Kết quả 1 đến 10 của 386
-
27-03-2010, 15:38 #1
Nói về thiết bị MCB, RCD, ELCB của các thương hiệu hiện nay.
Chào các bạn!
Tôi đang phân vân chưa biết chọn lắp ELCB hay RCCB cho gia đình. Trên thị trường thấy có sản phẩn của hãng LS Hàn Quốc như:
32GRa 15-20-30A; 32GRh 15-20-30A; 32KGRa 15-20-30A
Các kí hiệu GRa, GRh và KGRh là gì và sử dụng loại nào là phù hợp.
Xin trân trọng cảm ơn.-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Nói về thiết bị MCB, RCD, ELCB của các thương hiệu hiện nay.
- Tổng hợp về VCB, ACB, MCCB, MCB
- Điều khiển tủ ATS khi dùng ACB ?
- cách lắp cầu dao chống giật?
- TỔNG HỢP: Các câu hỏi về công tơ điện
- Công tơ điện 3 pha đấu gián tiếp: Xin vui lòng chỉ cho tôi cách đấu dây
- Help ABB A1700 ???
- Chia sẻ tài liệu - Cách gọi tên của TI, TU
- Thắc mắc về hệ thống đóng/mở đèn chiếu sáng công cộng
- nhờ anh chị giúp đỡ về khởi động từ kép. em cảm ơn!
- Cách đấu cầu dao đảo chiều giữa máy phát điện 1 và máy phát điện 3 pha
- Aptomat là gì? Các bác giúp em phân biệt aptomat, cb, mccb, mcb, acb, dùm cái
- Đồng hồ chuyển mạch vol, ampe
- Chọn aptomat như thế nào
- Tụ bù công suất
-
The Following 7 Users Say Thank You to nguyenhieu For This Useful Post:
-
-
27-03-2010, 17:39 #2
Chọn ELCB hay RCCB
hai loại này như nhau bạn ơi, chỉ khac nhau về tên gọi hay nhà sản xuất thôi, ELCB là nối đất bảo vệ RCCB là chống dòng rò, cách nói khác nhau, nhung ý nghĩa về kỹ thuật là như nhau. Tuy nhiên để lắp đặt hiệu quả thì còn cả khối vấn đề cần bàn đến nữa.
-
The Following 7 Users Say Thank You to ramborock For This Useful Post:
-
26-04-2010, 17:29 #3
RCCB: chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2 P, 4P
RCBO: chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2P có thêm bảo vệ quá dòng
ELCB: thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vửa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò ( nên giá đắt hơn. Có khi bộ RCD trong ELCB còn đắt gấp hàng chục lần RCCB hay RCBO bình thường).
Mục đích chống giật được sử dụng tại độ nhậy 30mA ( thực ra vẫn giật nhẹ). Nếu dùng tốt nhất là 10mA nhưng giá rất đắt tiển và không ai nhập về VN hết.
ELCB thì thường là 100mA trở lên, có lắp vào vẫn giật như thường, hi!!! ( chủ yếu chống hỏa hoạn).
Khi bạn dùng tại gia đình thì RCCB 1P+N, hay RCBO 1P+N có độ nhạy 30mA là phù hợp nhất. Lưu ý, bạn vẫn lắp thêm MCB bảo vệ như bình thường, vì cả 2 loại này đều không có chức năng cắt ngắn mạch.
-
The Following 27 Users Say Thank You to Son Nguyen For This Useful Post:
-
26-04-2010, 20:56 #4
Thiết bị chống dòng rò, chống giật RCD - Moeller
Chào anh Hiếu ...
Nếu muốn an toàn vì sử dụng cho gia đình tốt nhất anh nên chọn loại có độ nhậy cao và thương hiệu nổi tiếng .
Hiện nay chổ chúng tôi đang phân phối thiết bị này, theo yêu cầu của anh tôi chọn cho anh mã hàng sau:
RCD 10mA 16A Type: PFIM-16/2/001-AS
Giá khoảng 50 usd
Vậy chỉ cần phát hiện có dòng rò lớn hơn 10mA thiết bị này lập tức tác động ngay ( 10mA thực chất chỉ hơi hơi tê tê ) do Moeller-Eaton sản xuất ( một trong những thương hiệu nổi tiếng và lâu đời ) .
Đặng Kỳ Hải
Nhà phân phối các thiết bị tự động hóa Châu Âu
Hp: 090 7879 005
E-mail: dangkyhai@webdien.com
-
The Following 11 Users Say Thank You to Dang Ky Hai For This Useful Post:
-
26-04-2010, 21:07 #5
Chào các bạn,
Đề tài này hấp dẫn đây ...
