Kết quả 1 đến 8 của 8
Chủ đề: Ngắn mạch biến dòng.
-
11-08-2011, 23:27 #1
Ngắn mạch biến dòng.
Biến dòng cần nối ngắn mạch khi không sử dụng. Mình muốn đấu lại mạch biến dòng mà không muốn cắt tải, vậy các bạn cho mình hỏi thời gian để hở mạch biến dòng là bao nhiêu để không ảnh hưởng gì đến thiết bị. Cảm ơn!
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Nói về thiết bị MCB, RCD, ELCB của các thương hiệu hiện nay.
- Tổng hợp về VCB, ACB, MCCB, MCB
- cách lắp cầu dao chống giật?
- Điều khiển tủ ATS khi dùng ACB ?
- TỔNG HỢP: Các câu hỏi về công tơ điện
- Công tơ điện 3 pha đấu gián tiếp: Xin vui lòng chỉ cho tôi cách đấu dây
- Help ABB A1700 ???
- Chia sẻ tài liệu - Cách gọi tên của TI, TU
- Thắc mắc về hệ thống đóng/mở đèn chiếu sáng công cộng
- nhờ anh chị giúp đỡ về khởi động từ kép. em cảm ơn!
- Aptomat là gì? Các bác giúp em phân biệt aptomat, cb, mccb, mcb, acb, dùm cái
- Đồng hồ chuyển mạch vol, ampe
- Chọn aptomat như thế nào
- Tụ bù công suất
- Cách đấu dây vào CT
-
-
12-08-2011, 00:16 #2
Ðề: Ngắn mạch biến dòng.
Cái này không được phép tối thiểu tí nào đâu bảo ạ. Thứ cấp biết dòng mà hở một cái khi đang có điện bạn đụng vào là đi ngay đó (điện áp tăng rất cao). Trong các tủ điện người ta sử dụng các CTT(current test terminal) hoặc các Short terminal block nối giữa đầu ra CT với đầu vào các thiết bị đo lường. Khi muốn tets các thiết bị đo này mà người ta sẽ rút CTT ra hoặc đấu ngắn Short TB để ngắn mạch phía thứ cấp CT đó. Mong các bạn góp ý thêm
-
-
12-08-2011, 07:50 #3
-
12-08-2011, 13:35 #4
Ðề: Ngắn mạch biến dòng.
TI nói chung là không cho phép hở mạch khi vận hành. Tất cả là do cái đại lượng có giá trị I1.W1 (sơ cấp) gây ra. Không có sự phân biệt rõ rệt nào giữa các loại TI.
Bỏ qua các lý luận lý thuyết, thực tế nếu dòng phụ tải không lớn quá thì bạn có thể thay một cái ampemet mà không cần ngắn mạch TI (đương nhiên điều này là vi phạm các quy định hiện hành). Tuy nhiên đòi hỏi bạn thao tác cực kỳ chính xác và chuyển hai đầu dây từ A cũ sang A mới càng nhanh càng tốt - vài giây là quá đáng lắm rồi. Hehe, làm láo thì cũng nên biết cách giảm thiểu rủi ro.
Tôi đã được chứng kiến thay một cái A như thế. TI: 100/5A - 10kV, dòng phụ tải khoảng 40A. Có hiện tượng điện giật. Hehe.Thật sự là cũng rất đắn đo khi quyết định, nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. TI hạ thế sẽ an toàn hơn một chút.
Nói cho vui thôi, bạn không nên làm như thế nếu bạn không lường hết những điều có thể xảy ra.
Nếu thật sự không cắt được phụ tải, tốt nhất là bạn dùng một sợi dây dẫn ngắn mạch TI trước khi tháo phần mạch sau điểm ngắn mạch.Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai!
-
Những thành viên đã cảm ơn Thảo Dân vì bài viết hữu ích:
-
12-08-2011, 14:14 #5
-
Những thành viên đã cảm ơn caothebac vì bài viết hữu ích:
-
13-08-2011, 12:03 #6
Ðề: Ngắn mạch biến dòng.
Không phải vấn đề do cao áp hay hạ áp. mà vấn đề là công suất của biến dòng.
mấy cái biến dòng hạ áp dòng định mức nhỏ, vì công suất của nó quá nhỏ, kích thước bé tí, độ chính xác thấp, nên khi hở mạch ðiện áp không cao lắm. Có thể làm liều theo kiểu trái quy trình được. Nhưng cũng phải cẩn thận.
Nhưng tốt nhất cứ phải đúng quy trình mà làm.
-
29-12-2012, 20:22 #7
Ðề: Ngắn mạch biến dòng.
E cũng đang đấu nối bên mạch nhị thứ! Khi bảo hành cho các trạm điện thì điều tối kỵ là ko làm hở mạch dòng của TI, nếu ko thì BÙM 1 cái ngay! Tha hồ mà đền! :)
-
17-09-2018, 07:30 #8
Re: Ðề: Ngắn mạch biến dòng.
[Nên lắp CTT & PTT Để thuận lợi khi sũa chữa.
Ai bán vật tư tủ điện báo giùm, mình đàn cần mua.