• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 11 1234 ... CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 102
    1. #1
      Tham gia
      09-05-2009
      Bài viết
      29
      Cảm ơn
      6
      Được cảm ơn 32 lần, trong 8 bài

      Smile Ý nghĩa của cos(phi) và bù CS phản kháng!!

      1.Tại sao các nhà phân phối điện muốn nâng cao cosphi?
      2.Tại sao đưa về phụ tải có cả công suất tác dụng và công suất phản kháng mà công tơ nhà mình chỉ thấy tính công suất tác dụng, công suất phản kháng không tính à

      Câu 1 mình giải thích thế này coi có ổn không : Cosphi=P/S , vì P máy phát ra coi như không đổi nên cosphi lớn thì S phải nhỏ tức là Q phải nhỏ, mặt khác thì S = căn bậc 2 ( P^2 + Q^2). Vậy nên các nhà phân phối bằng mọi cách giảm Q xuống thấp nhất để giảm về mặt kte và ki thuật khi phát Q đúng không

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:


    2. The Following 8 Users Say Thank You to vanminh_bkevn For This Useful Post:


    3. #2
      Tham gia
      14-06-2009
      Địa chỉ
      Hanoi University of Science and Technology
      Bài viết
      969
      Cảm ơn
      500
      Được cảm ơn 1,482 lần, trong 551 bài

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi vanminh_bkevn Xem bài viết
      1.Tại sao các nhà phân phối điện muốn nâng cao cosphi?
      2.Tại sao đưa về phụ tải có cả công suất tác dụng và công suất phản kháng mà công tơ nhà mình chỉ thấy tính công suất tác dụng, công suất phản kháng không tính à

      Câu 1 mình giải thích thế này coi có ổn không : Cosphi=P/S , vì P máy phát ra coi như không đổi nên cosphi lớn thì S phải nhỏ tức là Q phải nhỏ, mặt khác thì S = căn bậc 2 ( P^2 + Q^2). Vậy nên các nhà phân phối bằng mọi cách giảm Q xuống thấp nhất để giảm về mặt kte và ki thuật khi phát Q đúng không
      Anh nhầm, nói ngược rồi ạ. Vì công suất biểu kiến (toàn phần) S phát ra không đổi nên khi công suất phản kháng Q lớn thì công suất tác dụng P nhỏ. Mà cái ta cần tiêu thụ là công suất tác dụng P nên ta cần làm nó lớn, giảm công suất phản kháng Q, tức là nâng cao hệ số cosphi.



    4. #3
      Tham gia
      06-10-2009
      Bài viết
      99
      Cảm ơn
      36
      Được cảm ơn 65 lần, trong 34 bài

      Mặc định

      [QUOTE=vanminh_bkevn;12031]1.Tại sao các nhà phân phối điện muốn nâng cao cosphi?
      2.Tại sao đưa về phụ tải có cả công suất tác dụng và công suất phản kháng mà công tơ nhà mình chỉ thấy tính công suất tác dụng, công suất phản kháng không tính à

      Câu 1 mình giải thích thế này coi có ổn không : với cùng công suất tác dụng P theo yêu cầu của phụ tải thì: nếu cosphi thấp thì bên cung cấp phải truyền đi S lớn hơn cũng có nghĩa là dòng điện truyền tải phải lớn hơn với cùng P yêu cầu của phụ tải.
      Còn công tơ sinh hoạt bình thường chỉ đo P thôi . Chỉ ở các XN SX lớn họ mới đặt thêm công tơ đo Q

    5. The Following 5 Users Say Thank You to hauxuongtam For This Useful Post:


    6. #4
      Tham gia
      21-01-2010
      Địa chỉ
      ĐHSPKT-ĐKC00
      Bài viết
      18
      Cảm ơn
      14
      Được cảm ơn 136 lần, trong 12 bài

      Smile Ý nghĩa của cos(phi) và bù CS phản kháng!!

      * Ý nghĩa của cos(phi)? Tại sao phải nâng cao cos(phi)?
      - S : Công suất biểu kiến (kVA)
      - P : Công suất tiêu thụ (kW)
      - Q : Công suất phản kháng (kVar)

      * Cos(phi) là tỉ số công suất giữa P và S.
      P là công suất tác dụng -> Công suất hữu dụng
      Q là công suất phản kháng -> Công suất vô dụng (vô công)
      - Thành phần vô công ko tiêu thụ năng lượng của nguồn phát, nhưng nó tạo ra tổn hao nhiệt trên dây dẫn trong truyền tải và phân phối.
      * Thành phần vô công bao gồm 2 loại:
      - Thành phần vô công mang tính cảm +Q -> Đối với các máy phát, thiết bị mang tính cảm.
      - Thành phần vô công mang tính dung -Q -> Đối với các máy phát, thiết bị mang tính dung.

      * Thành phần vô công mang tính cảm tạo ra dòng điện vô công mang tính cảm -> gây ra hiện tượng sụt áp. (Ngược pha với điện áp nguồn)
      -> Nguyên nhân chính tăng độ lớn của góc (phi)

      * Ngược lại, thành phần vô công mang tính dung tạo dòng điện vô công mang tính dung, gây hiệu ứng ngược lại -> gây ra hiện tượng tăng áp. (Cùng pha với điện áp nguồn)
      -> Nguyên nhân chính giảm độ lớn của góc (phi)

      Do thực tế thì thành phần vô công chủ yếu mang tính cảm, do đó dòng điện vô công mang tính cảm -> gây ra hiện tượng sụt áp. Do tổn hao CS khi truyền tải và phân phối nên buộc phải giảm dòng vô công (hay CS vô công mang tình cảm)
      -> Giảm độ lớn của cos(phi)

      Do đó nếu muốn cải thiện cos(phi) thì buộc ta phải lắp đặt HT bù cho HT điện.

      * Tại sao đưa về phụ tải có cả công suất tác dụng và công suất phản kháng mà công tơ nhà mình chỉ thấy tính công suất tác dụng?
      Tính hay không tính Q thì phải tùy thuộc vào cá nhân tiêu thụ điện, như sau:

      * Thứ nhất:
      - Qtổng = Tổng (Qi) với i là các thiết bị trong hộ gia đình riêng lẻ.
      - Như đã nói ở trên, CS vô công là do thiết bị mang tính cảm tạo ra.
      - Thực tế thì vẫn có CS phản kháng đến từng hộ gia đình, nhưng các thiết bị gia đình là các thiết bị công suất nhỏ nên CS vô công không tạo ra góc (phi) quá lớn so với yêu cầu. (Theo Luật Điện lực thì cos(phi) > 0.85 với tải từ 80kW hay TBA từ 100kVA trở lên – Theo Điều 9.2-b – Nghị định 105-2005 CP – Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện Lực)
      -> Qtổng = tổng(Qi) : ko quá lớn so với các tải công nghiệp.

      * Thứ hai:
      - Qtổng = Tổng (Qj) với j là các thiết bị tiêu thụ điện trong công nghiệp.
      - Các nhà xưởng hay các công ty sản xuất thì các thiết bị (tải thiêu thụ) có tổng P lớn hơn hộ tiêu dùng (P > 80kW) và CS phản kháng lớn hơn nhiều so với các hộ gia đình. Dó đó tạo ra góc (phi) quá lớn so với yêu cầu. (cos(phi)< 0.85)
      -> Qtổng = tổng(Qj): lớn hơn so với yêu cầu.
      Do đó nếu ko nâng cao cos(phi) thì DN phải trả tiền Q cho Điện lực. Hoặc lắp đặt HT tụ bù cải thiện cos(phi) ngằm nâng cao cos(phi) > 0.85

      Hi vọng phần hiểu biết của mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cos(phi) và bù CSPK.
      Chúc vui vẻ!!


    7. #5
      Tham gia
      09-05-2009
      Bài viết
      29
      Cảm ơn
      6
      Được cảm ơn 32 lần, trong 8 bài

      Mặc định

      [QUOTE=hauxuongtam;12034]
      Trích dẫn Gửi bởi vanminh_bkevn Xem bài viết
      1.Tại sao các nhà phân phối điện muốn nâng cao cosphi?
      2.Tại sao đưa về phụ tải có cả công suất tác dụng và công suất phản kháng mà công tơ nhà mình chỉ thấy tính công suất tác dụng, công suất phản kháng không tính à

      Câu 1 mình giải thích thế này coi có ổn không : với cùng công suất tác dụng P theo yêu cầu của phụ tải thì: nếu cosphi thấp thì bên cung cấp phải truyền đi S lớn hơn cũng có nghĩa là dòng điện truyền tải phải lớn hơn với cùng P yêu cầu của phụ tải.
      Còn công tơ sinh hoạt bình thường chỉ đo P thôi . Chỉ ở các XN SX lớn họ mới đặt thêm công tơ đo Q

      Cosphi = P /S mà theo bác thì nếu cosphi thấp tăng S lên với P const thì nếu tăng S lên thì cosphi càng giảm chứ lại . Giải thích như bác phía trên cũng tạm ổn rồi, theo mình thì thường nhà máy phát S đi không đổi

    8. The Following 4 Users Say Thank You to vanminh_bkevn For This Useful Post:


    9. #6
      Tham gia
      06-10-2009
      Bài viết
      99
      Cảm ơn
      36
      Được cảm ơn 65 lần, trong 34 bài

      Mặc định

      [QUOTE=vanminh_bkevn;12056]
      Trích dẫn Gửi bởi hauxuongtam Xem bài viết


      Cosphi = P /S mà theo bác thì nếu cosphi thấp tăng S lên với P const thì nếu tăng S lên thì cosphi càng giảm chứ lại . Giải thích như bác phía trên cũng tạm ổn rồi, theo mình thì thường nhà máy phát S đi không đổi
      bạn van minh thân mến, bạn hiểu quá sai mất rồi . Tại sao nhà máy lại phat dii S không đổi được? phụ tải dùng bao nhiêu thì noa phát ra chừng ấy chứ. Nếu không có phụ tải mà vẫn phát ra công suất ấy thì năng lượng đi đâu?
      Nghĩ lại đi

    10. The Following 2 Users Say Thank You to hauxuongtam For This Useful Post:


    11. #7
      Tham gia
      21-06-2009
      Bài viết
      295
      Cảm ơn
      106
      Được cảm ơn 254 lần, trong 118 bài

      Mặc định

      Cả P và Q của máy phát đều bị giới hạn .
      Tuy nhiên đổi với 1 phụ tải thì P, Q của 1 phụ tải << so với khả năng phát P, Q của máy phát nên những giới hạn về P,Q của máy phát không giải thích hết vấn đề cosPhi.

      Đối với 1 phụ tải nhất định , P coi không đổi do nhu cần năng lượng sản xuất ( theo nghĩa đồ thị phụ tải là cố định ) còn Q thì có thể can thiệp

      Nguyên nhân yêu cầu cosphi cao chủ yếu bắt nguồn từ phía phát :

      - Về mặt kinh tế giữa nhà cung cấp - tải tiêu thụ : điện năng tiêu thụ thực tính = P , còn Q không " tốn tiền " theo nghĩa nó là công suất trao đổi qua lại giữa nguồn và tải , có giá trị trung bình = 0 và không bị mất đi . Tuy nhiên Q lằm tăng dòng điện truyền tải => lằm tăng tổn hao truyền tải . ( 1 cách lý tưởng thì khi Q= 0 , dòng điện min thì tổn hao là min ) . Tổn hao trên lưới này do nhà cung cấp điện chịu chi phí , người tiêu thụ điện chỉ trả chi phí tính từ công tơ . Do đó nhà cung cấp muốn hạn chế tổn hao thì yêu cầu phía tải phải có cosphi cao . Nguyên nhân tổn hao cũng dẫn đến phương thức tính giá điện theo cosphi ( cos phi càng thấp -> tổn hao lưới càng nhiều -> giá càng đắt ) .

      - Về mặt đầu tư - quy hoạch lưới điện : Nhà cung cấp có quyền lợi + trách nhiệm đảm bảo cung cấp điện cho tải , đảm bảo khi nhu cầu tải tăng cũng như mở rộng mạng cung cấp . Đây là vấn đề thiết kế mạng lưới truyền tải phân phối , trong đó tiết diện dây dẫn chiếm giá thành đáng kể . Với cùng 1 công suất tải dự báo P , nếu Q tải thấp => dòng điện nhỏ => tiết diện dây nhỏ => giảm giá thành đầu tư . Nếu Q tải lớn thì ngược lại . Vậy Q tải ảnh hưởng đến chi phí dầu tư . Đương nhiên khấu hao chi phí đầu tư được tính vào giá điện , Q càng lớn thì giá điện càng lớn .

      Tuy nhiên ko phải tiền là tất cả , nhà cung cấp bao h cũng muốn cùng 1 chi phí dầu tư mà đáp ứng cho số lượng tải tối đa . Mạng điện khi thiết kế là theo nhu cầu dự báo , nên khi đưa vào sử dụng thì tiết diện dây đã cố định => giới hạn khả năng I => giới hạn S . Nếu Q thấp => P cao đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu khi tải tăng => thỏa mãn khách hàng.

      Trên đây là 2 lý do cơ bản , đếu xuất phát từ " tiền "


    12. #8
      Tham gia
      06-10-2009
      Bài viết
      99
      Cảm ơn
      36
      Được cảm ơn 65 lần, trong 34 bài

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi aladanh2000 Xem bài viết
      Cả P và Q của máy phát đều bị giới hạn .
      Tuy nhiên đổi với 1 phụ tải thì P, Q của 1 phụ tải << so với khả năng phát P, Q của máy phát nên những giới hạn về P,Q của máy phát không giải thích hết vấn đề cosPhi.

      Đối với 1 phụ tải nhất định , P coi không đổi do nhu cần năng lượng sản xuất ( theo nghĩa đồ thị phụ tải là cố định ) còn Q thì có thể can thiệp

      Nguyên nhân yêu cầu cosphi cao chủ yếu bắt nguồn từ phía phát :

      - Về mặt kinh tế giữa nhà cung cấp - tải tiêu thụ : điện năng tiêu thụ thực tính = P , còn Q không " tốn tiền " theo nghĩa nó là công suất trao đổi qua lại giữa nguồn và tải , có giá trị trung bình = 0 và không bị mất đi . Tuy nhiên Q lằm tăng dòng điện truyền tải => lằm tăng tổn hao truyền tải . ( 1 cách lý tưởng thì khi Q= 0 , dòng điện min thì tổn hao là min ) . Tổn hao trên lưới này do nhà cung cấp điện chịu chi phí , người tiêu thụ điện chỉ trả chi phí tính từ công tơ . Do đó nhà cung cấp muốn hạn chế tổn hao thì yêu cầu phía tải phải có cosphi cao . Nguyên nhân tổn hao cũng dẫn đến phương thức tính giá điện theo cosphi ( cos phi càng thấp -> tổn hao lưới càng nhiều -> giá càng đắt ) .

      - Về mặt đầu tư - quy hoạch lưới điện : Nhà cung cấp có quyền lợi + trách nhiệm đảm bảo cung cấp điện cho tải , đảm bảo khi nhu cầu tải tăng cũng như mở rộng mạng cung cấp . Đây là vấn đề thiết kế mạng lưới truyền tải phân phối , trong đó tiết diện dây dẫn chiếm giá thành đáng kể . Với cùng 1 công suất tải dự báo P , nếu Q tải thấp => dòng điện nhỏ => tiết diện dây nhỏ => giảm giá thành đầu tư . Nếu Q tải lớn thì ngược lại . Vậy Q tải ảnh hưởng đến chi phí dầu tư . Đương nhiên khấu hao chi phí đầu tư được tính vào giá điện , Q càng lớn thì giá điện càng lớn .

      Tuy nhiên ko phải tiền là tất cả , nhà cung cấp bao h cũng muốn cùng 1 chi phí dầu tư mà đáp ứng cho số lượng tải tối đa . Mạng điện khi thiết kế là theo nhu cầu dự báo , nên khi đưa vào sử dụng thì tiết diện dây đã cố định => giới hạn khả năng I => giới hạn S . Nếu Q thấp => P cao đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu khi tải tăng => thỏa mãn khách hàng.

      Trên đây là 2 lý do cơ bản , đếu xuất phát từ " tiền "
      Bạn ALADANH nói cơ bản là đúng
      HAU

    13. The Following 4 Users Say Thank You to hauxuongtam For This Useful Post:


    14. #9
      Tham gia
      09-02-2010
      Bài viết
      1
      Cảm ơn
      0
      Thanked 4 Times in 1 Post

      Mặc định

      S= P+Q và chúng ta luôn muốn hệ số cốt bằng 1 ( 1= P/S) nhưng không thể, và cố gắng lắm nó cũng chỉ gần 1 thôi, vì một phần là tổn thất do dòng từ hóa. Do vậy, phải bằng mọi cách để giảm Q xuống, các bạn nha. Chẳng hạn như Tụ bù.

