Kết quả 1 đến 10 của 20
-
18-03-2008, 16:43 #1
Sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng sinh học.
Trong khi hầu hết các độc giả của tạp chí "Energy Word" quen thuộc hơn với tình hình năng lượng ở Anh và Châu Âu, thì có nghiên cứu tại một quốc đảo đầy gió khác là Philippin nơi nhập khẩu khí đốt và dầu có thể làm sáng tỏ vấn đề phát triển năng lượng tái tạo. David Hayes đã đến thăm quốc đảo Philippin này .
Các kế hoạch dài hạn của chính phủ Philippin về phát triển ngành năng lượng bao gồm việc phát triển nguồn năng lượng trong nước và cải cách ngành điện bằng cách tư nhân hóa các lĩnh vực sản xuất và truyền tải điện. Các kế hoạch mở rộng nguồn cung cấp năng lượng bao gồm việc phát triển các nguồn năng lượng nội địa như: than đá, khí tự nhiên, địa nhiệt, thủy điện, và năng lượng tái tạo đầy tiềm năng, đồng thời tăng cường thăm dò nguồn dầu mỏ tiềm ẩn.
Trong tương lai, năng lượng nhập khẩu vẫn giữ vị trí quan trọng, trừ phi phát hiện được những tài nguyên lớn về hydrocacbon mà cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ và than đá sẽ vẫn quan trọng mặc dù các kế hoạch khởi động chương trình nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) để mở rộng sản xuất điện năng, cung cấp nhiều hơn năng lượng sạch cho thủ đô Manila và các khu công nghiệp ngoại vi đang bị trì hoãn do giá LNG cao.
Việc phát triển các nguồn năng lượng mới, bao gồm nhiên liệu sinh học và năng lượng tái tạo, sắp tới sẽ nhận được sự trợ giúp của nhà nước thông qua việc áp dụng các kế hoạch khuyến khích đầu tư khác nhau, như đã đề xuất. Năng lượng tái tạo sẽ là quan trọng trong việc thực hiện chương trình của nhà nước về điện khí hoá nông thôn vì nhiều vùng quê xa xôi ở xa các đường dây truyền tải điện và cần tự sản xuất điện tại chỗ.
Ông Victor Emmandel Dato, Thứ trưởng Bộ năng lượng (DOE) bình luận: "Mục tiêu của chúng ta là điện khí hóa tất cả các thôn xã. Đất nước Philippin có trên 7.000 hòn đảo, vì vậy điện khí hóa tất cả các hòn đảo này là rất khó khăn. Nhưng đó là mục tiêu của chúng ta. Chúng tôi đang xem xét nguồn lượng mặt trời và nguồn năng lượng tái tạo cho các vùng quê xa xôi.
Chúng tôi có nhiệm vụ điện khí hóa tất cả các làng xã, bao gồm văn phòng ủy ban, trường học, trung tâm y tế địa phương, và một số chứ chưa phải là tất cả các hộ gia đình. Mục tiêu là đến năm 2008 điện khí hoá số 2.500 làng xã còn lại. Một số nơi quá xa xôi và điện khó có thể tới nơi được. Chúng tôi đang tìm kiếm những giải pháp với chi phí thấp nhất tuỳ thuộc vào nguồn năng lượng ở mỗi địa phương. Nếu ở đó không có nguồn năng lượng khác ngoài năng lượng mặt trời, thì phải sử dụng năng lượng mặt trời".
Theo ước tính của Bộ Năng lượng thì chi phí trung bình để đưa điện đến một làng là 1,5 triệu pêsô, tương đương 16 nghìn bảng Anh, tuy nhiên theo dự kiến, chi phí đầu tư sẽ giảm bởi vì giá của tấm pin mặt trời giảm khi sản lượng bán ra tăng. Để chương trình điện khí hoá nông thôn thành công thì vấn để chính cần phải quan tâm là đảm bảo các hệ thống năng lượng mặt trời tiếp tục vận hành tốt sau khi lắp đặt. Ông Dato giải thích: "Vấn đề khó khăn của năng lượng mặt trời là độ bền vững. Chúng tôi phải đào tạo những kỹ thuật viên có khả năng xử lý những sự cố đơn giản và đảm bảo người dân có thể trả tiền mua acqui. Đó là chương trình bền vững đang được đầu tư."
Nhiên liệu nhập khẩu cung cấp hơn 40% nhu cầu năng lượng quốc gia
Theo số liệu của Bộ Năng lượng thì năm 2004, tổng nhu cầu năng lượng của Philippin là 39,7 triệu tấn dầu quy đổi (toe), trong đó 55,7% là từ nguồn trong nước, còn lại (44,3%) là nhập khẩu. Mặc dù tăng sản lượng khí tự nhiên từ mỏ khí đốt ở Malampaya, tiêu thụ dầu nhập khẩu đã tăng 4% do gia tăng nhu cầu nhiên liệu cho giao thông và công nghiệp.
Các sản phẩm dầu nhập khẩu là nguồn năng lượng sơ cấp lớn nhất, chiếm 36,2% tổng nguồn cung cấp năng lượng, sản lượng trong nước chỉ đạt 1,1%. Năng lượng địa nhiệt đứng vị trí thứ hai trong cân bằng năng lượng (19.6%), tiếp theo là than đá (19.1%) trong đó than khai thác trong nước chiếm 11%.
Các nguồn năng lượng quan trọng khác là thủy điện (4,7%), khí tự nhiên (4,5%) và còn lại 15% là do các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm củi, than củi, sinh khối, thủy điện nhỏ, năng lượng gió và các dạng khác.
Theo dự báo của chính phủ thì đến năm 2014 nhu cầu năng lượng sơ cấp của Philippin sẽ tăng 39,8%, đạt mức 55,5 triệu tấn (toe). Kế hoạch đưa ra chỉ tiêu là sau 10 năm, tỷ lệ tự cung cấp sẽ tăng và đạt mức khoảng 60%, nếu các kế hoạch trợ giúp phát triển nguồn năng lượng trong nước thực hiện thành công.
Theo dự báo của Chính phủ thì cho dù nhiên liệu trong nước đạt được mức tăng trưởng cao, các sản phẩm dầu nhập khẩu vẫn là nguồn năng lượng lớn nhất, chiếm 31,9 % cân bằng năng lượng sơ cấp. Theo dự báo, phần của khí tự nhiên trong cân bằng năng lượng sơ cấp sẽ tăng lên và đạt mức 8%, trong khi đó tỉ lệ sử dụng than đá sẽ giảm xuống còn 12%, than nhập khẩu và than khai thác trong nước gần như ngang nhau.
Năng lượng địa nhiệt được dự báo tăng và đạt mức 23,6% trong tổng nguồn cung cấp năng lượng, trong khi đó thủy điện tăng chút ít, đạt 6,2% trong cân bằng năng lượng quốc gia. 14,4% còn lại trong sử dụng năng lượng là từ các nguồn năng lượng tái tạo khác, tương đương với tỉ lệ hiện nay của năng lượng mặt trời, sinh khối, củi, than củi và các nguồn khác.
Theo số liệu thống kê của Bộ Năng lượng, ở Philippin ngành giao thông tiêu thụ nhiều năng lượng nhất, chiếm 34,7% nhu cầu năng lượng cuối cùng. Tiếp theo là khu vực sinh hoạt (31,4%), công nghiệp (23,8%), thương mại (8,8%) và nông nghiệp (1,2%).
Ông Dato nhận xét: "Mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng đến năm 2014 sẽ là 4,2%/năm. Dầu vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng do nhu cầu của ngành giao thông, mặc dù tỉ lệ của dầu trong tổng nhu cầu năng lượng sẽ giảm. Chúng tôi đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào dầu, nhưng dầu vẫn là nguồn năng lượng chính. Giao thông là thách thức lớn bởi vì chúng tôi đã giảm sử dụng dầu trong sản xuất điện. Đó là lý do vì sao nhiên liệu sinh học quan trọng".
“Đời sống đang trở nên tốt hơn nhờ có điện. Chúng ta có cân bằng nhiên liệu tốt trong sản xuất điện với việc sử dụng 5 nguồn nhiên liệu. Hiện nay chúng ta đang sử dụng tối đa khí đốt để phát điện ở Luzon, trong khi ở vùng Visayas và Mindanao có nguồn địa nhiệt và thủy điện. Các công ty điện lực đã nỗ lực đáng kể để giảm các nhà máy nhiệt điện dầu và tăng các nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên và than đá.”
Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vẫn được dự báo là lớn nhất vào năm 2014, tăng bình quân mỗi năm 3,5%. Mặc dầu các sản phẩm dầu mỏ vẫn là nhiên liệu chủ yếu được sử dụng trong giao thông, nhu cầu về nhiên liệu sinh học (CME và ethanol) dự kiến sẽ tăng 4,4% mỗi năm.
Với nỗ lực giảm nhập khẩu dầu, Quốc hội Philippin đã đồng ý thông qua Luật nhiên liệu sinh học, chỉ còn chờ tổng thống phê chuẩn. Theo dự báo, Luật mới sẽ khuyến khích phát triển sử dụng nhiên liệu sinh học, như ethanol và dầu diesel sinh học. Kể từ ngày Luật có hiệu lực, trong thành phần xăng phải có 5% ethanol và 1% dầu diesel sinh học. Tỷ lệ này có thể sẽ tăng trong tương lai.-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Nguồn điện vô cùng to lớn
- Hồ sơ đen về năng lượng xanh
- Tiềm năng 3 loại điện chạy bằng năng lượng tái tạo cùng gắn trên 1 khung đỡ
- 3 loại điện chạy bằng năng lượng tái tạo cùng gắn trên 1 khung đỡ
- Nhà máy điện chạy bằng năng lượng sóng biển
- Thư ngỏ: Nhờ anh chị em webdien giúp đỡ.
- Điện sóng biển - Nguồn điện vô cùng to lớn
- Máy phát điện chạy bằng nước (H2O)
- Nhược điểm của các loại điện chạy bằng năng lượng tái tạo và cách khắc phục
- Phương án 2 về tiềm năng 3 loại điện chạy bằng năng lượng tái tạo cùng gắn trên 1 khung đỡ
- Nguồn điện vô cùng to lớn và khá rẻ?
- Bản Vẽ Sơ Đồ Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời Chuẩn 2020
- Sản lượng 3 loại điện chạy bằng năng lượng tái tạo cùng gắn trên 1 khung đỡ
- Sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng sinh học.
- TÌm hiểu về bộ biến đổi Split-pi
-
-
18-03-2008, 16:44 #2
Ông Dato nhận xét: "Chúng tôi tin tưởng luật mới sẽ thúc đẩy thị trường nhiên liệu sinh học, tác động lên nhu cầu dầu mỏ. Chúng tôi đã sản xuất một lượng dầu diesel sinh học. Chúng tôi đang cố gắng sử dụng dừa làm nguồn nguyên liệu chính. Các phòng thí nghiệm ở Mỹ đã xác nhận chất lượng của dầu diesel sinh học làm từ dừa trong nước để sử dụng trong thương mại. Chúng tôi cũng đang xem xét sử dụng quả jatropha curcas (một loại quả độc) để chế tạo dầu diesel sinh học. Đang tiến hành nghiên cứu để sử dụng quả này. Để có thể khả thi, chúng tôi cần có những đồn điền lớn. Chúng tôi đang chờ kết quả nghiên cứu."
Theo dự báo, khu vực dân cư vẫn sẽ là hộ tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai với tổng nhu cầu năng lượng dự đoán sẽ tăng 1,4%/năm. Sinh khối vẫn sẽ là nhiên liệu chính trên thị trường nhiên liệu sinh hoạt, mặc dù việc sử dụng củi và than củi theo dự báo sẽ giảm bởi vì các hộ gia đình chuyển sang sử dụng những loại nhiên liệu tiện lợi và hiệu quả hơn, ví dụ như khí dầu hoá lỏng (LPG) và điện.
Theo dự kiến, chương trình điện khí hóa nông thôn của chính phủ sẽ khiến mức tiêu thu điện năng gia tăng 5,6% mỗi năm, trong khi đó sử dụng LPG dự kiến sẽ tăng 5,1% mỗi năm. Tuy nhiên, nhu cầu dầu hỏa theo dự báo sẽ giảm 6,8% mỗi năm bởi vì ngày càng ít hộ gia đình trên cả nước sẽ sử dụng dầu hỏa để nấu ăn và thắp sáng.
Điện khí hóa nông thôn sẽ đem lại lợi ích cho các cộng đồng dân cư ở vùng trung tâm Visayas của quần đảo Philippin và phía nam đảo Mindanao, bởi vì phát triển nông thôn ở hòn đảo chính Luzon nói chung tiến bộ nhanh hơn.
Ông Dato lưu ý: "Theo dự đoán của chúng tôi về nhu cầu điện năng ở Luzon so với Visayas và Mindanao thì Visayas và Mindando sẽ tăng trưởng nhanh hơn (6%/năm), trong khi tăng trưởng nhu cầu điện năng ở Luzon chỉ là 4%/năm. Chúng tôi đang xem xét nguồn địa nhiệt và thủy điện ở Mindanao, mặc dù một nhà máy nhiệt điện công suất 200 MW sử dụng than tại địa phương cũng sẽ được khởi công ở đây."
Số lượng xe ngày càng tăng ở Philippin là nhân tố chính làm tăng nhu cầu xăng. Ông Dato cho biết: "Số lượng xe tư nhân đăng ký đang tăng trên cả nước, chủ yếu là ở Luzon. Chúng tôi liên tục thúc đẩy nâng cao hiệu quả năng lượng trong ngành giao thông. Giá dầu đang ảnh hưởng tới nhu cầu nhiên liệu của các loại xe.”
Tuy nhiên, công nghiệp ở Philippin còn trì trệ và kém quan trọng trong cân bằng năng lượng quốc gia, so với một số quốc gia châu Á khác. Ông Dato nhận xét: "Nhu cầu năng lượng trong công nghiệp không phải là động lực tiêu thụ năng lượng. GPD ở Philippin là do ngành dịch vụ chi phối. Giao thông là khu vực gia tăng nhanh nhất, sau đó là các khu vực sinh hoạt, công nghiệp và thương mại, ví dụ như các trung tâm thương mại."
Phát triển địa nhiệt dẫn đầu việc chuyển dịch sang nguồn phi hóa thạch
Trong khi đó, các kế hoạch mở rộng khai thác năng lượng trong nước bao gồm việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo phong phú còn chưa được sử dụng ở Philippin. Thực vậy, Philippin đã dựa vào năng lượng tái tạo để cung cấp một phần đáng kể năng lượng, nhờ phát triển địa nhiệt và thủy điện trước đây.
Chính phủ đề ra chỉ tiêu đến năm 2013 sẽ tăng gấp đôi mức tiêu thụ năng lượng tái tạo. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ mogn muốn Philippin trở thành quốc gia sản xuất năng lượng địa nhiệt lớn nhất thế giới, vượt qua cả Mỹ.
Hiện nay ở Philippin, các nhà máy địa nhiệt đã được lắp đặt với tổng công suất 1.932 MW. Địa nhiệt là nguồn điện lớn thứ 3, sau nhiêt điện than đá và nhiệt điện khí. Tuy nhiên nhiều nhà máy địa nhiệt đã đến thời hạn sửa chữa lớn và do vậy phải vận hành dưới mức công suất lẽ ra có thể đạt được.
Chính phủ đề ra mục tiêu tới năm 2014 sẽ tăng thêm 1.200 MW địa nhiệt. Như vậy tổng công suất lắp đặt địa nhiệt sẽ đạt 2.173 MW có khả năng sản xuất 15.218 GWh điện mỗi năm. Sẽ phải khoan trên 300 giếng khai thác hơi nước từ các bể chứa để có được nguồn điện bổ sung này.
Các qui định đang được dự thảo nhằm đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo thông qua việc áp dụng những biện pháp khuyến khích phù hợp để thu hút các nhà tài trợ thuộc khu vực tư nhân và khuyến khích các cộng đồng ở nông thôn tiến hành các dự án của họ.
Ông Dato nhấn mạnh: "Chúng tôi đang xây dựng dự luật về năng lượng tái tạo nhằm tăng cường khuyến khích năng lượng tái tạo, kể cả các biện pháp khuyến khích phi tài chính, để thu hút hơn nữa khu vực tư nhân đi vào năng lượng tái tạo cho đến nay vẫn còn đắt đỏ so với năng lượng truyền thống. Sẽ không được trợ cấp nhưng được khuyến khích. Philippine có tiềm năng địa nhiệt lớn nhất, nhưng có thể là đắt đỏ. Chúng tôi cũng đã nhận diện được tiềm năng gió khắp nơi trong cả nước nước, và cả các dự án thủy điện nhỏ, cực nhỏ, và sinh khối từ phế thải nông nghiệp. Nhiều dự án năng lượng tái tạo đang được khởi công.”
Trong số những mục tiêu khác về năng lượng tái tạo, chính phủ Philippin còn có kế hoạch đưa nước này lên vị trí hàng đầu ở Đông Nam Á về sản xuất năng lượng gió. Một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm quốc gia về năng lượng tái tạo thuộc Bộ Năng lượng Mỹ chứng minh rằng, nằm ở trên lề vành đai gió mùa Châu Á - Thái Bình Dương, Philippin có tổng tiềm năng gió lên tới 76.000 MW."
Khoảng 25 tỉnh có tiềm năng gió đạt khoảng 1.000 MW và thêm 47 tỉnh nữa có tiềm năng gió không dưới 50 MW. Hầu hết các địa điểm có thể bố trí trại gió đều có tiềm năng sản xuất điện từ 5 MW đến 30 MW. Việc phát triển năng lượng gió có nhiều khả năng sẽ được các cơ sở tư nhân cũng như nhà nước thực hiện, kể cả các doanh nghiệp liên doanh giữa tư nhân và nhà nước.
Thủy điện cũng là nguồn năng lượng tái tạo rất có triển vọng ở Philippin. Hiện nay trên cả nước đã có 134 công trình thủy điện đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt là 3.200 MW, bao gồm 23 thủy điện lớn, 52 thủy điện nhỏ và 61 thủy điện cực nhỏ.
Mục tiêu của chính phủ là đến năm 2014 sẽ đạt 5.468 MW từ thuỷ điện, tăng 72% so với hiện nay. Công ty Dầu lửa quốc gia Philippin hiện đang tiến hành nghiên cứu khả thi 6 dự án thủy điện có tổng công suất 122 MW tại các địa phương khác nhau, trong khi các nhà đầu tư tư nhân đang tiến hành nghiên cứu khả thi 11 dự án thủy điện với tổng công suất 167 MW ở đảo Mindanao và vùng Visayas. Ngoài ra, riêng Bộ Năng lượng DoE đang giám sát 5 dự án thủy điện nhỏ và có kế hoạch về một số dự án khác trong tương lai.
Kế hoạch phát triển năng lượng năm 2006 của Bộ Năng lượng nhận diện 70 dự án thủy điện với tổng công suất tiềm năng 2.603 MW. Các dự án này bao gồm 34 dự án thủy điện lớn, 27 dự án thủy điện nhỏ và 9 dự án thủy điện cực nhỏ.
Trong khi đó, tiềm năng chuyển đổi năng lượng nhiệt đại dương ở Philippin ước tính đạt 170.000 MW, phần lớn từ các dòng biển chạy dọc theo sườn phía Bắc và phía Tây quần đảo Philippin. Việc phát triển thực tế nguồn năng lượng này có nhiều khả năng sẽ được thực hiện dần từng bước, với việc phát triển chủ yếu là các địa điểm nhỏ để cấp điện cho các cộng đồng địa phương.
Năng lượng mặt trời cũng đang được sử dụng để cấp điện cho các vùng hẻo lánh. Ngoài việc cấp điện cho các hộ gia đình, năng lượng mặt trời đang được sử dụng trong nông nghiệp để bơm nước tưới, phục vụ các lò ấp trứng gia cầm, trứng cá. Ngoài ra năng lượng mặt trời còn được người dân địa phương sử dụng để chạy tủ lạnh bảo quản vaccine ở các bệnh viện nông thôn, và để chiếu sáng cho trường học và văn phòng uỷ ban xã.
(Theo HIEN DAI HOA)
-
24-03-2008, 11:01 #3
Nhà Máy Điện Chạy Bằng Trấu
Đồng Tháp: Chuẩn bị xây dựng nhà máy điện chạy bằng nguyên liệu trấu thứ 2
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa cho biết, Tập đoàn điện lực KEPCO (Hàn Quốc) đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy điện chạy bằng nguyên liệu trấu với công suất 10MW trên diện tích 10ha ở huyện Cao Lãnh.
Những đống trấu ở các nhà máy xay xát sau này sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho 2 nhà máy điện ở Đồng Tháp
Đây là nhà máy điện chạy bằng nguyên liệu trấu thứ 2 ở Đồng Tháp (dự án trước được triển khai năm 2007 ở huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, cũng có công suất 10MW), nằm trong đề án xây dựng “Nhà máy phát điện bằng nguyên liệu trấu tại Đồng bằng sông Cửu Long” do Viện Năng lượng - Bộ Công thương Việt Nam tư vấn kỹ thuật.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho biết: "Trấu được coi là nguồn nguyên liệu rất phong phú ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở Đồng Tháp. Xây dựng nhà máy điện chạy bằng nguyên liệu trấu tại khu vực này sẽ cung cấp nhiệt và điện cho các hoạt động sản xuất, góp phần tăng tỷ trọng điện tái tạo trong cơ cấu nguồn điện của khu vực phía Nam.
Thêm vào đó, sau khi đi vào hoạt động nhà máy sẽ góp phần rất lớn vào việc tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Hơn nữa, với công nghệ tiên tiến, dự án góp phần giảm ô nhiễm môi trường và sản xuất ra nguồn năng lượng an toàn và hiệu quả theo hướng phát triển bền vững".
Theo Trang Tin Dien Tu - Nganh Dien.Tran Dao Trading and Engineering Co., Ltd
-
24-03-2008, 20:11 #4
óa cái nhà máy điện chạy bằng trấu này là nhiệt điện phải hem ta
, ai nghĩ ra mấy cái này hay ghê vừa tiết kiệm được trấu của bà con , vừa làm ra được kha khá điện
Chỉ có yêu mỗi em và game thôi
-
26-03-2008, 10:15 #5
He he,vụ này các bác phải hỏi bác Vĩnh Phúc .Hắn làm cái này đấy.
Eng.Do Tung Son.
Cell : 0989 81 89 80
Mail:dotungson@yahoo.co.uk
-
07-04-2008, 20:23 #6
Ngành sản xuất điện sạch: tiềm năng nhiều đầu tư ít *_*
Những tưởng việc TPHCM đưa nhà máy xử lý rác thành điện sạch tại Gò Cát vào hoạt động sẽ tạo tiền đề phát triển mạnh ngành sản xuất điện sạch từ rác. Thế nhưng, cho đến nay, sau hơn 2 năm chính thức đi vào hoạt động, tình hình phát triển nguồn điện sạch vẫn không tiến triển thêm. Rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đến TPHCM để tìm hiểu cơ hội đầu tư cho lĩnh vực mới mẻ này nhưng đều chùn bước.
Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Ông có thể cho biết về tình hình sản xuất điện sạch từ rác trên địa bàn thành phố?
Ông NGUYỄN VĂN PHƯỚC: Từ tháng 7 - 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đưa vào hoạt động thành công nhà máy phát điện từ rác tại bãi rác Gò Cát với công suất 750kWh. Có thể nói, đây là nhà máy sản điện từ rác đầu tiên của nước ta và số công suất trên chỉ mới là con số khởi điểm. Khi hai tổ máy còn lại đi vào hoạt động thì công suất sẽ được nâng lên 2.400kWh. Không dừng lại đó, hiện vẫn còn nhiều bãi rác khác được đánh giá là có tiềm năng sản xuất điện sạch với công suất còn lớn hơn rất nhiều lần. Điển hình như bãi chôn lấp rác Phước Hiệp 1, huyện Củ Chi hiện đang chứa khoảng hơn 4 triệu tấn rác. Trung bình mỗi năm, lượng khí phát thải khoảng 2 triệu tấn CO2 tương đương. Còn bãi rác Đông Thạnh đang chôn lấp hơn 8 triệu tấn rác với mức phát thải gần 2,4 triệu tấn CO2 tương đương/năm.
- Xem ra tình hình phát triển ngành điện sạch từ rác trên địa bàn thành phố rất khả thi?
Không hẳn vậy. Nếu xét về tiềm năng phát triển thì chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng tiềm năng rất lớn nhưng nếu xét về khía cạnh đầu tư phát triển ngành điện sạch này thì hoàn toàn ngược lại. Nguyên nhân là do giá thành mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua nguồn điện này còn quá thấp, 0,04USD/kWh – thấp hơn giá thành sản xuất nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài mặc dù rất muốn đầu tư cũng phải chùn bước.
- Nếu giá sản xuất điện từ rác cao hơn giá EVN mua vào thì nguồn điện sạch sản xuất tại nhà máy điện Gò Cát bán thế nào?
Sở dĩ nguồn điện sạch sản xuất tại bãi rác Gò Cát vẫn chấp nhận bán cho EVN với giá như thế là do công nghệ của nhà máy được tài trợ 100% vốn nước ngoài. Hơn nữa, phần lớn sản lượng điện được chuyển vào sử dụng nội bộ. Một số ít thì bán vào mạng lưới điện quốc gia nhưng thành phố phải lấy chi phí xử lý rác để bù lỗ một phần vào chi phí sản xuất.
- Vậy theo ông, với mức giá nào thì phù hợp?
Như tính toán của nhiều tổ chức nước ngoài khi chọn Việt Nam đầu tư phát triển điện sạch thì mức giá nguồn điện sạch phải được nâng lên là 0,7USD/kWh.
- Nhưng EVN cho rằng, với mức giá 0,7USD/kWh thì cao hơn giá thành điện mà EVN đang bán cho khách hàng?
Nếu so ra như thế thì thật là khó. Kinh nghiệm của tôi khi tham quan phát triển nguồn điện sạch của nhiều nước trên thế giới cho thấy, để phát triển loại năng lượng này nhất thiết phải có chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước. Tức là giá mua điện sạch chia làm 2 phần, một phần là EVN mua, phần khác là do nhà nước hỗ trợ thêm.
- Được biết vừa qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND TPHCM đề xuất Bộ Tài chính nâng mức giá bán của nguồn điện sạch tại bãi rác Gò Cát?
Đúng là vừa qua sở đã tham mưu cho UBND TPHCM đề xuất nâng mức giá mua điện sạch của EVN lên 0,7USD/kWh. Tuy nhiên cho đến nay đề xuất trên vẫn chưa được phê duyệt.
- Theo ông, nếu không nâng mức giá mua điện sạch của EVN lên 0,7USD/kWh liệu có ảnh hưởng đến việc phát triển ngành điện sạch tại nước ta?
Theo tôi, việc tăng giá bán điện sạch lên 0,7USD/kWh được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển ngành điện sạch tại nước ta. Trong thời gian qua, nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đã đến làm việc và đặt vấn đề với sở hướng đầu tư, phát triển nguồn điện sạch từ rác. Thậm chí, một công ty Hàn Quốc đã chính thức nghiên cứu đầu tư phát triển điện sạch tại bãi rác Phước Hiệp 1 huyện Củ Chi. Tuy nhiên, cho đến nay, phía đối tác vẫn còn chần chừ do giá bán điện sạch quá thấp. Nói tóm lại, nếu nhà nước không có chính sách trợ giá cho lĩnh vực đặc biệt này thì rất khó, nếu không muốn nói là không thể hình thành ngành sản xuất điện sạch trong tương lai.
- Xin cảm ơn ông!
Theo SGGPChỉ có yêu mỗi em và game thôi
-
05-07-2008, 08:19 #7
Sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng sinh học.
Theo Giáo sư Bùi Văn Ga, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, nếu các hộ chăn nuôi có quy mô từ 15- 20 con heo trở lên sử dụng biogas để chạy máy phát điện cỡ nhỏ sẽ tiết kiệm được khoảng 24 triệu đồng/năm.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức nghiệm thu đề tài sử dụng biogas để chạy động cơ diesel cỡ nhỏ do Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Văn Ga – Giám đốc Đại học Đà Nẵng làm chủ nhiệm đề tài.
Để sử dụng khí biogas chạy máy phát điện có công suất nhỏ, Giáo sư tiến sĩ Bùi Văn Ga và nhóm cộng sự đã nghiên cứu cải tạo động cơ sử dụng nhiên liệu diesel sang động cơ dual-fuel sử dụng nhiên liệu biogas. Hệ thống cung cấp nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp hỗn hợp gồm không khí và nhiên liệu cho động cơ, đảm bảo số lượng và thành phần nhiên liệu phù hợp với mọi chế độ và điều kiện làm việc của động cơ. Để đảm bảo nguồn cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động ổn định khi thay đổi tải, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ ổn áp kết hợp với van tiết lưu cơ khí để cải tạo thành bộ điều tốc cho động cơ biogas, hệ thống này bao gồm máy ổn áp có bộ điều chỉnh servo moteur, van tiết lưu kiểu bướm, dây truyền động từ bánh răng con quay trượt của ổn áp đến trục van tiết lưu, đầu vào của máy ổn áp được đấu vào máy phát điện.
Qua thực nghiệm cho thấy, khi thay đổi tải thì điện áp ổn định cao, hệ thống đơn giản và dễ chế tạo, giá thành thấp đồng thời khi động cơ chạy ổn định trong khí thải động cơ không có bồ hóng. Đây là ưu điểm nổi bật của động cơ chạy bằng biogas. Nếu các hầm biogas có sự cố, người sử dụng vẫn có thể chuyển đổi động cơ sang sử dụng nguyên liệu dầu diesel. Nhóm thực hiện đề tài cũng đã nghiên cứu chế tạo thiết bị xử lý CO2 bằng nước và H2S bằng phoi sắt để xử lý chất tạp chất trong khí biogas giữ độ bền cho máy phát điện.
Được biết hãng TOYOTA( Nhật Bản) sẽ tài trợ cho nhóm nghiên cứu chế tạo 1.000 bộ phụ kiện chuyển đổi động cơ sử dụng nguyên liệu diesel sang sử dụng biogas để cung cấp cho nông dân các vùng nông thôn./.
Theo: Mai Phương
-
Những thành viên đã cảm ơn nguyenlongdp vì bài viết hữu ích:
-
14-07-2009, 06:44 #8
cái mà em quan tâm nhất là việc thay đổi hệ thống cung cấp nhiên liệu vào cho máy. bác ấy làm thế nào nhỉ
-
15-06-2010, 11:21 #9
Hướng dẫn sử dụng máy phát điện an toàn và hiệu quả
Một chiếc may phat dien có thể là một nguồn năng lượng có hiệu quả trong thời gian cúp điện, nhưng bạn phải chú ý để sử dụng một cách an toàn và luôn đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy.
Không được chạy máy phát điện xách tay trong nhà
Không bao giờ sử dụng may phat dien cơ động trong gara, nhà để xe, tầng hầm, gầm sàn hoặc ở một nơi khép kín hoặc khép kín một phần, ngay cả khi có thông gió. Việc mở cửa sổ hoặc dùng quạt cũng không thể ngăn ngừa khí CO tích tụ trong nhà.
Lưu ý: Bạn không thể ngửi thấy Carbon Monoxide.
Sử dụng máy phát điện không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc khí CO sinh ra từ khí thải độc hại của động cơ, bị điện giật hoặc hỏa hoạn.
