Kết quả 1 đến 5 của 5
-
24-06-2011, 08:58 #1
có bác nào giải thích rõ chu trình MC?
chu trình MC:
cắt 0,3s đóng cắt 3p đóng cắt
có ai giải thích rõ cho mình hiểu được không mình cảm ơn nhiều?
Sẵn đây cho mình hỏi tý?tại sao mình phải tăng giảm TAP khi điện áp của lưới thay đổi?khi vận hành mình có thể để áp cao hoặc thấp được không?nó có ảnh hưởng gì đến hệ thống không?có ảnh hưởng đến tổn thất khi áp cao không?
Mong được giúp đỡ!-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Làm sao để công tơ điện chạy chậm lại! giá điện nhà trọ cao quá
- Trao đổi - thắc mắc: ĐẤU ĐIỆN SỐNG !!!
- Xin mạch điện 1 ổ cắm và 2 công tắc ( có bản vẽ chi tiết )
- mạch đèn cầu thang
- Đấu dây quạt trần và quạt bàn ....?
- đảo chiều động cơ điện một pha
- cách xác dịnh đầu dây động cơ
- điện áp pha điện áp dây là gì?
- Giúp em về mạch điều khiển sử dụng rơle thời gian !!!
- Mạch cầu thang 3 công tắc 2 bóng đèn !
- xin mạch ổ khóa chống trộm của xe máy.
- Xin hỏi về cách chọn mua CB chống giật
- cách tra bạc đạn theo kích thước trục và đường kính ngoài
- Cách đọc chỉ số công tơ điện
- Tìm bản vẻ điện nhà khoảng 3 tấm
-
-
25-06-2011, 20:39 #2
Ðề: có bác nào giải thích rõ chu trình MC?
1. Loại MC có chu trình như trên được hiểu như sau:
Khi MC cắt, sau 0,3 giây có thể đóng lại được (bằng tay hoặc AR), nếu sau khi đóng bị sự cố thì MC có thể cắt ngay mà không ảnh hưởng gì, sau lần cắt thứ 2 này thì phải sau 180 giây sau mới đóng được MC, cái này phụ thuộc vào khả năng dập hồ quang, kết cấu, dòng ngắn mạch chịu đựng ... của MC. Nếu sau 180 giây đóng lại MC mà gặp sự cố thì MC có thể cắt ngay mà không ảnh hưởng gì.
Theo ý hiểu của mình thì loại MC này chỉ cho phép AR 01 lần (chứ chả lẽ AR 01 lần nếu không thành công thì sau 180 giây mới AR lần nữa hay sao?).
2. Các thiết bị điện (bao gồm cả siêu cao áp, cao áp, trung áp, hạ áp) đều có giá trị điện áp định mức của nó và thông thường cho phép nó làm việc với điện áp chênh lệch là +-5% so với điện áp định mức (trừ những trường hợp cụ thể) mà không ảnh hưởng gì đến tuổi thọ và khả năng làm việc của nó; do đó khi điện áp cao quá thì có thể xảy ra quá áp gây hư hỏng, hoặc thấp quá thì nó không đủ khả năng làm việc (đèn thì tối, động cơ quay chậm ...) và gây tổn thất cao hơn.Tri thức là của nhân loại! - Biển học là vô bờ!
-
The Following 2 Users Say Thank You to nguyenhoanui For This Useful Post:
-
27-06-2011, 14:19 #3
Ðề: có bác nào giải thích rõ chu trình MC?
có bác nào giải thích dùm em các thông số định mức của máy cắt khí sf6 không?
Idm=1250A
Udm=145kV
MC chịu được điện áp xung sét=650kV
Dòng cắt ngắn mạch 40kA/3s=40000A/3s
thời gian cắt=19-25ms
thời gian đóng=40ms
thời gian đóng cắt=42ms
có bác nào giải thích rõ dùm không?
Nếu như điện áp định mức là 145kV thì khi có xung sét thì lên đến 650kV vậy sao MC không bị nổ?
Sẵn đây cho em hỏi luôn?MC chân không có khác gì MC không khí không?Sửa lần cuối bởi light; 27-06-2011 lúc 14:58.
-
24-08-2011, 17:29 #4
Ðề: có bác nào giải thích rõ chu trình MC?
Thực ra những điều bạn hỏi đều có trong các tài liệu về máy cắt, tuy nhiên mình xin trả lời như sau:
- Idm: Là dòng điện định mức mà MC có thể chịu đựng được trong suốt thời gian hoạt động của nó mà không ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của MC, dòng này do tiết diện phần dẫn điện quyết định;
- Udm: Là điện áp định mức mà MC có thể mang trong suốt thời gian hoạt động của nó mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của MC, điện áp này do kết cấu (khoảng cách giữa các pha, giữa phần mang điện với đất..., vật liệu cách điện sử dụng (gốm, sứ, ...) ...
- U sung sét: là điện áp thí nghiệm mà MC chịu đựng được với xung sét tiêu chuẩn (mình nhớ không rõ nhưng độ dốc đầu sóng xung sét tiêu chuẩn là 18 micro giây hay sao í);
- Dòng cắt ngắn mạch định mức/thời gian: là dòng điện sự cố lớn nhất mà MC có thể dập tắt được hồ quang do nó sinh ra/trong khoảng thời gian cho phép; dòng này do kết cấu của buồng dập hồ quang, phương pháp và môi trường dập hồ quang quyết định;
- Thời gian cắt của MC: Là thời gian từ khi cuộn cắt nhận được lệnh cắt đến khi hồ quang phát sinh giữa các cực được dập tắt hoàn toàn;
- Thời gian đóng của MC: Là thời gian từ khi cuộn đóng nhận được lệnh cắt đến khi các cực được tiếp xúc hoàn toàn với nhau (kể cả đến hệ số đồng thời);
- Thời gian đóng cắt: Là thời gian có thể đặt nhỏ nhất khi thực hiện tự động đóng lại (lúc này nếu MC đóng lại sau sự cố đã được cắt ra mà sự cố vẫn còn tồn tại thì bảo vệ lại tác động cắt MC ra, nó là thời gian từ khi cuộn đóng có lệnh đóng đến khi MC bị cắt và hồ quang được dập tắt hoàn toàn trên các cực, nó không phải là tổng của 2 thời gian trên);
- MC chân không có buồng dập hồ quang là buống chân không (các tiếp điểm chính nằm trong chân không) còn MC không khí thì dùng không khí khô nén ở áp suất cao để dập hồ quang (không phải MC khí là dùng khí trở để dập hồ quang như MC SF6 đâu).Tri thức là của nhân loại! - Biển học là vô bờ!
-
26-08-2011, 09:24 #5
Ðề: có bác nào giải thích rõ chu trình MC?
theo mình thì thế này:
Có 2 phương án về thứ tự thao tác định mức tương ứng theo các công thức sau :
A, O - t - CO - t' - CO
Trong đó :
O : Mở máy cắt.
C : Đóng máy cắt.
CO : Thao tác đóng kèm liền theo sau một thao tác mở ( Nghĩa là không có thời gian trễ chủ định )
t' : Khoảng thời gian giữa 2 thao tác cần thiết để lập lại các điều kiện ban đầu và để đề phòng sự phát nhiệt thái quá của các phần tử của máy cắt điện. ( Thời gian này có thể thay đổi tùy theo loại thao tác )
t : 3 giây với các máy cắt không dự tính tự đóng lặp lại nhanh.
t : 0,3 s Với các máy cắt dự tự động đóng nhanh trở lại ( thời gian chết )...thangks@webdien.com
-
The Following 2 Users Say Thank You to thang KS For This Useful Post: