• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 17 123411 ... CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 162

    Chủ đề: PLC_ nó là gì???

    1. #1
      Tham gia
      19-03-2008
      Bài viết
      85
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 198 lần, trong 27 bài

      Mặc định PLC_ nó là gì???

      Tổng quát về PLC

      PLC viết tắt của Programmable Logic Controller , là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm.

      Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị điều khiển bên ngoài được gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do “người sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.

      Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối ( bộ điều khiển bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau :

      + Lập trình dể dàng , ngôn ngữ lập trình dể học .
      + Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản , sửa chữa.
      + Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp .
      + Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp .
      + Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như : máy tính , nối mạng , các môi Modul mở rộng.
      + Giá cả cá thể cạnh tranh được.

      Các thiết kế đầu tiên là nhằm thay thế cho các phần cứng Relay dây nối và các Logic thời gian .Tuy nhiên ,bên cạnh đó việc đòi hỏi tăng cường dung lượng nhớ và tính dể dàng cho PLC mà vẫn bảo đảm tốc độ xử lý cũng như giá cả … Chính điều này đã gây ra sự quan tâm sâu sắc đến việc sử dụng PLC trong công nghiệp . Các tập lệnh nhanh chóng đi từ các lệnh logic đơn giản đến các lệnh đếm , định thời , thanh ghi dịch … sau đó là các chức năng làm toán trên các máy lớùn … Sự phát triển các máy tính dẫn đến các bộ PLC có dung lượng lớn , số lượng I / O nhiều hơn.

      Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bởi một chương trình . Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện viêïc điều khiểûn dựa vào chương trình này. Như vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của qui trình công nghệ , ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của PLC . Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dể dàng mà không cần một sự can thiệp vật lý nào so với các bộ dây nối hay Relay .

      Cấu trúc , nguyên lý hoạt động
      Cấu trúc
      Tất cả các PLC đều có thành phần chính là : Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong ( có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM ). Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC . Các Modul vào /ra.

      Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung . Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay , RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẳn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC . Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hổ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình . Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS458, …

      Nguyên lý hoạt động của PLC

      CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình , sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

      Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu song song :
      + Address Bus : Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác nhau.
      + Data Bus : Bus dùng để truyền dữ liệu.
      + Control Bus : Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điểu khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC .

      Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các modul vào ra thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm cho phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song.

      Nếu một modul đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus , nó sẽ chuyển tất cả trạnh thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8 đầu ra xuất hiện trên Address Bus, modul đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ Data bus. Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình hoạt động của PLC . Các địa chỉ và số liệu được chuyển lên các Bus tương ứng trong một thời gian hạn chế.

      Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O . Bên cạch đó, CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 1¸8 MHZ. Xung này quyết định tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời, đồng hồ của hệ thống.

      Bộ nhớ

      PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp : Làm bộ định thời cho các kênh trạng thái I/O. Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi các Relay.

      Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí trong bộ nhớ đều được đánh số, những số này chính là địa chỉ trong bộ nhớ . Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi xử lý. Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh tiếp theo . Với một địa chỉ mới , nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đấu ra, quá trình này được gọi là quá trình đọc .

      Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bỡi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này có khả năng chứa 2000 - 16000 dòng lệnh , tùy theo loại vi mạch. Trong PLC các bộ nhớ như RAM, EPROM đều được sử dụng .
      + RAM (Random Access Memory ) có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa bỏ nội dung bất kỳ lúc nào. Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị mất . Để tránh tình trạng này các PLC đều được trang bị một pin khô, có khả năng cung cấp năng lượng dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm. Trong thực tế RAM được dùng để khởi tạo và kiểm tra chương trình. Khuynh hướng hiện nay dùng CMOSRAM nhờ khả năng tiêu thụ thấp và tuổi thọ lớn .

      + EPROM (Electrically Programmable Read Only Memory) là bộ nhớ mà người sử dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được . Nội dung của EPROM không bị mất khi mất nguồn , nó được gắn sẵn trong máy , đã được nhà sản xuất nạp và chứa hệ điều hành sẵn. Nếu người sử dụng không muốn mở rộng bộ nhớ thì chỉ dùng thêm EPROM gắn bên trong PLC . Trên PG (Programer) có sẵn chổ ghi và xóa EPROM.

      + EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) liên kết với những truy xuất linh động của RAM và có tính ổn định. Nội dung của nó có thể được xóa và lập trình bằng điện, tuy nhiên số lần là có giới hạn.

      Môi trường ghi dữ liệu thứ tư là đĩa cứng hoặc đĩa mềm, được sử dụng trong máy lập trình . Đĩa cứng hoăïc đĩa mềm có dung lượng lớn nên thường được dùng để lưu những chương trình lớn trong một thời gian dài .

      Kích thước bộ nhớ :
      + Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300 -1000 dòng lệnh tùy vào công nghệ chế tạo .
      + Các PLC loại lớn có kích thước từ 1K - 16K, có khả năng chứa từ 2000 -16000 dòng lệnh.

      Ngoài ra còn cho phép gắn thêm bộ nhớ mở rộng như RAM , EPROM.

      Các ngõ vào ra I / O

      Các đường tín hiệu từ bộ cảm biến được nối vào các modul ( các đầu vào của PLC ) , các cơ cấu chấp hành được nối với các modul ra ( các đầu ra của PLC ). Hầu hết các PLC có điện áp hoạt động bên trong là 5V , tín hiêïu xử lý là 12/24VDC hoặc 100/240VAC. Mỗi đơn vị I / O có duy nhất một địa chỉ, các hiển thị trạng thái của các kênh I / O được cung cấp bỡi các đèn LED trên PLC , điều này làm cho việc kiểm tra hoạt động nhập xuất trở nên dể dàng và đơn giản .

      Bộ xử lý đọc và xác định các trạng thái đầu vào (ON,OFF) để thực hiện việc đóng hay ngắt mạch ở đầu ra .

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:

      Chỉ có yêu mỗi em và game thôi


    2. #2
      Tham gia
      19-03-2008
      Bài viết
      85
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 198 lần, trong 27 bài

      Mặc định

      Các hoạt động xử lý bên trong PLC

      Xử lý chương trình

      Khi một chương trình đã được nạp vào bộ nhớ của PLC , các lệnh sẽ được trong một vùng địa chỉ riêng lẻ trong bộ nhớ .

      PLC có bộ đếm địa chỉ ở bên trong vi xử lý, vì vậy chương trình ở bên trong bộ nhớ sẽ được bộ vi xử lý thực hiện một cách tuần tự từng lệnh một, từ đầu cho đến cuối chương trình . Mỗi lần thực hiện chương trình từ đầu đến cuối được gọi là một chu kỳ thực hiện. Thời gian thực hiện một chu kỳ tùy thuộc vào tốc độ xử lý của PLC và độ lớn của chương trình. Một chu lỳ thực hiện bao gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau :
      + Đầu tiên, bộ xử lý đọc trạng thái của tất cả đầu vào. Phần chương trình phục vụ công việc này có sẵn trong PLC và được gọi là hệ điều hành .
      + Tiếp theo, bộ xử lý sẽ đọc và xử lý tuần tự lệnh một trong chương trình. Trong ghi đọc và xử lý các lệnh, bộ vi xử lý sẽ đọc tín hiệu các đầu vào, thực hiện các phép toán logic và kết quả sau đó sẽ xác định trạng thái của các đầu ra.
      + Cuối cùng, bộ vi xử lý sẽ gán các trạng thái mới cho các đầu ra tại các modul đầu ra.

      Xử lý xuất nhập

      Gồm hai phương pháp khác nhau dùng cho việc xử lý I / O trong PLC :

      + Cập nhật liên tục
      Điều nay đòi hỏi CPU quét các lệnh ngỏ vào (mà chúng xuất hiện trong chương trình ), khoảng thời gian Delay được xây dựng bên trong để chắc chắn rằng chỉ có những tín hiệu hợp lý mới được đọc vào trong bộ nhớ vi xử lý. Các lệnh ngỏ ra được lấùy trực tiếp tới các thiết bị. Theo hoạt động logic của chương trình , khi lệnh OUT được thực hiện thì các ngỏ ra cài lại vào đơn vị I / O, vì thế nên chúng vẫn giữ được trạng thái cho tới khi lần cập nhật kế tiếp.

      + Chụp ảnh quá trình xuất nhập
      Hầu hết các PLC loại lớn có thể có vài trăm I / O, vì thế CPU chỉ có thể xử lý một lệnh ở một thời điểm . Trong suốt quá trình thực thi, trạng thái mỗi ngõ nhập phải được xét đến riêng lẻ nhằm dò tìm các tác động của nó trong chương trình. Do chúng ta yêu cầu relay 3ms cho mỗi ngõ vào, nên tổng thời gian cho hệ thống lấy mẫu liên tục trở nên rất dài và tăng theo số ngõ vào.

      Để làm tăng tốc độ thực thi chương trình, các ngõ I / O được cập nhật tới một vùng đặc biệt trong chương trình. Ở đây, vùng RAM đặc biệt này được dùng như một bộ đệm lưu trạng thái các logic điều khiển và các đơn vị I / O. Mỗi ngõ vào ra đều có một địa chỉ I / O RAM này. Suốt quá trình copy tất cả các trạng thái vào trong I / O RAM. Quá trình này xảy ra ở một chu kỳ chương trình (từ Start đến End ).

      Thời gian cập nhật tất cả các ngõ vào ra phụ thuộc vào tổng số I/O được copy tiêu biểu là vài ms. Thời gian thực thi chương trình phụ thuộc vào chiều dài chương trình điều khiển tương ứng mỗi lệnh mất khoảng từ 1-10 us.
      Chỉ có yêu mỗi em và game thôi


    3. #3
      Tham gia
      20-03-2008
      Địa chỉ
      Binh Thanh
      Bài viết
      124
      Cảm ơn
      38
      Được cảm ơn 210 lần, trong 58 bài

      Question Phản hồi về PLC

      Tui chưa đọc hết pài của pác tổng quản, nhưng theo kinh nghiệm học PLC và lập trình của tôi cũng như thực tiển thì có mấy đóng góp như sau :

      Pác tổng quản viết rằng :

      PLC:

      + Lập trình dể dàng , ngôn ngữ lập trình dể học -> lập trình như thế nào là dễ, PLC có tổng cộng 3 ngôn ngữ : STL, Ladder, Function Block (nếu chưa kể 1 ngôn ngữ riêng của nó nữa là 4). Vậy ngôn ngữ nào là "dễ học" theo pác tổng quản?

      + Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản , sửa chữa -> Gọn nhẹ thì có thể (nhưng cũng không gọn lắm), còn dễ sửa chữa thì như thế nào? Pác có bao giờ sửa một cái PLC hư chưa, mà theo tui nghĩ có hư cũng khó sửa chữa, chỉ có quăn về cho công ty thui.

      + Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp -> Bi nhiêu mà pác pảo là lớn?

      + Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp -> Theo tui thì không hoàn toàn tin cậy, vì chỉ cái cáp RS232 với RS485 thôi là củng mệt rồi. Còn phải chống cháy nổ, chống rung, không để trong môi trường quá nhiệt v.v...

      + Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như : máy tính , nối mạng , các môi Modul mở rộng -> Pác pảo "thông minh" là như thế nào nhỉ? Với lại PLC thông thường hiện giờ không nối mạng được pác à.

      + Giá cả cá thể cạnh tranh được -> cạnh tranh được là cạnh tranh với cái gì vậy pác? Nếu như nói giá PLC của các hãng Siemens, Schneider, Omron, Mitsubishi, LS,... thi không thể, vì nó xem xem nhau thôi.

      Nói tóm lại, pác phải cẩn thận khi lấy bài ở đâu đó.
      Tran Dao Trading and Engineering Co., Ltd

    4. The Following 6 Users Say Thank You to Tran Minh Luan For This Useful Post:


    5. #4
      Tham gia
      19-03-2008
      Bài viết
      85
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 198 lần, trong 27 bài

      Mặc định

      khà khà , bác Luân đọc không kĩ , có thể bác cho rằng chính tôi cũng không hiểu bài đó nói gì , nhưng tôi xin giải thích rõ với bác , ngay cái đòng trên dòng đó tôi có viết là người ta chế tạo PLC để thay thế bộ điều khiển = tay ( tức là bằng cầu chì , rơ le ..) vì nó có các ưu điểm đó ( hiển nhiên là so với đk = tay)
      - thứ nhất
      về ngôn ngữ lập trình của nó tôi xin nói sơ về cái ladder , ladder chắc là kiểu lập trình dễ thấy nhất , trực quan nhất ,thậm chí nếu bạn ko biết lập trình là gì thì cũng dễ dàng làm 1 vài thứ đầu tiên và nếu bạn là dân điện hiểu 1 chút tiếng Anh thì có thể dễ dàng làm quen với nó . Nếu bạn nói ladder là kiểu lập trình khó và phức tạp thì tôi cũng đành chịu .

      -thứ 2 gọn nhẹ dễ sửa chửa : cái này không phải nói hư về PLC mà là hư về hệ thống , hỏng hóc các máy trong nhà máy , hoặc bị chập điện ở đâu đó ... Điều khiển bằng PLC sẽ dễ dàng nhận ra chỗ nào đang hỏng hóc và mình có thể thu hẹp tối đa phạm vi tìm kiếm hỏng hóc để sửa chữa

      -thứ 3 dung lượng bộ nhớ " lớn " ở đây không phải là so sánh với các bộ nhớ của máy tính hay của gì gì đó mà là nói về số công việc mà nó thực hiện được , bạn thử tưởng tượng nhé , với PLC lập trình để điều khiển 1 nhà máy ( cho là khá phức tạp ) thì chỉ cần tối đa khoảng 500 dòng là đủ để lập trình , nhưng hiện nay ngay trong bài của tui đã có nói là có các PLC có thể chứa tới tối đa là 16 000 dòng lệnh điều đó tương đương bạn có thể viết 1 chương trình PLC điều khiển 1 nhà máy rất lớn và phức tạp .

      -thứ 4 : hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp cái này gần như là hiển nhiên , bạn có thể dễ dàng nhận ra , lúc đầu tiên có thể lắp rạp nó tương đối phức tạp và lập trình nó người không có chuyên môn thì không thể làm được . Nhưng khi vận hành , nếu so sánh với 1 loạt các công tắc , role , .... để thay thế nó .Thậm chí những thiết bị bằng tay có đôi lúc , hoặc có thời điểm người kĩ sư hoặc công nhân có thể phạm sai lầm khi điều khiển , nhưng PLC nếu bạn đã lập trình đúng và đủ thì sẽ không có sai lầm

      -thứ 5 : giao tiếp với các thiết bị thông minh khác : ở đây là máy tính , nối mạng ở đây là nối mạng các PLC , not internet

      -thứ 6 : về giá cả cạnh tranh , không phải là giữa các hãng mà là giữa cách đk dùng PLC và cách đk bằng tay

      mình đã giải thích như vậy , nếu bạn không thõa mãn có thể trao đổi thêm , mình rất hoan nghênh , mình đang là SV tất nhiên không thể tự mình viết 1 vấn đề mà người khác đã viết rất rõ , mình đã đọc bài viết đó và thấy khá hài lòng , và mình hiểu người ta nói gì ,và nó cũng giống với những gì mình được học nên mình post lên đây

      cảm ơn bạn đã ủng hộ 4 rum , anh em cùng giúp sức thì 4rum sẽ khá hơn thôi mà
      Chỉ có yêu mỗi em và game thôi


    6. #5
      Tham gia
      20-03-2008
      Địa chỉ
      Binh Thanh
      Bài viết
      124
      Cảm ơn
      38
      Được cảm ơn 210 lần, trong 58 bài

      Mặc định

      Ac, pác nói thế mà nghe được, ai nói với pác là relay với fuse điều khiển bằng tay. Nó tự động pác à. Còn cái PLC ai noi pác nó tự động? Có 2 chế độ Manual và Auto pác à.
      Cái nữa là ladder, viết mất cái chương trình nhỏ nhỏ kiểu trong phòng thí nghiệm thì làm gì được pác. Pác nói đúng, cái đó con nít làm cũng được chứ đừng nói chi SV.
      Pác nói về sai lầm trong công nghiệp, nếu như cái gì cũng đúng và đủ như pác nói thì lấy gì có hỏng hóc -> sự tin cậy. Relay hay contactor, fuse hoàn toàn tương tự. Ở đây tui muốn nói ở chế độ ổn định khi điều khiển của PLC, khi mà được cài hoàn toàn đúng thì không có gì để nói nữa.
      Còn mấy cái như dễ sửa chữa, hay là cái gì đó, pác đọc lại pài của mình xem mình đang nói về cái gì.
      Thân chào pác, tui không muốn cãi với pác. Nhưng thấy tức tức thế nào ấy nên pót pài chơi, mong pác đừng giận.
      Tran Dao Trading and Engineering Co., Ltd

    7. The Following 3 Users Say Thank You to Tran Minh Luan For This Useful Post:


    8. #6
      Tham gia
      19-03-2008
      Bài viết
      85
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 198 lần, trong 27 bài

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi luan-yurtec Xem bài viết
      Ac, pác nói thế mà nghe được, ai nói với pác là relay với fuse điều khiển bằng tay. Nó tự động pác à. Còn cái PLC ai noi pác nó tự động? Có 2 chế độ Manual và Auto pác à.
      Cái nữa là ladder, viết mất cái chương trình nhỏ nhỏ kiểu trong phòng thí nghiệm thì làm gì được pác. Pác nói đúng, cái đó con nít làm cũng được chứ đừng nói chi SV.
      Pác nói về sai lầm trong công nghiệp, nếu như cái gì cũng đúng và đủ như pác nói thì lấy gì có hỏng hóc -> sự tin cậy. Relay hay contactor, fuse hoàn toàn tương tự. Ở đây tui muốn nói ở chế độ ổn định khi điều khiển của PLC, khi mà được cài hoàn toàn đúng thì không có gì để nói nữa.
      Còn mấy cái như dễ sửa chữa, hay là cái gì đó, pác đọc lại pài của mình xem mình đang nói về cái gì.
      Thân chào pác, tui không muốn cãi với pác. Nhưng thấy tức tức thế nào ấy nên pót pài chơi, mong pác đừng giận.
      hà hà nói cho vui để hiểu thêm thôi , nếu relay với fuse không điều khiển = tay hi hi thì chỉ cho mình hỏi 1 câu thôi , bạn có thể hẹn giờ để lúc nào có thể cho nó chạy lúc nào muốn ngừng thì nó ngừng không ????

      à còn về lập trình , nói dễ tất nhiên là pác phải cách tiếp cận gần gũi và dễ làm quen , trước tiền như bác nói mấy cái ladder ở trong phòng thí nghiệm có thể điều khiển được 1 vài cái nhỏ nhỏ ai cũng làm được --> ok , bác kiếm 1 cái ngôn ngữ lập trình hiện đại nào mà làm dễ dàng như vậy thì tui ko bàn nữa

      Tính ổn định , pác nói tất cả các cái kia có thể ngắt điện lúc cần thiết ok , bởi vì có dùng PLC hay không thì người ta vẫn phải dùng relay , cầu chì .... để ngắt điện khi hỏng hóc thôi , khác biệt ở đây là dùng PLC có thể nhận ra quá áp , quá dòng hoặc các hỏng hóc tương đối khó phát hiện như hỏng ở 1 bộ phận nhỏ không ảnh hưởng tới hệ thống nhưng có thể ảnh hưởng lớn về lâu dài chẳng hạn , nếu điều khiển = tay thì không thể nhận ra đâu bạn à .

      còn về sửa chửa , bạn đọc kĩ đoạn tui nói đầu tiên xem , PLC được tạo ra nhằm khắc phục nhược điểm của bộ đk bằng tay bao gồm : ..... mấy cái mà tui và bác đang tranh luận
      Tóm lại bác có thể lấy cách đk = PLC với cách đk = tay mà nó thua mấy cái đk bằng tay trên bất kì phương diện nào tui liệt kê ra thì tui chịu
      Chỉ có yêu mỗi em và game thôi

    9. The Following 2 Users Say Thank You to tranthanhnghia2 For This Useful Post:


    10. #7
      Tham gia
      23-09-2008
      Bài viết
      253
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 738 lần, trong 184 bài

      Mặc định

      Các bác cãi nhau về PLC hay quá. Nổi lên nhiều vấn đề lớn đây. Theo mình thì điều rõ ràng là PLC đã được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy công nghiệp hiện đại và hầu như các hãng sản xuất lớn đã đẩy mạnh việc ứng dụng hoàn toàn PLC mà không cần thao tác tay gì cả. Toàn bộ thiết bị đều được khiển từ PLC. Khi có PLC nào bị hỏng, người ta dùng một PLC khác thay thế ngay. Bác Luan-yurtec hình như làm hệ thống BMS nhiều hơn nên quan điểm khác với bác tranthanhnghia2 là phải thôi!
      Ngày nay, các hãng đang nghiên cứu về hệ thống PLC tự thay thế tức là có 2 bộ PLC cùng làm 1 chức năng. Cùng 1 thời điểm thì chỉ 1 PLC điều khiển, khi PLC bị hư thì PLC còn lại sẽ nhảy vào thay thế ngay. Tôi chưa biết hệ thống này đã thành công và ứng dụng ở đâu chưa nhưng rõ ràng việc phát triển của PLC sẽ giúp quá trình tự động hóa toàn bộ dây truyền sản xuất diễn ra rất nhanh chóng. Mấy ý kiến góp vui cho các bác!

