Kết quả 1 đến 10 của 11
-
07-09-2011, 10:12 #1
Nhật ký thi công và nhật ký giám sát
Chào các pác em mới đi giám sát! pác nào cho em biết nhật ký thi công khác với nhật ký giám sát như thê nào.Cám ơn các pác nhiều
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Bản vẽ TK Điện cho nhà ở dân dụng 4 tầng
- Bản vẽ thiết kế điện công nghiệp,nhà xưởng........
- Bản vẽ ccd chung cư
- THƯ VIỆN THIẾT BỊ - mỗi ngày 1 post - cùng share ha
- Xin bản vẽ Cad các loại xà đường dây hạ thế và trung thế.
- Bác nào có thư viện block thiết bị điện dân dụng vẽ bằng AutoCad share cho em với
- Tài liệu Học Vẽ thiết kế điện
- Nhật ký thi công và nhật ký giám sát
- Giúp Em Vẽ mạch ĐIện bằng Autocad với
- {TỔNG HỢP}các hồ sơ thiết kế - bản vẽ quan trọng đã được chuyển sang data webdien:
- Bản vẽ điện thi công nhà phố (chống sét, điện thọai, mạng, điện )
- hướng dẫn tính toán thiết kế thiết bị điện
- Bản vẽ TK Điện cho nhà ở dân dụng 4 tầng
- cách đo dây điện trên bản vẽ
- xin chỉ giáo cho em cách vẽ mạch điện trên autocad với
-
-
07-09-2011, 19:34 #2
Ðề: Nhật ký thi công và nhật ký giám sát
Nhật ký thi công và nhật ký giám sát về Nội dung là không khác nhau, cả 2 nhật ký đều phản ánh quá trình thực hiện thi công công trình trong 1 khoảng thời gian. nhật ký giám sát là của cán bộ Giám sát công trình viết, nhật ký thi công là cán bộ kỹ thuật của đơn vị thi công viết bạn ah !
-
The Following 3 Users Say Thank You to quangthuc1983 For This Useful Post:
-
07-09-2011, 22:03 #3
-
19-09-2011, 10:22 #4
Ðề: Nhật ký thi công và nhật ký giám sát
Ông này chắc chưa bao giờ đi thi công ở công trường quá, xin hỏi ông đã bao giờ làm đúng nguyên tắc như vậy chưa? Nhật ký thi công của TVGS thì TVGS muốn ghi gì thì ghi, riêng nhật ký tại công trường và có giá trị pháp lý là của đơn vị thi công, đơn vị thi công sẽ ghi công việc hàng ngày (kể cả ngày nghỉ không làm gì cũng phải ghi là nghỉ). Nhật ký được đánh số trang, đóng dấu giáp lai. TVGS ký xác nhận từng ngày, từng trang. TVGS có quyền ghi thêm ý kiến của mình trong nhật ký. Bộ TVGS rảnh lắm hay sao mà còn ngồi ghi cả nhật ký cho ĐVTC.
-
19-09-2011, 12:53 #5
Ðề: Nhật ký thi công và nhật ký giám sát
ông bị làm sao vậy mới vào nghề à! nhật ký thi công là do cán bộ giám sát ghi chứ để ông thi công muốn ghi gì thì ghi à. Nếu mà để thi công ghi là sai nguyên tắc nhưng để thuận tiện cho công việc thì thi công ghi giúp theo còn nguyên tắc la cbsg ghi và ký luôn tại hiện trường và nhật ký do cbsg sát giữ đến khi làm hồ sơ quyết toán bởi vì nếu thi công cầm có thể sử đến lúc quyết toán sai thi cbsg vào bóc lịch sớm
tôi đang làm ở phòng quản lý xây dựng công ty điện lực hưng yên nhé và đã từng nhận thi công gói thau 5, 6 tỷ rồi
-
Những thành viên đã cảm ơn lelan1189 vì bài viết hữu ích:
-
19-09-2011, 15:51 #6
Ðề: Nhật ký thi công và nhật ký giám sát
Nhật ký thi công theo khoản 3.4 và 3.5 của TT12/BXD-2005 như sau:
3.4. Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu thi công xây dựng lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình.
Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạng mục công trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng; trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình . Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP có các nội dung: danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người); diễn biến tình hình thi công hàng ngày, tình hình thi công từng loại công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện; mô tả vắn tắt phương pháp thi công; tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sử dụng; những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa; nội dung bàn giao của ca thi công trước đối với ca thi công sau; nhận xét của bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công xây dựng.
3.5. Chủ đầu tư và nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả thiết kế ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng theo các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP gồm: danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát; kết quả kiểm tra và giám sát thi công xây dựng tại hiện trường; những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng; những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.
Thì ra là ông làm bên Chủ đầu tư. Bên thi công người ta lập thì để người ta viết đi, nội dung như thế nào, ra sao? ông đồng ý thì ký vào, không đồng ý thì ghi ý kiến của mình, có dành mục cho ông ký mà, bên thi công người ta giữ cuốn sổ đó còn hơn giữ mạng người ta nữa, ông lo cái gì. Tôi thì mới ra nghề 10 năm kể từ ngày tốt nghiệp đại học, số công trình làm cũng không phải ít nhưng tuyệt chưa thấy TVGS giữ nhật ký công trình của ĐVTC làm gì. Chắc bên ông có quy định riêng. Thôi thì coi như biết thêm một "lệ làng" vậy.Sửa lần cuối bởi yaly; 19-09-2011 lúc 16:38.
-
The Following 3 Users Say Thank You to yaly For This Useful Post:
-
06-08-2013, 15:46 #7
-
13-09-2013, 15:36 #8
Ðề: Nhật ký thi công và nhật ký giám sát
lelan1189 không biết gì thì tựa cột mà nghe, đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm. Ông đã làm ở phòng kinh doanh điện Hưng yên và đã từng nhận thi công công trình 5,6 tỷ mà sao vẫn dốt thế. Nếu ông mà làm cho tôi, tôi đuổi việc từ lâu rồi, Nhật ký thi công là do đơn vị thi công viết, cái này đã được quy định rất rõ tại quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 nghị định 209 (nay đã không còn hiệu lực) và điều 15 thông tư 27/TT-BXD vẫn còn hiệu lực, tôi xin trích dẫn điều 15 thông tư 27.
Điều 15. Nhật ký thi công xây dựng công trình.
1. Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
2. Nội dung ghi chép các thông tin bao gồm:
a) Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát tác giả thiết kế.
b) Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường.
c) Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan.
Tôi cũng là người Hưng Yên đây.
-
02-11-2013, 13:56 #9
Ðề: Nhật ký thi công và nhật ký giám sát
lelan1189 có phải Hà không e? Làm công trình, thi công bao nhiêu cái mà ko phân biệt được nhật ký thi công và nhật ký giám sát thi công vậy?
Nhật ký giám sát do CB giám sát viết chứ . Chán cho chú e quá, lâu rồi ko làm hay sao mà quên hết vậy
-
10-05-2014, 16:46 #10
Ðề: Nhật ký thi công và nhật ký giám sát
Bác này chắc chuyên đi photo tài liệu ở Phòng QLXD. Thi công thi em ko có ý kiến gì
+++---o0o---+++
Mời bác đọc kỹ khoản 10 nhé
Điều 25. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
1. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).
3. Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.
6. Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
7. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng.
8. Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường.
9. Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
10. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
11. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
12. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
13. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.