• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 6 1234 ... CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 52
    1. #1
      Tham gia
      02-07-2008
      Bài viết
      1
      Cảm ơn
      0
      Thanked 7 Times in 1 Post

    2. The Following 7 Users Say Thank You to HO NGOC PHUONG For This Useful Post:


    3. #2
      Tham gia
      18-03-2008
      Địa chỉ
      WebDien Co., Ltd
      Bài viết
      428
      Cảm ơn
      830
      Được cảm ơn 1,329 lần, trong 256 bài

      Mặc định

      Các ký hiệu trong Hệ thống Điện theo TCVN, xem tạm cái này đi:
      http://www.mediafire.com/?nzm2qpzylu1
      pass giải nén : ktdvn.com
      hoặc download trực tiếp tại host data của webdien.com : tại đây
      0977.960.960 ( Mr.Long)
      Yahoo/Skype: nguyenlongdp
      Email: info@webdien.com


    4. #3
      Tham gia
      04-07-2008
      Bài viết
      5
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 8 lần, trong 4 bài

      Mặc định

      các ký hiêu trong hệ thống điện theo như mình hiểu ý bạn hỏi tức là cách đánh số tên thiết bị đúng không. Bạn hãy đọc cuốn qui trình thao tác hệ thống điện quốc gia của Bộ công nghiệp mới ban hành năm 2006 ấy ở đó có hết ấy đấy.

    5. Những thành viên đã cảm ơn power2 vì bài viết hữu ích:


    6. #4
      Tham gia
      17-07-2008
      Bài viết
      16
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 4 lần, trong 3 bài

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tran khoa Xem bài viết
      chao các huynh
      mình muốn biết thông tin về bản vẽ trong tủ điện các huynh co thể giúp mình được ko. Cám ơn nhiều
      bạn không nói rõ là bạn cần thông tin gì về bản vẽ trong tủ điện thì làm sao các members có thể giúp bạn được chứ.Ngày xưa tôi làm thi công M&E nên đụng nhiều tủ điện.Nay lại đầu quân cho cty làm tủ điện nên cũng biết chút it.

    7. Những thành viên đã cảm ơn hiennx vì bài viết hữu ích:


    8. #5
      Tham gia
      20-08-2009
      Bài viết
      4
      Cảm ơn
      2
      Được cảm ơn 67 lần, trong 3 bài

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi minhtri0148 Xem bài viết
      vui long cho minh hoi ve các ki tu, khi hieu trong cac ban ve he thong dien. Cu the nhu fco, may cat, may bien ap .....theo quy dinh chung nha cac Bac!!!

      mấy bác làm ơn viết có dấu dùm em cái , viết không dấu cái forum nó loạn lên sao , lần sau em del bài luôn , không cần nhắc nhở, admin
      không biết có phải Pác cần cái này không vậy...


      Chương IV
      ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

      Mục 1
      NGUYÊN TẮC CHUNG

      Điều 67. Tại nhà máy điện, trạm điện và các thiết bị chính, thiết bị phụ trợ đều phải được đặt tên, đánh số. Các thiết bị chính phải đánh số theo quy định, các thiết bị phụ phải đánh số thứ tự theo thiết bị chính và thêm các ký tự tiếp theo để phân biệt.
      Điều 68. Trong Mục 2 của Chương này chỉ quy định nguyên tắc đánh số các thiết bị nhất thứ phần điện của các nhà máy điện và trạm điện thuộc quyền điều khiển của các cấp điều độ. Các đơn vị quản lý vận hành tự quy định đánh số các thiết bị thuộc quyền điều khiển của đơn vị mình.
      Điều 69. Việc đánh số các thiết bị nhất thứ phần điện của các nhà máy điện và trạm điện thuộc quyền điều khiển của các cấp điều độ được quy định như sau:
      1. Tất cả các thiết bị đưa vào vận hành trong hệ thống điện quốc gia đều phải đặt tên, đánh số. Thiết bị trong hệ thống điện quốc gia thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì do cấp điều độ đó đánh số và phê duyệt.
      2. Việc đánh số thiết bị thuộc quyền điều khiển của một cấp điều độ nhưng thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ khác chỉ được ban hành khi có sự đồng ý của cấp điều độ có quyền kiểm tra.
      3. Trong một số trạm có sơ đồ đặc biệt cũng căn cứ quy định này để đánh số thiết bị, trường hợp đặc biệt phải chú thích rõ ràng.
      4. Quy định đánh số này áp dụng cho các công trình mới. Các công trình hiện đang vận hành đánh số không đúng với quy định này thì khi có điều kiện phải tổ chức đánh số lại.

      Mục 2
      ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

      Điều 70. Chữ số đặc trưng cho cấp điện áp
      1. Điện áp 500 kV: Lấy chữ số 5
      2. Điện áp 220 kV: Lấy chữ số 2
      3. Điện áp 110 kV: Lấy chữ số 1
      4. Điện áp 66 kV: Lấy chữ số 7
      5. Điện áp 35 kV: Lấy chữ số 3
      6. Điện áp 22 kV: Lấy chữ số 4
      7. Điện áp 15 kV: Lấy chữ số 8 (riêng điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ  15 kV đều lấy số 9);
      8. Điện áp 10 kV: Lấy chữ số 9 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ  10 kV đều lấy số 9);
      9. Điện áp 6 kV: Lấy chữ số 6 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ < 10 kV đều lấy số 6);
      10. Các cấp điện áp khác do cấp điều độ có quyền điều khiển tự quy định và phải thông qua cấp điều độ có quyền kiểm tra.
      Điều 71. Tên thanh cái
      1. Ký tự thứ nhất lấy là chữ C.
      2. Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp, được lấy theo quy định tại Điều 70 của Quy trình này.
      3. Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái vòng.
      Ví dụ:
      - C12: biểu thị thanh cái 2 điện áp 110 kV;
      - C21: biểu thị thanh cái 1 điện áp 220 kV;
      - C29: biểu thị thanh cái vòng điện áp 220 kV.
      Điều 72. Tên của máy phát hoặc máy bù quay
      1. Ký tự đầu được quy định như sau:
      a) Đối với nhiệt điện hơi nước: Ký hiệu là chữ S;
      b) Đối với thủy điện: Ký hiệu là chữ H;
      c) Đối với tuabin khí: ký hiệu là chữ GT;
      d) Đối với đuôi hơi của tuabin khí: Ký hiệu là chữ ST;
      đ) Đối với điesel: Ký hiệu là chữ D;
      e) Đối với máy bù quay: Ký hiệu là chữ B.
      2. Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy phát.
      Ví dụ:
      - S1: biểu thị tổ máy phát nhiệt điện số một.
      - GT2: biểu thị tổ máy tua -bin khí số hai.
      Điều 73. Tên của máy biến áp
      1. Ký tự đầu được quy định như sau:
      a) Đối với máy biến áp 2 hoặc 3 dây quấn ký hiệu là chữ T;
      b) Đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT;
      c) Đối với máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD;
      d) Đối với máy biến áp kích từ máy phát ký hiệu là TE;
      đ) Đối với máy biến áp tạo trung tính ký hiệu là TT.
      2.Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp. Đối với máy biến áp tự dùng ký tự tiếp theo là cấp điện áp và số thứ tự.
      Ví dụ:
      - T1: biểu thị máy biến áp số một.
      - T2: biểu thị máy biến áp số hai.
      - TD41: biểu thị máy biến áp tự dùng số một cấp điện áp 22 kV.
      - AT1: biểu thị máy biến áp tự ngẫu số một.
      Điều 74. Tên của máy cắt điện
      1. Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được quy định tại Điều 70 của Quy trình này. Riêng đối với máy cắt của tụ ký tự thứ nhất là chữ T, kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K còn ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp.
      2. Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí của máy cắt, được quy định như sau:
      a) Máy cắt máy biến áp: Lấy số 3.
      b) Máy cắt của đường dây: Lấy số 7 và số 8 (hoặc từ số 5 đến 8 nếu sơ đồ phức tạp);
      c) Máy cắt của máy biến áp tự dùng: Lấy số 4.
      d) Máy cắt đầu cực máy phát điện: Lấy số 0.
      đ) Máy cắt của máy bù quay: Lấy số 0.
      e) Máy cắt của tụ bù ngang: Lấy số 0.
      g) Máy cắt của tụ bù dọc: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).
      h) Máy cắt của kháng điện: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).
      3. Ký tự thứ thứ ba (bốn đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 1,2,3...
      4. Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00.
      5. Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của hai thanh cái:
      a) Đối với sơ đồ hai thanh cái (hoặc một thanh cái có phân đoạn) đánh số các máy cắt ở thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẻ thì đánh số thứ tự lẻ.
      b) Đối với sơ đồ đa giác đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;
      c) Đối với sơ đồ 3/2 (một rưỡi), sơ đồ 4/3: tuỳ theo sơ đồ có thể đánh số theo các cách sau:
      - Đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;
      - Đánh số ký tự thứ hai máy cắt ở giữa (không nối với thanh cái) số 5 hoặc số 6.
      - Đánh số ký tự thứ ba theo thứ tự ngăn lộ.
      Ví dụ:
      - 371: biểu thị máy cắt đường dây 35 kV mạch số một.
      - 131: biểu thị máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp 110 kV.
      - 641: biểu thị máy cắt của máy biến áp tự dùng số 1 cấp điện áp 6 kV.
      - 903: biểu thị máy cắt của máy phát điện số ba, điện áp 10 kV.
      - K504: biểu thị máy cắt của kháng điện số 4 của thanh cái, điện áp 500 kV.
      - 100: biểu thị máy cắt vòng điện áp 110 kV.
      - 212: biểu thị máy cắt liên lạc thanh cái điện áp 220 kV.
      Điều 75. Tên của kháng điện
      1. Hai ký tự đầu là chữ KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT.
      2. Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở Điều 70 của Quy trình này.
      3. Ký tự thứ 4 là số 0.
      4. Ký tự thứ 5 là số thứ tự của mạch mắc kháng điện.
      Ví dụ:
      - KH504: biểu thị kháng điện 500 kV mắc ở mạch số bốn.
      - KT303: biểu thị kháng trung tính 35 kV mắc ở trung tính máy biến áp số 3.
      Điều 76. Tên của tụ điện
      1. Ba ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy là các chữ TBD, đối với tụ bù ngang lấy là các chữ TBN
      2. Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở Điều 70 của Quy trình này.
      3. Ký tự thứ 5 là số 0
      4. Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện đối với tụ bù dọc, đối với tụ bù ngang lấy theo số thứ tự của bộ tụ.
      Ví dụ:
      - TBD501: Biểu thị tụ bù dọc điện áp 500 kV mắc ở mạch số một.
      - TBN302: biểu thị tụ bù ngang điện áp 35 kV mắc ở mạch số hai.
      Điều 77. Tên của các máy biến điện áp
      1. Ký tự đầu là TU;
      2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
      Ví dụ:
      - TU171: biểu thị máy biến điện áp ngoài đường dây 110 kV 171.
      - TUC22: biểu thị máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV.
      - TU5T2: biểu thị máy biến điện áp của máy biến áp T2 phía 500 kV.
      Điều 78. Tên của các máy biến dòng điện
      1. Hai ký tự đầu là TI ;
      2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
      Ví dụ:
      - TI171: biểu thị máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV nối với máy cắt 171.
      Điều 79. Tên điện trở trung tính đấu vào điểm trung tính của máy biến áp hoặc kháng điện
      1. Các ký tự đầu là chữ RT biểu thị điện trở trung tính;
      2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho cấp điện áp;
      3. Ký tự tiếp theo là tên của thiết bị mà RT được đấu vào;
      Ví dụ:
      - RT1T1: biểu thị điện trở trung tính đấu vào trung tính cuộn 110 kV của máy biến áp T1.
      Điều 80. Tên của chống sét
      1. Hai ký tự đầu lấy chữ CS;
      2. Ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp cấp điện áp lấy số 0.
      Ví dụ:
      - CS1T1: biểu thị chống sét của máy biến áp T1 phía điện áp 110 kV.
      - CS0T1: biểu thị chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1.
      - CS271: biểu thị chống sét của đường dây 271.
      Điều 81. Tên của dao cách ly
      1. Các ký tự đầu là tên của máy cắt hoặc thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly (đối với dao cách ly của TU, các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).
      2. Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
      a) Dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao cách ly;
      b) Dao cách ly đường dây (dao cách ly phía đường dây) lấy số 7;
      c) Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3;
      d) Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9;
      đ) Dao cách ly nối tắt một thiết bị lấy số 0 hoặc số 9;
      e) Dao cách ly nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ tự của phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó;
      g) Tên dao cách ly nối với điện trở trung tính hoặc kháng trung tính lấy số 0.
      Ví dụ:
      - 331-3: biểu thị dao cách ly của máy biến áp T1 điện áp 35 kV.
      - K501-1: biểu thị dao cách ly kháng số 1 cấp điện áp 500 kV nối với thanh cái số 1.
      - TUC22-2: biểu thị dao cách ly máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV nối với thanh cái số 2.
      - 171-7: biểu thị dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của máy cắt 171.
      - 272-9: biểu thị dao cách ly của máy cắt 272 nối với thanh cái đường vòng.
      - 275-0: Biểu thị dao cách ly nối tắt máy cắt 275.
      - KT301-0: biểu thị dao trung tính cuộn 35 kV của máy biến áp T1 nối với kháng trung tính KT301.
      Điều 82. Tên cầu chì
      1. Các ký tự đầu: Đối với cầu chì thường lấy chữ CC, đối với cầu chì tự rơi lấy chữ FCO.
      2. Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-) và tên của thiết bị được bảo vệ
      Ví dụ:
      - CC-TUC31: biểu thị cầu chì của máy biến điện áp thanh cái C31.
      Điều 83. Tên dao tiếp địa
      1. Các ký tự đầu là tên dao cách ly hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp.
      2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
      a) Tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số 6;
      b) Tiếp địa của máy biến áp, kháng điện và TU lấy số 8;
      c) Tiếp địa của máy cắt lấy số 5;
      d) Tiếp địa của thanh cái lấy số 4;
      đ) Tiếp địa trung tính máy biến áp hoặc kháng điện lấy số 08.
      Ví dụ:
      - 271-76: biểu thị dao tiếp địa ngoài đường dây 271.
      - 331-38: biểu thị dao tiếp địa của máy biến áp T1 phía 35 kV.
      - 171-15: biểu thị dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly 171-1.
      - 131-08: biểu thị dao tiếp địa trung tính cuộn dây 110 kV của máy biến áp số 1.
      Điều 84. Các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn giữa đường ký hiệu như sau:
      1. Đối với máy cắt phân đoạn đường dây đánh số như máy cắt đường dây, máy cắt rẽ nhánh xuống máy biến áp đánh số như máy cắt máy biến áp.
      2. Đối với dao cách ly phân đoạn đường dây hoặc dao cách ly nhánh rẽ các ký tự đầu đánh số như quy định Điều 81 (đánh số dao cách ly được thực hiện giả thiết như có máy cắt).
      3. Các ký tự cuối cùng là dấu phân cách (/) và vị trí cột phân đoạn hoặc rẽ nhánh
      Ví dụ:
      - 371/XX: biểu thị máy cắt 371 phân đoạn đường dây ở cột số XX điện áp 35 kV.
      - 171-7/XX: biểu thị dao cách ly phân đoạn đường dây 110 kV ở số cột XX.
      - 171-76/XX: biểu thị dao cách ly tiếp địa đường dây 110 kV ở số cột XX.
      Điều 85. Các phụ lục kèm theo Quy trình này gồm:
      1. Phụ lục 1 quy định các ký hiệu viết tắt trong phiếu thao tác;
      2. Phụ lục 2 hướng dẫn thực hiện mẫu phiếu thao tác 01-PTT/BCN;
      3. Phụ lục 3 hướng dẫn thực hiện mẫu phiếu thao tác 02-PTT/BCN./.