    15. The Following 4 Users Say Thank You to le_duc_hai For This Useful Post:


    16. #10
      Tham gia
      31-01-2010
      Bài viết
      42
      Cảm ơn
      5
      Được cảm ơn 241 lần, trong 29 bài

      Thumbs up

      - Thứ nhất: Tất cả các phần tử của lưới điện đều tham gia vào cos phi.
      - Thứ 2: Người ta muốn nâng cao cos phi vì mong muốn giảm tổn thất điện năng, tổn thất điện áp... trên các phần tử của hệ thống điện Vì:
      + Một phụ tải cho trước có yêu cầu P và Q nào đó, nguồn phải đáp ứng nó. Trên hệ thống gồm nhiều phụ tải. Dòng điện chạy trên các phần tử của hệ thống phụ thuộc vào cả P và Q. Công thức thì các bạn tự kiểm tra. P thì bắt buộc phải cung cấp từ nguồn máy phát. Q thì không nhất thiết vì Q có thể lấy từ các tụ bù...gần phụ tải hơn để không phải chuyên tải lượng công suất Q này từ nguồn quá xa. Q chuyên tải trên hệ thống từ nơi càng gần tải càng tốt. Xét trên tổng thể, khi Q nhỏ thì dòng điện chuyên tải nhỏ. Do đó nâng cao khả năng chuyên tải của một hệ thống cho trước, tổn thất các loại giảm thiểu. Ngoài vấn đề tiền nó còn đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật khác (yêu cầu điện áp trên phụ tải).
      + Nếu muốn, người ta có thể nâng hệ số cos phi đến 1, thậm chí đến miền dung (C) chứ không phải không thể nâng cos phi = 1. Nhưng liên quan đến ổn định hệ thống, người ta chỉ nâng cos phi đến ngưỡng 0,98L. Nếu quá ngưỡng này hệ thống sẽ mất ổn định, không điều khiển được và có thể tan rã hệ thống. Thực tế thì tan rã hệ thống là điều cực kỳ tồi tệ. Trên các đường dây cao áp, người ta tiến hành cả bù dọc lẫn bù ngang, nếu xét thấy cần thiết (tính toán). Việc dùng các cuộn cảm để bù, về bản chất là "đốt" bỏ lượng Q thừa do điện dung các đường dây sinh ra để đưa cos phi về giới hạn cho trước. (Với đường 500 kV thì điện dung sinh ra khoảng 1MVAR/km - rất lớn).
      - Thứ ba: Công tơ, tùy theo mục đích sử dụng có thể chỉ đo P hoặc Q hoặc cả P và Q. Việc có tính tiền Q hay không phụ thuộc vào các quy định hiện hành trong công tác kinh doanh điện.


    Trang 1 của 11 1234 ... CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Các Chủ đề tương tự

    1. Nghĩ coi đúng hok
      Bởi nhoc_vip_9x_x trong diễn đàn GÓC CHÉM GIÓ
      Trả lời: 6
      Bài cuối: 07-03-2022, 07:26
    2. Ý nghĩa của ác mộng có thể bạn chưa biết
      Bởi tranluong776 trong diễn đàn THƯ GIÃN
      Trả lời: 14
      Bài cuối: 23-10-2021, 20:33
    3. Trợ giúp - Ý nghĩa của tổ đấu dây MBA là gì?Giúp mình trả lời câu hỏi này nha, cần gấp
      Bởi jknewiloveu trong diễn đàn Máy biến áp, máy biến dòng
      Trả lời: 4
      Bài cuối: 05-11-2013, 21:28
    4. Nhờ các bạn dịch giúp một số câu khó giải nghĩa.
      Bởi tanirac trong diễn đàn NGOẠI NGỮ CHO DÂN ĐIỆN
      Trả lời: 5
      Bài cuối: 26-07-2012, 19:12
    5. Trợ giúp - ý nghĩa của thông số: công suất ngắn mạch tại điểm đấu điện
      Bởi nhunglao_epu trong diễn đàn HỎI & ĐÁP VỀ ĐIỆN
      Trả lời: 2
      Bài cuối: 21-09-2011, 11:43

    Tag của Chủ đề này

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016