉ mất điện duy nhất trạm đó.
-
The Following 4 Users Say Thank You to khanhlinh For This Useful Post: