Kết quả 1 đến 6 của 6
Chủ đề: đàn đạo về Đường dây cao áp !
-
20-06-2008, 03:57 #1
đàn đạo về Đường dây cao áp !
Có 2 vấn đề:
2 vấn đề này không thể giải thích bằng lời trong 1 vài bài Post được. Nó liên quan đến nhiều bộ môn và lĩnh vực.
Mình hôm nay rảnh rỗi nói sơ qua 1 chút. Hi vọng bạn nào đó có thời gian chi tiết hộ mình.
1) Tại sao dùng cấp điện áp A hay cấp điện áp B:
Cấp điện áp phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản: Công suất và chiều dài.
Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
- Ngân sách nhà nước: VD cuộc tranh cãi xây dựng đường dây 500kV mạch 1 Việt Nam. Có người cho rằng ngân sách dùng cho việc xây dựng nó không sinh lời bằng dùng việc dùng ngân sách đó đầu tư cái khác và mua điện rẻ từ nước nào đó....
-Tương lai quy hoạch trong nước: Xét khả năng mạng lưới có thể phủ rộng đến đâu.
-Tương lai quy hoặc quốc tế. ví dụ: Nước Lào chọn cấp 500kV vì trong khu vực Đông Nam Á, ít nhất có Việt Nam cấp 500kV. Nên họ cũng phải chọn như vậy để sau này còn kết nối và mua bán điện trong khu vực....
-Còn rất nhiều: Địa lý, quan điểm nhà lãnh đạo, lợi nhuận, chính trị....
Quay trở về vấn đề chính, với các yếu tố cơ bản làm thế nào chọn cấp điện áp thích hợp:
Bước 1:
Đặt điện áp cần tìm 1 ẩn số, có thể thêm nhiều ẩn số khác.Bước 2:
Cho các điều kiện giới hạn của các ẩn số đó.
Lập hàm chi phí cho việc xây dựng hệ thống. ví dụ như hàm chi phí khi xây dựng đường dây 500kV Bắc-Nam.Bước 3:
Đây là công việc hết sức phức tạp, nó liên quan đến chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng, độ rủi ro, độ nuối tiếc....
Có hàm chi phí Z rồi, với các ẩn số là điện áp U và 1 vài cái khác.
Muốn tìm ẩn số U thì ta tìm cực tiểu của hàm chi phí Z->min tức là tính đạo hàm dZ/dU=0 => tìm được cấp điện áp thích hợp
Có vẻ dễ nhỉ => nhưng đừng mơ mà giải được ngon lành
Đó là 1 trong những phương pháp gọi là cực tiểu hàm chi phí. Người ta cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác như:
- Lựa chọn một vài cấp điện áp có sẵn trên thế giới, áp vào các phương án có thể quy hoạch. Như vậy ta được 1 số phương án với các cấp điện áp khác nhau.
- Tính tổng chi phí cho từng phương án.
Cách này phải quy dòng tiền tệ về một mốc thời điểm.
- So sánh và tìm ra phương án tốt nhất.
Cách này thì anh em ta chắc là vừa giải vừa bịa số liệu là ngon.
2) Tại sao dây 500kV phân làm 4 pha:
Cái này cũng phức tạp lắm, bạn nào nói về hiệu ứng mặt ngoài cũng đúng nhưng chỉ được 1 ý nhỏ thôi. Mình điểm lại xem nó liên quan đến những gì đã học nhé:
- Hiệu ứng mặt ngoài: Dòng điện chủ yếu phân bố ở mặt ngoài => không nên thiết kế dây có tiết diện to quá => Phân pha ra.
- Hiệu ứng xoáy: quên rùi.
- Hiệu ứng Macxoen: Điện trường sinh ra từ trường xoáy, từ trường lại sinh ra điện trường. Cứ thế... Vì thế với 4 pha tạo thành 1 cái hộp thì trong lòng cái hộp đó, mặc dù là không khí nhưng đó cũng là môi trường dẫn điện. Như vậy trong đó, không cần dây vẫn dẫn được điện = > hiệu suất tải tăng cao. Tội gì mà không phân pha.
- Có liên quan đến vầng quang: quên rồi.
- Liên quan đến điện dung do đường dây phát ra. Vào ban đêm, điện áp cuối đường dây tăng cao, rất nguy hiểm, mình đã chứng kiến nó tăng lên 670kV rồi. Nguy hiểm quá.
Điện dung khi phân pha và không phân pha có khác nhau do bán kính tương đương của đường dây khác nhau. Công thức trong sách Lưới điện 1 thầy Đạm (ĐHBK) mình không nhớ.
- Liên quan đến đầu tư xà cột: không thuộc chuyên ngành của ta
....
Mình cũng chỉ biết sơ sơ thế thôi, chứ không rõ chi tiết đâu.-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Thảo luận về trung tính, nối đất trong truyền tải và phân phối điện
- cách đọc bản vẽ và ký hiệu các thiết bị điện trên bản vẽ
- Thảo luận các hiện tượng trong truyền tải điện
- Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
- Thảo Luận: Truyền tải điện đi xa
- Tính toán tiết diện dây trong truyền tải và phân phối điện
- dòng điện 3 pha 220/380 V ?
- Một số hình ảnh từ đường dây đến trạm
- Truyền tải HVDC hay HVAC ?
- Thảo luận các vấn đề về trụ điện trong truyền tải
- Hỏi về lệch pha trong dòng điện 3 pha
- Ký hiệu Cu/XLPE/DSTA/PVC -> DSTA là gì?
- điện 1 pha mà có 2 dây nóng ???
- Hỏi về mạng điện 3 pha 4 dây
- tại sao phải có dây trung tính ?
Sửa lần cuối bởi chuxuankhoat; 20-06-2008 lúc 04:01.
Thích chém gió thôi !
-
Những thành viên đã cảm ơn chuxuankhoat vì bài viết hữu ích:
-
-
19-07-2008, 07:58 #2
Cấp điện áp ở nước ta còn phụ thuộc vào việc xây dựng , hi hi , vì theo mình bít thì ở 3 miền của nước ta có 3 cấp điện áp , mà nguyên nhân chính là do hồi xưa 1 bên của tư bản , 1 bên của XHCN xây , bi giờ không đủ tiền để xây mới
Hiệu ứng vầng quang là hiệu ứng tạo ra 1 vầng quang ở xung quanh dây dẫn , tiết diện càng lớn hiệu ứng càng nhiều , nói đơn giản là giống như bị phóng điện vậy đó , nên hiệu ứng vầng quang nhiều thì tốn điện lắm
Còn 1 vấn đề khi phân ra nhiều dây là để các mối tiếp xúc giữa các điểm trên đường dây tốt hơn , tránh các hiện tượng phóng điện , hư hỏng giữa các mối nốiChỉ có yêu mỗi em và game thôi
-
Những thành viên đã cảm ơn tranthanhnghia2 vì bài viết hữu ích:
-
30-07-2008, 22:46 #3
-
31-07-2008, 07:32 #4
Quay trở về vấn đề chính, với các yếu tố cơ bản làm thế nào chọn cấp điện áp thích hợp:
Bước 1:
Đặt điện áp cần tìm 1 ẩn số, có thể thêm nhiều ẩn số khác.Bước 2:
Cho các điều kiện giới hạn của các ẩn số đó.
Lập hàm chi phí cho việc xây dựng hệ thống. ví dụ như hàm chi phí khi xây dựng đường dây 500kV Bắc-Nam.Bước 3:
Đây là công việc hết sức phức tạp, nó liên quan đến chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng, độ rủi ro, độ nuối tiếc....
Có hàm chi phí Z rồi, với các ẩn số là điện áp U và 1 vài cái khác.
Muốn tìm ẩn số U thì ta tìm cực tiểu của hàm chi phí Z->min tức là tính đạo hàm dZ/dU=0 => tìm được cấp điện áp thích hợp
Có vẻ dễ nhỉ => nhưng đừng mơ mà giải được ngon lành
các bước này bên em cũng học nhiều rùi cũng khó lắm.nhưng có thể thực hiện được.tks anh nhé.hôm nào anh em mình cafe tối nhé anh[JICK]epu
-
06-09-2008, 00:41 #5
-
14-10-2009, 16:46 #6
đương dây phân pha co lọi ích
- chông hồ quang giảm nhiễu thông tin
-tăng khả năng tải theo nhiệt độ do làm mát tốt hơn
-tăng công suất tự nhiên do giam tổng trở sóng
-giảm X do giảm deltaU,Q
-giảm điện trở so với đương dây ko phân pha, chi có ý ngia khi U=750 KV trở nên
-tăng chi phí vốn
-tăng b0 , Qc gây khó khăn cho chế độ ko tải nếu đương dây dài
-khả năng sự cố cao hơn ko phân pha
-
Những thành viên đã cảm ơn minhsinh vì bài viết hữu ích: