Kết quả 1 đến 10 của 152
-
06-07-2011, 08:09 #1
Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
Qua tình hình diễn đàn vừa qua, Nhóc thấy có nhiều ý kiến rải rác trên nhiều topic khác nhau, có những quan điểm bất đồng, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề cos φ. Hôm nay Nhóc lập riêng một topic để mọi người tham gia thảo luận tập trung chỉ riêng về vấn đề cos φ thôi.
I. Vấn đề thứ nhất: Khi học về bài học vỡ lòng về hệ số công suất, người ta thường dùng mạch RLC nối tiếp. Nhưng khi ứng dụng vào thực tế lại dùng sơ đồ tương đương là RLC song song. Tại sao?
II. Vấn đề thứ hai: Động cơ chạy non tải sẽ có cos φ thấp. Do đó phải hạn chế không cho động cơ chạy non tải. Điều này có đúng không?
III Vấn đề thứ ba: Nên bù cos φ như thế nào cho hiệu quả và kinh tế: Bù tĩnh, bù động, bù tự nhiên, bù nhân tạo, bù phân tán, bù tập trung.
IV. Vấn đề thứ tư: Không thể đạt được cos φ =1. Cos φ=1 chỉ là lý tưởng. Thực ra vấn đề này như thế nào? Phát biểu trên đúng khi nào và sai trong trường hợp nào?
Ngoài ra, nếu có anh chị nào còn thấy vấn đề gì cần thảo luận, xin đưa ra đây luôn.-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- cách đọc bản vẽ và ký hiệu các thiết bị điện trên bản vẽ
- Thảo luận về trung tính, nối đất trong truyền tải và phân phối điện
- Thảo luận các hiện tượng trong truyền tải điện
- Thảo Luận: Truyền tải điện đi xa
- Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
- dòng điện 3 pha 220/380 V ?
- Tính toán tiết diện dây trong truyền tải và phân phối điện
- Một số hình ảnh từ đường dây đến trạm
- Ký hiệu Cu/XLPE/DSTA/PVC -> DSTA là gì?
- Hỏi về lệch pha trong dòng điện 3 pha
- Truyền tải HVDC hay HVAC ?
- điện 1 pha mà có 2 dây nóng ???
- Hỏi về mạng điện 3 pha 4 dây
- Thảo luận các vấn đề về trụ điện trong truyền tải
- tại sao phải có dây trung tính ?
Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 19 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
-
06-07-2011, 08:21 #2
Ðề: Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
V. Vấn đề thứ 5: Công suất phản kháng là gì. Tại sao hầu hết các thiết bị điện đều cần công suất phản kháng. Ý nghĩa của công suất phản kháng.
(Mình đưa vào đề tài cosphi vì chính công suất phản kháng tạo ra cosphi hay ngược lại nhỉ)" Từ thuở lang thang đi kiếm sống
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"
-
The Following 5 Users Say Thank You to tuoithodoncui For This Useful Post:
-
06-07-2011, 08:21 #3
Ðề: Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
Hic !
Sáng sớm vào Cơ quan ...conhoc ăn sáng chưa vậy.
II- Động cơ non tải thì Cos phi thấp điều đó đúng vì thế hạn chế việc chạy non tải...Chứng minh xin mời xem sách.
IV- Tải thì có nhiều thành phần. Thuần trở, Cảm kháng...Hỗn hợp.
Như thuần trở lý tưởng tôi nghĩ có thể đạt được kể cả trong thực tế vậy nếu đấu vào máy phát thì tôi có théc mắc là tại sao khẳng định nó có cos phi = 1 trong khi mạch kín là có qua vòng dây của Dinamo...
Xin thọ giáo bằng lời Hải cảm ơn chứ đưa toán ra chứng minh em ít hiểu lắm...Hhehehe
DKH
-
The Following 2 Users Say Thank You to Dang Ky Hai For This Useful Post:
-
06-07-2011, 08:32 #4
Ðề: Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
Nhóc xin thảo luận với anh riêng vấn đề số 5.
Mạch kín của máy phát có cuộn dây của máy phát, nghĩa là nó có tổn hao R và XL. Vì thế sẽ có một phần công suất hữu công và phản kháng tiêu hao trong cuộn dây. Nếu anh so sánh dòng điện và sức điện động E thì cos φ sẽ <> 1. Nhưng không thiết bị nào đo được E để anh so sánh cả.
Do đó người ta xem tổn hao điện áp dU = I tải (Rmp+jXmp) là vấn đề nội bộ của máy phát. Người ta xét cos φ của máy phát là xét giữa dòng tải I và điện áp đầu cực máy phát U.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 7 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
06-07-2011, 08:40 #5
Ðề: Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
Ok xin cảm ơn Conhoc đã cho tôi có cơ hội ôn bài
Có dịp mời conhoc ly trà Moc...cauuuu
DKH
-
06-07-2011, 08:40 #6
Ðề: Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
Mở rộng thêm vấn đề thứ 2: Có thể dùng biến tần để cải thiện hệ số cos(phi) cho động cơ chạy non tải (theo bác Quốc Thái) được không?
Ý kiến của BH cho là không.
-
06-07-2011, 08:51 #7
Ðề: Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
Giả sử anh có một máy nén khí kiểu vis.
Khi áp lực bồn chứa thấp, thì máy chạy đầy tải. Khi áp lực cao thì sẽ đóng van đầu vào, hoặc mở van bypass xả khí đầu thoát trở về đầu vào. Máy chạy không tải. Như vậy chúng ta tránh chạy non tải bằng cách nào?
Nếu sử dụng biến tần, chúng ta có thể điều chỉnh tốc độ động cơ, bằng cách điều chỉnh tần số và điện áp. Như vậy chạy ở tốc độ thấp, moment thấp nhưng cos phi tại động cơ vẫn được cải thiện.
Ngoài ra đầu vào một số biến tần là mạch chỉnh lưu. Do đó cos φ của nó cũng rất ngon. Cos φ của động cơ ảnh hưởng đến đầu ra biến tần, chứ ít ảnh hưởng đến đầu vào.
Hi hi, Nhóc nói vậy không biết có đúng hông?Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
06-07-2011, 08:58 #8
-
06-07-2011, 09:12 #9
Ðề: Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
Về công dụng, biến tần là để điều khiển tốc độ và mômen phù hợp với tải và yêu cầu của điều kiện làm việc.
Dòng điện cấp vào động cơ có thể chia thành 2 thành phần:
- Dòng điện sinh mômen, thành phần này tỉ lệ với công suất tác dụng.
- Dòng điện sinh từ thông, thành phần này tỉ lệ với công suất phản kháng.
Ở chế độ làm việc định mức và dưới định mức, biến tần chỉ điều khiển dòng điện sinh mômen, giữ nguyên dòng điện sinh từ thông. Nói cách khác, từ thông hay công suất phản kháng là không đổi. Do vậy, biến tần không thể cải thiện hệ số cos(phi) được. Biến tần chỉ có thể giảm tổn hao khi điều khiển công suất tác dụng mà thôi.
-
The Following 3 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:
-
06-07-2011, 09:26 #10
Ðề: Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
Lý thuyết Hải không giỏi lắm nên có thể đưa ra những câu hỏi ngớ ngẩn !
Vây nếu nguồn biến tần là acquy thì sao ? Nếu điện áp từ lưới sau đó được nắn thành 1 chiều cấp cho hệ thống ...Vậy thì kết quả có khác nhau gì không?
Tất nhiên không thể "sạch" bằng nguồn acquy được, nhưng đã chém thì chém cho tới vậy con số phần trăm cải thiện là bao nhiêu...cho tải cụ thể luôn
30 Hp non tải không qua biến tần cos phi = 0.6
30 Hp 98% tải không qua biến tần cos phi = 0.8
30 Hp qua biến tần cos phi = ???
Rất muốn biết có ai đã đo đạc các hiện tượng trên xin ý kiến...Hoặc mô phỏng cũng ý kiến luôn he...
DKH