    11. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenledung For This Useful Post:


    12. #8
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      nhà của Papa và Maman
      Bài viết
      2,597
      Cảm ơn
      1,022
      Được cảm ơn 4,498 lần, trong 1,584 bài

      Mặc định

      Ngày trước các hệ thống rơ le đã làm được toàn bộ các công việc của PLC.

      Thí dụ hệ thống điều khiển trình tự của 1 Turbine khí (lúc trước của nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức, sau đưa xuống Cần Thơ lắp đặt ở nhà máy Nhiệt Điện Trà Nóc) hoàn toàn điều khiển bằng rơ le. Điều khiển toàn bộ quá trình.

      Thế hệ sau như Turbine khí Hải Phòng, sau đưa về Bà Rịa, hệ thống điều khiển được chuyển thành các card điện tử, sử dụng IC logic và analog kết hợp, của hãng GE gọi tên là hệ thống điều khiển Speedtronic mark II, nhưng đầu ra vẫn phải có một hệ thống rơ le trung gian.

      Hệ thống của Turbine khí Bà Rịa thế hệ sau dùng Speed tronic mark IV sử dụng vi xử lý 80286 và 80186 cho các máy lp81 đặt năm 1990, và mark V sử dụng vi xử lý 80486 cho các máy lắp đặt năm 1993, và vẫn phải cần một đống rơ le trung gian ngõ ra. Nghe đâu Mark IV và V đã được sử dụng để điều khiển trên các phi cơ của hãng Boeing.

      Các máy tính được bố trí trong các tủ lớn, mỗi máy gồm nhiều card, trong đó có các card IO, card xử lý logic, và các card xử lý analog, card vi xử lý, card bộ nhớ... Thường mỗi card có thể có 1 hoặc 2 CPU.

      Các hệ thống này dùng 4 máy tính điều khiển song song, trong đó 3 máy RST hoạt động giống nhau, chương trình tương tự như nhau,và máy tính C chung, điều hành 3 máy kia. đầu ra của các máy RST được đưa vào một bộ bỏ phiếu 2/3 để lựa chọn mức tín hiệu tin cậy nhất. Khi có 1 máy bị trục trặc, hệ thống vẫn tiếp tục làm việc. Anh có thể off nguồn nó để sửa chữa, sau đó on lên trở lại.

      Hiện nay mark VI đang được sử dụng ở các tổ máy mới của Nhiệt Điện Bà Rịa, Nhiệt điện Phả Lại... Nhóc lâu rồi chưa có dịp ghé thăm, nên chưa biết cấu tạo thế nào.
      Nhóc thích xí xọn,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu các anh.
      Hi hi hi....


    13. #9
      Tham gia
      14-11-2008
      Bài viết
      4
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Arrow Học PLC như thế nào?

      pà con công nghiêp à.có ai biết PLC ko ?vào đây diễn đàn cho em học hỏi 1 chút.Em cái này rất hay nhưng mà học khó quá.không biết học thế nào la tốt nhất.
      Xin các đàn anh chỉ giáo , cho thằng em chút kinh nghiệm
      Sửa lần cuối bởi hoangtrinhauto; 16-11-2008 lúc 23:27.

    14. #10
      Tham gia
      10-11-2008
      Bài viết
      3
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 3 lần, trong 2 bài

      Mặc định

      bạn phải học thật kỹ lôgich và kỹ thuật số,mấy cái mạch :AND,OR,NOR ....HỌC KỸ PHẪN xung nhé.down phần mềm simatic S7200 về mà mò dần đi.có gì thắc mắc phần nào cứ lên nhé

    15. Những thành viên đã cảm ơn sinhthai vì bài viết hữu ích:


    Trang 1 của 17 123411 ... CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016