10mA hay là 30mA hay là 100mA hay là 300mA chọn cái nào đây? Cái này mình nghĩ chúng ta phải tính chứ không phải càng nhỏ là càng tốt đâu???. Hinh như là nó tùy thuộc vào loại tải ấy (load characteristics). Hiện tại lắp đặt điện trong các tòa nhà sử dụng loại 30mA là cũng nhứt đầu lắm đấy ....hichic
-
The Following 7 Users Say Thank You to phanbadam For This Useful Post:
-
26-04-2010, 22:03 #6
Thiết bị chống dòng rò, chống giật, quá tải, ngắn mạch
"10mA hay là 30mA hay là 100mA hay là 300mA chọn cái nào đây? Cái này mình nghĩ chúng ta phải tính chứ không phải càng nhỏ là càng tốt đâu???. Hinh như là nó tùy thuộc vào loại tải ấy (load characteristics). Hiện tại lắp đặt điện trong các tòa nhà sử dụng loại 30mA là cũng nhứt đầu lắm đấy ....hichic"
Đúng rồi anh ah!
Dòng rò cũng còn phụ thuộc vào dòng định mức nữa đó. Tôi ví dụ ở thiết bị Moeller
Dòng rò 10mA thì dòng định mức từ 6 - 16 A ( 25 A đối với mạch điện tử ).
30 - 300mA thì dòng định mức 25 - 100A
500mA thì dòng định mức 63 - 80 A
Sử dụng phù hợp cho đúng mục đích thì mới mang lại hiệu quả cao cho thiết bị. Tôi có thể dẫn chứng như thế này .
Vừa qua vụ máy ATM bị rò điện dẫn đến chết người ... nếu ATM này mà lắp RCD có độ nhạy cao thì sẽ không có chuyện đáng tiếc xảy ra, vậy trong trường hợp này dòng rò càng thấp càng tốt ...
Còn trong trường hợp khác nhiều khi chuyện dòng rò quá nhậy cũng không hay lắm, một thiết bị tải đang hoạt động tốt trong điều kiện bình thường, khi trời mưa hay bị nhiễm nước, tuy chưa đến mức nghiêm trọng lắm, nhưng do tải này được trang bị RCD loại nhạy thì lập tức trong trường hợp này nó sẽ tác động ngay vì thế phải chọn loại có dòng rò cao hơn thì mới phù hợp .
DKH
-
The Following 25 Users Say Thank You to Dang Ky Hai For This Useful Post:
-
26-04-2010, 22:13 #7
Tôi quên hỏi anh là " Hiện tại lắp đặt điện trong các tòa nhà sử dụng loại 30mA là cũng nhứt đầu lắm đấy ....hichic"
Anh cho tôi biết cụ thể nhé
Trang bị điện cho một ngôi nhà thì quan trọng nhất là máy mước nóng, cái này nên sử dụng loại nhạy nhất ( 10mA ), bơm nước nếu từ giếng khoan thì có thể 100mA trở lên, tủ lạnh, bàn là, máy vi tính, TV... có thể là 30mA ... còn CB tổng nên lắp loại 300mA trở lên
DKH
-
The Following 14 Users Say Thank You to Dang Ky Hai For This Useful Post:
-
27-04-2010, 10:35 #8
Bác Hải Heni lại giới thiệu sản phẩm rồi. Đây là vấn đề kỹ thuật, mà bác cứ giới thiệu, nhân đây tôi xin nói luôn, trên thị trường các loại chống giật bán chạy nhất như sau:
-LS / Schneider / Panasonic / Siemens
Eaton mua lại Moller, Moller thực ra trước đây cũng không sản xuất nổi ACB mà nhờ Siemens sản xuất. Theo tôi biết Moller cũng là sản phẩm tốt, nếu đúng là chế tạo tại Tây Âu. Còn nếu tại Đông Âu cũng không khác gì hàng từ TQ.
Chẳng lẽ tôi phải chỉ ra rằng cái "uy tín " mà bác nói không xuất hiện ở trong bất cứ gói thầu nào tại VN!!! Vấn đề là các bác thích lồng ghép việc bán hàng vào trongn tư vấn kỹ thuật.
Tính tôi thích nói thẳng, mong các bác thông cảm, tuy nhiên đã nói là nói thật.
-
The Following 15 Users Say Thank You to Son Nguyen For This Useful Post:
-
27-04-2010, 11:23 #9
Chào bác chủ thớt, bác Hải nói bên đ1o có nhập loại 10mA thì thật sự bác nên dùng, vì tôi biết là rất an toàn cho con người.
Tuy nhiên độ nhạy thấp, tức là giá đắt hơn, và sẽ rất nhạy cảm, c1o thể cắt liên tục. Đó cũng là lý do tại sao Điện lực không thể lắp chống giật tại cột điện cho từng nhà dân, vì hệ thống điện có thể rò rỉ và không sử dụng được do bị cắt liên tục.
Với mức giá đó hoàn toàn không đắt, nếu xuất xứ từ Tây Âu ( có ghi nơi chế tạo trên sản phẩm), ngoài Tây Âu ra, với mức giá đó là quá đắt.
Loại thông thường 30mA trên thị trường vào khoảng 300,000-600,000 VND tùy hãng ( không thể hiện chất lượng tại mức giá, vì có thể đắt do nhiều kênh thương mại, hi!).
-
The Following 7 Users Say Thank You to Son Nguyen For This Useful Post:
-
24-07-2010, 08:07 #10
ELCB : Earth leakage circuit breaker (CB ngắt dòng rò)
ELCB (Earth leakage circuit breaker) thường được gọi tên theo các thói quen khác nhau là "Rơ le bảo vệ chạm đất", aptomat “chống giật”, “cầu dao chống giật”. ELCB là loại thiết bị làm việc trên nguyên tắc phát hiện sự chênh lệch dòng điện đi và về để có thể ngắt phía nguồn tiêu thụ nếu có sự chênh lệch giữa chúng. ELCB được dùng để bảo vệ an toàn cho lưới điện quan trọng hơn là sự an toàn của con nguời đối với các nguy cơ bị "điện giật". Vì gia đình tôi có hai đứa con trai rất nghịch ngợm, lại đang ở trong lứa tuổi dễ bị tổn thương do điện (lứa tuổi từ 1 đến 5), nên ngay từ khi chúng bắt đầu biết nghịch ngợm thì tôi phải lắp đặt các ELCB vào mạng điện gia đình. Lắp đặt thiết bị này là điều mà tôi khuyên bạn thực hiện để an toàn hơn cho con người, thiết bị và tài sản để hạn chế các rủi ro do điện lưới gây ra.
Trước tiên thì tôi cũng giải thích một chút về tại sao lại có sự “giật” khi mỗi người chạm vào điện. Rất nhiều người chỉ hiểu rằng nếu sờ vào điện lưới dân dụng thì sẽ bị giật hoặc nguy hiểm đến tính mạng, nhưng không hiểu nguyên nhân gây ra sự giật này.
Khi một dòng điện với cường độ đủ lớn đi qua người thì sẽ tạo ra cảm giác bị "điện giật". Tuỳ theo từng trường hợp, lứa tuổi mà mức độ ảnh hưởng của điện đối với cơ thể con người là khác nhau nhưng nói chung là đều gây ra có hại (tất nhiên cũng có các phương pháp điều trị bằng điện, ví dụ châm cứu điện ở các dòng điện cường độ thấp) hoặc có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.
Bảng bên phải là mức độ ảnh hưởng của dòng điện lên cơ thể con người. Cũng trong bài viết này thì tác giả đã đánh giá rằng với tham số lưới điện 50 Hz ở Việt Nam thì dòng điện truyền qua người vào khoảng 40-50 mA là đã đủ gây nguy hiểm chết người.
Dòng điện (mA)2 ¸ 3Hiện tượng
Ngón tay tê mạnh
5 ¸ 7
Bắp thịt co lại
8 ¸ 10
Đau, khó rời vật mang điện
20 ¸ 25
Khó thở, tay không rời được
50 ¸ 80
Thở tê liệt, tim đập mạnh
90 ¸ 100
Thở tê liệt, nếu t >3s thì tim ngừng đập
Ghi chú: Bảng theo nguồn chú thích 3HELLO
-
The Following 25 Users Say Thank You to nhockid For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - cho e hỏi về elcb của ls
Bởi magician4869 trong diễn đàn Thiết bị đóng cắt và đo lườngTrả lời: 3Bài cuối: 11-08-2015, 14:54 -
Trợ giúp - cách đấu dây và hoạt động của ELCB của LS
Bởi tringoc992 trong diễn đàn Thiết bị đóng cắt và đo lườngTrả lời: 8Bài cuối: 09-05-2014, 22:30 -
Trợ giúp - xin trợ giúp về ELCB
Bởi timgirlzam trong diễn đàn Thiết bị điện gia dụngTrả lời: 0Bài cuối: 12-12-2013, 21:29 -
Rò rỉ điện và thông tin về thiết bị ELCB.
Bởi thohaithoxuan trong diễn đàn AN TOÀN LAO ĐỘNGTrả lời: 10Bài cuối: 19-12-2012, 23:19 -
Thảo luận - Nên Lắp ELCB hay Không??
Bởi mrlam8888 trong diễn đàn Thiết bị đóng cắt và đo lườngTrả lời: 2Bài cuối: 21-09-2011, 08:30