Hãy lắp máy báo động khí CO chạy bằng pin hoặc có pin dự phòng tại nhà và thường xuyên kiểm tra pin và thay pin khi cần.
Nếu bạn thấy khó chịu, chóng mặt hoặc mệt mỏi khi đang sử dụng máy phát điện, ra chỗ thoáng ngay để hít thở- đừng chậm trễ.
-
01-08-2010, 02:41 #10
nguồn năng lượng mới
(thegioioto) Công suất xe hơi ngày càng được cải tiến lại càng đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu cần đốt cháy. Tuy nhiên, ‘’vàng đen’’ dầu mỏ không phải là vô tận.
Cùng với giá xăng dầu thế giới ngày càng tăng cao, đặt ra yêu cầu cần có một nguồn năng lượng mới để thay thế. Trong vô số các phương án mang tính khả thi như ô tô chạy điện, hay sử dụng năng lượng tỏa ra khi đốt cháy hydro, còn một phương án khác, sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có, với ưu điểm khí thải sạch, đó chính là dầu diesel sinh học.
Dầu Diesel sinh học có thành phần chính là dầu thực vật hay mỡ động vật, thông qua một loạt chuỗi phản ứng hóa học. Do nguyên liệu chính cấu thành từ động thực vật, nên dầu Diesel sinh học có thể dễ dàng được phục hồi, không sợ biến mất hoàn toàn như các nguồn năng lượng đến từ những tài nguyên hữu hạn như than đá hay dầu mỏ. Có lẽ đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất của loại năng lượng mới này.
Xe buýt chạy bằng Diesel sinh học
Dầu diesel sinh học an toàn và có thể sử dụng dễ dàng trong các động cơ diesel thông thường mà không cần, hoặc rất ít phải thay đổi cấu trúc. Mặc dù hoàn toàn có thể sử dụng độc lập, nhưng dầu diesel sinh học thường được trộn lẫn với dầu diesel thông thường. Hợp chất dầu diesel trộn lẫn thường được ký hiệu là Bxx, xx chính là phần trăm dầu diesel sinh học có trong hợp chất. Ví dụ, B20, B80, hay B100 (B100 là dầu sinh học nguyên chất).
Từ những hạt đậu tương
thân thuộc
Điểm cuốn hút và hấp dẫn nhất của loại nhiên liệu diesel sinh học này là nó được làm từ nguồn tài nguyên có thể phục hồi. Nó được chiết lọc từ những thứ tưởng chừng như rất đơn giản: mỡ động vật, dầu thực vật như hạt đậu tương, lạc, những cành cọ hay những đóa hướng dương, tất cả đều có thể được tinh chế để thành dầu diesel.
Điểm chung trong thành phần hóa học của các chất sản xuất ra dầu diesel sinh học là chứa thành phần chất béo. Chất béo tên khoa học là triglycerides (Lipid) có chứa các nguyên tố cacbon, hydro và O được liên kết với nhau. Chất béo có dạng mạch như hình chữ ‘’E’’ nằm ngang với mạch chính là các phân tử Glyxerin. Glyxerin là thành phần phổ biến thường thấy trong xà phòng hay các mỹ phẩm trang điểm. Liên kết với Glyxerin là các chuỗi mạch dài H, O, cùng C hợp thành chữ E nằm ngang. Chuỗi mạch nhánh này gọi là các axit béo.Click "thank" nếu bài này giúp ích cho ban!
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Thảo luận - Nguồn năng lượng thủy lực
Bởi quocdan.win trong diễn đàn Thiết bị điện khác...Trả lời: 5Bài cuối: 18-02-2013, 10:41 -
Trợ giúp - tại sao các nguồn năng lượng tái tạo lại thường được nối vào lưới điện phân phối
Bởi nhoclong0811 trong diễn đàn Truyền tải & Phân phối điệnTrả lời: 7Bài cuối: 10-01-2012, 07:08 -
Sản xuất điện từ những nguồn năng lượng khác ( ĐIỆN HẠT NHÂN)
Bởi xstk8 trong diễn đàn TIN TỨC - VẤN ĐỀ CHUNGTrả lời: 53Bài cuối: 29-09-2011, 22:58 -
Trợ giúp - chỉ số năng lượng tiêu thụ trong sinh hoạt dân dụng
Bởi manh89 trong diễn đàn HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MỚITrả lời: 0Bài cuối: 01-08-2011, 16:23 -
giải pháp cho nguồn năng lượng mới
Bởi thanhpromano trong diễn đàn Ứng dụng năng lượng gióTrả lời: 3Bài cuối: 04-12-2010, 02:26