      BỘ TRƯỞNG

      (Đã ký)


      Hoàng Trung Hải

      Phụ lục 1
      QUY ĐỊNH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG PHIẾU THAO TÁC
      (Kèm theo Quyết định số16/2007/QĐ-BCN ngày 28 tháng 3 năm 2007
      của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

      1. ĐĐV: Điều độ viên.
      2. HTĐ: Hệ thống điện.
      3. KSĐH: Kỹ sư điều hành hệ thống điện.
      4. NMĐ: Nhà máy điện.
      5. PTT: Phiếu thao tác.
      6. TC: Thanh cái.
      7. ĐD: Đường dây.
      8. MBA: Máy biến áp.
      9. MC: Máy cắt.
      10. DCL: Dao cách ly.
      11. DTĐ: Dao tiếp địa.
      12. TI: Máy biến dòng điện.
      13. TU: Máy biến điện áp.
      14. AB: Áp tô mát.
      15. A0: Cấp Điều độ hệ thống điện quốc gia.
      16. A1: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Bắc.
      17. A2: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Nam.
      18. A3: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Trung.
      19. B01: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 1.
      20. B02: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 2.
      21. B03: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 3.
      22. NMĐ XX...: Nhà máy điện XX... (các chữ cái đầu của tên nhà máy điện)
      23. T500XX...: Trạm 500 kV XX... (các chữ cái đầu tên trạm)
      24. T220XX...: Trạm 220 kV XX... (các chữ cái đầu tên trạm)
      25. T110XX...: Trạm 110 kV XX... (các chữ cái đầu tên trạm)


    9. #6
      Tham gia
      02-11-2010
      Bài viết
      73
      Cảm ơn
      9
      Được cảm ơn 25 lần, trong 17 bài

      Mặc định Ðề: ký hiệu trong hệ thống điện

      bạn nào có các kí hiệu trong đường dây không nhỉ

    10. The Following 2 Users Say Thank You to kfvvnonline For This Useful Post:


    11. #7
      Tham gia
      26-06-2010
      Bài viết
      52
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 47 lần, trong 10 bài

      Mặc định Ðề: ký hiệu trong hệ thống điện

      CHẮC CÁC BẠN CẦN CÁI NÀY PHẢI K?

      Điều 70. Chữ số đặc trưng cho cấp điện áp
      1. Điện áp 500 kV: Lấy chữ số 5
      2. Điện áp 220 kV: Lấy chữ số 2
      3. Điện áp 110 kV: Lấy chữ số 1
      4. Điện áp 66 kV: Lấy chữ số 7
      5. Điện áp 35 kV: Lấy chữ số 3
      6. Điện áp 22 kV: Lấy chữ số 4
      7. Điện áp 15 kV: 15 kV đều lấy số 9);Lấy chữ số 8 (riêng điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ
      8. Điện áp 10 kV: 10 kV đều lấy số 9);Lấy chữ số 9 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ
      9. Điện áp 6 kV: Lấy chữ số 6 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ < 10 kV đều lấy số 6);
      10. Các cấp điện áp khác do cấp điều độ có quyền điều khiển tự quy định và phải thông qua cấp điều độ có quyền kiểm tra.
      +++---o0o---+++
      Điều 71. Tên thanh cái
      1. Ký tự thứ nhất lấy là chữ C.
      2. Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp, được lấy theo quy định tại Điều 70 của Quy trình này.
      3. Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái vòng.
      Ví dụ:
      - C12: biểu thị thanh cái 2 điện áp 110 kV;
      - C21: biểu thị thanh cái 1 điện áp 220 kV;
      - C29: biểu thị thanh cái vòng điện áp 220 kV.
      Điều 72. Tên của máy phát hoặc máy bù quay
      1. Ký tự đầu được quy định như sau:
      a) Đối với nhiệt điện hơi nước: Ký hiệu là chữ S;
      b) Đối với thủy điện: Ký hiệu là chữ H;
      c) Đối với tuabin khí: ký hiệu là chữ GT;
      d) Đối với đuôi hơi của tuabin khí: Ký hiệu là chữ ST;
      đ) Đối với điesel: Ký hiệu là chữ D;
      e) Đối với máy bù quay: Ký hiệu là chữ B.
      2. Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy phát.
      Ví dụ:
      - S1: biểu thị tổ máy phát nhiệt điện số một.
      - GT2: biểu thị tổ máy tua -bin khí số hai.
      Điều 73. Tên của máy biến áp
      1. Ký tự đầu được quy định như sau:
      a) Đối với máy biến áp 2 hoặc 3 dây quấn ký hiệu là chữ T;
      b) Đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT;
      c) Đối với máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD;
      d) Đối với máy biến áp kích từ máy phát ký hiệu là TE;
      đ) Đối với máy biến áp tạo trung tính ký hiệu là TT.
      2.Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp. Đối với máy biến áp tự dùng ký tự tiếp theo là cấp điện áp và số thứ tự.
      Ví dụ:
      - T1: biểu thị máy biến áp số một.
      - T2: biểu thị máy biến áp số hai.
      - TD41: biểu thị máy biến áp tự dùng số một cấp điện áp 22 kV.
      - AT1: biểu thị máy biến áp tự ngẫu số một.
      +++---o0o---+++
      Điều 74. Tên của máy cắt điện
      1. Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được quy định tại Điều 70 của Quy trình này. Riêng đối với máy cắt của tụ ký tự thứ nhất là chữ T, kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K còn ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp.
      2. Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí của máy cắt, được quy định như sau:
      a) Máy cắt máy biến áp: Lấy số 3.
      b) Máy cắt của đường dây: Lấy số 7 và số 8 (hoặc từ số 5 đến 8 nếu sơ đồ phức tạp);
      c) Máy cắt của máy biến áp tự dùng: Lấy số 4.
      d) Máy cắt đầu cực máy phát điện: Lấy số 0.
      đ) Máy cắt của máy bù quay: Lấy số 0.
      e) Máy cắt của tụ bù ngang: Lấy số 0.
      g) Máy cắt của tụ bù dọc: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).
      h) Máy cắt của kháng điện: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).
      3. Ký tự thứ thứ ba (bốn đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 1,2,3...
      4. Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00.
      5. Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của hai thanh cái:
      a) Đối với sơ đồ hai thanh cái (hoặc một thanh cái có phân đoạn) đánh số các máy cắt ở thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẻ thì đánh số thứ tự lẻ.
      b) Đối với sơ đồ đa giác đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;
      c) Đối với sơ đồ 3/2 (một rưỡi), sơ đồ 4/3: tuỳ theo sơ đồ có thể đánh số theo các cách sau:
      - Đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;
      - Đánh số ký tự thứ hai máy cắt ở giữa (không nối với thanh cái) số 5 hoặc số 6.
      - Đánh số ký tự thứ ba theo thứ tự ngăn lộ.
      Ví dụ:
      - 371: biểu thị máy cắt đường dây 35 kV mạch số một.
      - 131: biểu thị máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp 110 kV.
      - 641: biểu thị máy cắt của máy biến áp tự dùng số 1 cấp điện áp 6 kV.
      - 10 kV.903: biểu thị máy cắt của máy phát điện số ba, điện áp
      - K504: biểu thị máy cắt của kháng điện số 4 của thanh cái, điện áp 500 kV.
      - 100: biểu thị máy cắt vòng điện áp 110 kV.
      - 212: biểu thị máy cắt liên lạc thanh cái điện áp 220 kV.
      Điều 75. Tên của kháng điện
      1. Hai ký tự đầu là chữ KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT.
      2. Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở Điều 70 của Quy trình này.
      3. Ký tự thứ 4 là số 0.
      4. Ký tự thứ 5 là số thứ tự của mạch mắc kháng điện.
      Ví dụ:
      - KH504: biểu thị kháng điện 500 kV mắc ở mạch số bốn.
      - KT303: biểu thị kháng trung tính 35 kV mắc ở trung tính máy biến áp số 3.
      Điều 76. Tên của tụ điện
      1. Ba ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy là các chữ TBD, đối với tụ bù ngang lấy là các chữ TBN
      2. Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở Điều 70 của Quy trình này.
      3. Ký tự thứ 5 là số 0
      4. Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện đối với tụ bù dọc, đối với tụ bù ngang lấy theo số thứ tự của bộ tụ.
      Ví dụ:
      - TBD501: Biểu thị tụ bù dọc điện áp 500 kV mắc ở mạch số một.
      - TBN302: biểu thị tụ bù ngang điện áp 35 kV mắc ở mạch số hai.
      Điều 77. Tên của các máy biến điện áp
      1. Ký tự đầu là TU;
      2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
      Ví dụ:
      - TU171: biểu thị máy biến điện áp ngoài đường dây 110 kV 171.
      - TUC22: biểu thị máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV.
      - TU5T2: biểu thị máy biến điện áp của máy biến áp T2 phía 500 kV.
      +++---o0o---+++
      Điều 78. Tên của các máy biến dòng điện
      1. Hai ký tự đầu là TI ;
      2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
      Ví dụ:
      - TI171: biểu thị máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV nối với máy cắt 171.
      Điều 79. Tên điện trở trung tính đấu vào điểm trung tính của máy biến áp hoặc kháng điện
      1. Các ký tự đầu là chữ RT biểu thị điện trở trung tính;
      2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho cấp điện áp;
      3. Ký tự tiếp theo là tên của thiết bị mà RT được đấu vào;
      Ví dụ:
      - RT1T1: biểu thị điện trở trung tính đấu vào trung tính cuộn 110 kV của máy biến áp T1.
      Điều 80. Tên của chống sét
      1. Hai ký tự đầu lấy chữ CS;
      2. Ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp cấp điện áp lấy số 0.
      Ví dụ:
      - CS1T1: biểu thị chống sét của máy biến áp T1 phía điện áp 110 kV.
      - CS0T1: biểu thị chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1.
      - CS271: biểu thị chống sét của đường dây 271.
      Điều 81. Tên của dao cách ly
      1. Các ký tự đầu là tên của máy cắt hoặc thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly (đối với dao cách ly của TU, các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).
      2. Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
      a) Dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao cách ly;
      b) Dao cách ly đường dây (dao cách ly phía đường dây) lấy số 7;
      c) Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3;
      d) Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9;
      đ) Dao cách ly nối tắt một thiết bị lấy số 0 hoặc số 9;
      e) Dao cách ly nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ tự của phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó;
      g) Tên dao cách ly nối với điện trở trung tính hoặc kháng trung tính lấy số 0.
      Ví dụ:
      - 331-3: biểu thị dao cách ly của máy biến áp T1 điện áp 35 kV.
      - K501-1: biểu thị dao cách ly kháng số 1 cấp điện áp 500 kV nối với thanh cái số 1.
      - TUC22-2: biểu thị dao cách ly máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV nối với thanh cái số 2.
      - 171-7: biểu thị dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của máy cắt 171.
      - 272-9: biểu thị dao cách ly của máy cắt 272 nối với thanh cái đường vòng.
      - 275-0: Biểu thị dao cách ly nối tắt máy cắt 275.
      - KT301-0: biểu thị dao trung tính cuộn 35 kV của máy biến áp T1 nối với kháng trung tính KT301.
      Điều 82. Tên cầu chì
      1. Các ký tự đầu: Đối với cầu chì thường lấy chữ CC, đối với cầu chì tự rơi lấy chữ FCO.
      2. Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-) và tên của thiết bị được bảo vệ
      Ví dụ:
      - CC-TUC31: biểu thị cầu chì của máy biến điện áp thanh cái C31.
      Điều 83. Tên dao tiếp địa
      1. Các ký tự đầu là tên dao cách ly hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp.
      2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
      a) Tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số 6;
      b) Tiếp địa của máy biến áp, kháng điện và TU lấy số 8;
      c) Tiếp địa của máy cắt lấy số 5;
      d) Tiếp địa của thanh cái lấy số 4;
      đ) Tiếp địa trung tính máy biến áp hoặc kháng điện lấy số 08.
      Ví dụ:
      - 271-76: biểu thị dao tiếp địa ngoài đường dây 271.
      - 331-38: biểu thị dao tiếp địa của máy biến áp T1 phía 35 kV.
      - 171-15: biểu thị dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly 171-1.
      - 131-08: biểu thị dao tiếp địa trung tính cuộn dây 110 kV của máy biến áp số 1.
      Điều 84. Các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn giữa đường ký hiệu như sau:
      1. Đối với máy cắt phân đoạn đường dây đánh số như máy cắt đường dây, máy cắt rẽ nhánh xuống máy biến áp đánh số như máy cắt máy biến áp.
      2. Đối với dao cách ly phân đoạn đường dây hoặc dao cách ly nhánh rẽ các ký tự đầu đánh số như quy định Điều 81 (đánh số dao cách ly được thực hiện giả thiết như có máy cắt).
      3. Các ký tự cuối cùng là dấu phân cách (/) và vị trí cột phân đoạn hoặc rẽ nhánh
      Ví dụ:
      - 371/XX: biểu thị máy cắt 371 phân đoạn đường dây ở cột số XX điện áp 35 kV.
      - 171-7/XX: biểu thị dao cách ly phân đoạn đường dây 110 kV ở số cột XX.
      - 171-76/XX: biểu thị dao cách ly tiếp địa đường dây 110 kV ở số cột XX
      +++---o0o---+++
      Phụ lục 1
      QUY ĐỊNH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG PHIẾU THAO TÁC
      (Kèm theo Quyết định số16/2007/QĐ-BCN ngày 28 tháng 3 năm 2007
      của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

      1. ĐĐV: Điều độ viên.
      2. HTĐ: Hệ thống điện.
      3. KSĐH: Kỹ sư điều hành hệ thống điện.
      4. NMĐ: Nhà máy điện.
      5. PTT: Phiếu thao tác.
      6. TC: Thanh cái.
      7. ĐD: Đường dây.
      8. MBA: Máy biến áp.
      9. MC: Máy cắt.
      10. DCL: Dao cách ly.
      11. DTĐ: Dao tiếp địa.
      12. TI: Máy biến dòng điện.
      13. TU: Máy biến điện áp.
      14. AB: Áp tô mát.
      15. A0: Cấp Điều độ hệ thống điện quốc gia.
      16. A1: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Bắc.
      17. A2: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Nam.
      18. A3: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Trung.
      19. B01: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 1.
      20. B02: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 2.
      21. B03: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 3.
      22. NMĐ XX...: Nhà máy điện XX... (các chữ cái đầu của tên nhà máy điện)
      23. T500XX...: Trạm 500 kV XX... (các chữ cái đầu tên trạm)
      24. T220XX...: Trạm 220 kV XX... (các chữ cái đầu tên trạm)
      25. T110XX...: Trạm 110 kV XX... (các chữ cái đầu tên trạm)


    12. #8
      Tham gia
      21-04-2008
      Địa chỉ
      Ha Noi
      Bài viết
      383
      Cảm ơn
      101
      Được cảm ơn 318 lần, trong 155 bài

      Mặc định Ðề: ký hiệu trong hệ thống điện

      Trích dẫn Gửi bởi thainv Xem bài viết
      Ats là gì?
      Là thiết bị đóng nguồn dự phòng. Tương tự TĐD
      Email: chinh.nq@hotmail.com
      or nq.chinh@takasago-vn.com

    13. The Following 2 Users Say Thank You to chinh_akay For This Useful Post:


    14. #9
      Tham gia
      21-07-2010
      Bài viết
      107
      Cảm ơn
      14
      Được cảm ơn 64 lần, trong 43 bài

      Mặc định Ðề: ký hiệu trong hệ thống điện

      Automatic tranfer swich : hệ thống chuyển nguồn tự động
      khi lưới điện mất điện hệ thống tự động chuyển sang điện dự phòng
      khi lưới điện có điện lại thì chuyển đổi ngược lại
      Ứng để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện..........
      “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”

    15. Những thành viên đã cảm ơn nobita@ vì bài viết hữu ích:


    16. #10
      Tham gia
      24-02-2011
      Bài viết
      1
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: ký hiệu trong hệ thống điện

      chao ca nha co anh chj nao co cac thong tin ve cac thiet bi trong he thong tu cao the va ha the ko cho minh xin

    Trang 1 của 6 1234 ... CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Các Chủ đề tương tự

    1. Structure Tag trong Wincc và Supper Tag trong Intouch Wonderware
      Bởi khongbaogio trong diễn đàn SCADA - HMI
      Trả lời: 8
      Bài cuối: 08-06-2013, 16:04
    2. Thảo luận - về các sự cố hay xảy ra trong khi vận hành hệ thống xử lý nước cũng như lò hơi trong nhà máy nhiẹt điện
      Bởi nguyenquanghoe trong diễn đàn Nhà máy điện - Trạm biến áp
      Trả lời: 4
      Bài cuối: 09-02-2012, 10:11
    3. Trợ giúp - Xin bảng tra R và S trong phần kiểm tra thiết kế chiếu sáng trong nhà
      Bởi dcdien90 trong diễn đàn Hệ thống chiếu sáng
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 28-09-2011, 09:29
    4. Thảo luận - Những vấn đề trong sử dụng năng lượng trong sinh hoạt dân dụng
      Bởi manh89 trong diễn đàn HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MỚI
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 13-08-2011, 17:02
    5. Lỗi trong graphic desiger trong wincc
      Bởi bichhien082008 trong diễn đàn SCADA - HMI
      Trả lời: 1
      Bài cuối: 18-04-2011, 22:52

    Tag của Chủ đề này

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016