Kết quả 1 đến 10 của 175
-
17-04-2010, 07:28 #1
Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
Đối với động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc thì dây quấn stato nối sao hoặc tam giác còn dây quấn roto nối sao, mình hỏi là thực tế bên roto là 1 cục sắt thành 1 khối như vậy thì mình có thấy cách mắc dây quấn roto là hình sao đâu.
Câu hỏi thứ 2 : khi từ thông trong cuộn stato mắc vòng sang dây quấn roto thì sinh ra dòng điện cảm ứng, dòng điện này bên roto đi đâu vì mình thấy roto đâu có mắc ra tải nào đâu, dòng này tiêu tán đi bằng cách nào. Với lại nó có liên quan gì tới vòng ngắn mạch không, bạn nào hiểu rõ vòng ngắn mạch nói cho mình hay. thank nhiều-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Mạch khởi động động cơ
- Tổng hợp: Vẽ sơ đồ trãi và quấn dây động cơ
- Chú Nguyễn Văn Thơm - điện dân dụng
- cách đấu dây động cơ quạt có 5 đầu dây .
- Tổng hợp: động cơ ba pha chạy ở lưới điện 1 pha
- động cơ một pha
- Tổng hợp: Các lưu ý trong mạch sao- tam giác
- Tổng hợp: 1001 thắc mắc của người tiêu dùng về Động cơ- máy bơm nước.
- công thức tính dòng điện cho động cơ 3 pha
- Khác biệt giữa roto dây quấn và roto lồng sóc ?
- Tổng hợp: các vấn đề liên quan đến 6 đầu dây của động cơ 3 pha
- Tổng hợp: Phanh- Hãm động cơ
- Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- Động cơ đồng bộ: cách nhận biết? Ưu điểm? Ứng dụng?
- Tổng hợp: Thắc mắc về DÒNG ĐIỆN của động cơ
-
The Following 5 Users Say Thank You to vanminh_bkevn For This Useful Post:
-
-
17-04-2010, 09:33 #2
Chào bạn.
Động cơ không đồng bộ có thể chia thành 2 loại theo cấu trúc rotor: rotor lồng sóc và rotor dây quấn.
Câu 1:
Với động cơ rotor dây quấn thì rotor là một khối sắt (thực ra là một khối gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép với nhau) trên đó quấn dây như stator vậy, khi đó thì các dây quấn này 1 đầu được nối với nhau trong động cơ, một đầu được đưa ra ngoài bằng bộ vành góp, tùy theo yêu cầu mà người ta nối với điện trở phụ bên ngoài hoặc nối ngắn mạch luôn với nhau.
Cái mà bạn hỏi là động cơ rotor lồng sóc. Loại này thì rotor là một khối sắt (như trên) nhưng không có dây quấn mà có các thanh nhôm được đặt trong rãnh rotor, các thanh được nối ngắn mạch với nhau ở 2 đầu (hay gọi là vòng ngắn mạch phải không nhỉ? mình không quen từ này).
Hình ảnh về rotor lồng sóc:
Lá thép của rotor và stator:
Các thanh nhôm được gắn trên rotor (thành dạng "cái lồng nhốt con sóc" nên gọi là "lồng sóc"):
Câu 2:
Bạn hỏi dòng này "đi đâu?" :D Dòng điện "đi" được khi có mạch kín.
Đối với động cơ rotor dây quấn, để động cơ hoạt động được, tức là để dòng điện "đi" được ấy ạ, thì cần nối các đầu dây ở ngoài với các điện trở phụ hoặc nối ngắn mạch luôn với nhau để tạo thành mạch kín.
Đối với động cơ rotor lồng sóc, cả 2 đầu thanh dẫn đều đã được nối với nhau (bằng cái vòng ngắn mạch) nên đã có mạch kín, dòng điện chạy trong đó.
Bạn hỏi dòng này tiêu tán ở đâu?
Dòng điện rotor có nhiệm vụ từ hóa rotor, tức là sinh ra từ trường cho rotor, phần lớn dòng điện dùng cho việc này. Một phần dòng điện tiêu tán trên điện trở của dây quấn (thanh dẫn), đây là tổn hao đồng.
Với rotor dây quấn, nếu ta nối dây quấn rotor với điện trở ngoài thì dòng điện sẽ tiêu tán trên cả điện trở ngoài này nữa, đây là cách điều khiển tổn hao, tức là vứt bớt năng lượng đi, cách này rất không kinh tế, lãng phí nên hiện nay không dùng.
-
The Following 51 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:
abc_dcm,anhbomnvq,automatic class,baoloc.nguyen,bkrobttc,catdien,chuthoongvimaru,daiminh01,fbaduc,firefly173,haild90,hauthietke,hoanglam,hoanglyst,huu_thang_pro,i_afternoon,kalmarv,khanhcoi88,lebinhminh,lytieulong8585,minhwilliam,minimizehg,ngoctruongka,nguyen tan bao,nguyenduytuan,nguyen_ho1985,nhutdcn,nnchinh89vn,nomizuha,nttrung,phamdatkt3,phamthanh,quangphuong05,quydo297,ruoitrau,sonht2,SươngMùMẫuSơn,thanh phong,thoelectric,thuyghe,toancos40,toivanselatoi,tranvancuong010,tronghuan,Trumvosan,trungelctric,trunggatay,tsunami8x,vanminh_bkevn,vuducquynhhd92,VVU909
-
17-04-2010, 10:09 #3
Cho mình hỏi thêm: Vậy là vòng ngắn mạch làm nhiệm vụ tạo mạch kín còn có nhiệm vụ nào khác nữa không.
câu hỏi 3 : Các rãnh trên roto lồng sóc thường thiết kế là rãnh nghiêng vậy nó có tác dụng j , theo mình đc biết nó có tác dụng loại chấn động, tiếng ồn, giảm tổn thất năng lượng do sóng hài gây ra. vậy còn nhiệm vụ nào khác nữa không.
Câu 4: Dòng đi vào dây quấn ở stato là dòng 1 chiều phải không?
Câu 5: Khe hở ở giữa stato và roto có những nhiệm vụ j . Mình đọc trong 1 cuốn sách nó có ghi thế này : " Momen quay khởi động của roto cảm ứng gần như tỉ lệ nghịch với điện kháng rò của roto- stato. Tiện nhỏ vừa phải đường kính ngoài của roto vừa phải sẽ làm tăng khe hở kk--> giảm điện kháng rò, momen khởi động tăng". Mình vẫn chưa hiểu điện kháng rò giữa roto và stato là cái nào, với lại mối quan hệ giữa momen và điện kháng rò theo công thức nào ?
-
The Following 5 Users Say Thank You to vanminh_bkevn For This Useful Post:
-
17-04-2010, 11:05 #4
Trả lời bạn tiếp:
Vòng ngắn mạch chỉ có cái nhiệm vụ đó thôi.
Câu 3:
Các rãnh trên rotor được thiết kế nghiêng để giảm các sóng hài bậc cao (hình như chỉ giảm được các bậc lẻ). Chi tiết vấn đề này nếu mình nhớ không nhầm đã được thảo luận ở một topic khác, Cô nhóc đã giải thích thì phải.
Câu 4:
Không hiểu sao bạn lại có câu hỏi này. Dòng điện trong động cơ không đồng bộ luôn là dòng xoay chiều, thậm chí cả ở động cơ một chiều cũng thế (không kể dòng kích từ nhé).
Câu 5:
Thế theo bạn nếu không có khe hở tức là dính sát vào nhau thì cái rotor nó có quay được không?
Khi từ trường đi từ stator sang rotor nó phải đi qua khe hở không khí và sẽ có một phần bị "rò" (ngoài Bắc mình gọi là tản) đi mất, người ta sử dụng khái niệm "điện kháng rò (tản)" để đặc trưng cho sự mất mát này.
Mình không nghĩ rằng tăng khe hở không khí sẽ làm giảm điện kháng rò, tăng mômen khởi động, theo mình điều ngược lại mới đúng. Bạn đọc lại xem có nhầm không?
-
The Following 13 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:
-
17-04-2010, 13:44 #5
Em nghĩ rằng khe hở không khí nhỏ thì điện kháng tản tạp sẽ tăng dẫn đến công suất điện từ của máy điện giảm xuống,còn Mômen khởi động tỉ lệ nghịch với điện kháng vì vậy cũng sẽ giảm.
-
The Following 2 Users Say Thank You to SươngMùMẫuSơn For This Useful Post:
-
17-04-2010, 14:18 #6
khe hở không khí giữa stato và roto nhỏ để hạn chế lấy dòng từ hóa của lưới vào. để nâng cao hệ số công suất của máy lên. thường khe hở ở khoảng 0.2-1 mm
-
The Following 3 Users Say Thank You to cuibap_2009 For This Useful Post:
-
17-04-2010, 14:56 #7
Câu 4 : mình hỏi vậy là có lý do mình không hiểu : Động cơ không đồng bộ là động cơ mà tốc độ từ trường quay (n1) nhỏ hơn tốc độ của roto, mình đọc sách nó bảo là điều đó không xảy ra vì nếu khi n1>n thì không có sự chuyển động tương đối giữa roto và và từ trường của stato, do đó sẽ không có dòng điện cảm ứng suất hiện trong roto, điều đó có nghĩa là từ trường không biến thiên theo thời gian trong trường hợp này . Mà từ trường không biến thiên theo thời gian thì chỉ có dòng 1 chiều trong dây quấn stato. Mình suy luận như vậy không biết có đúng không
Sửa lần cuối bởi Tiểu Thư Kiêu Kỳ; 18-04-2010 lúc 15:20. Lý do: edit bổ xung
-
The Following 3 Users Say Thank You to vanminh_bkevn For This Useful Post:
-
17-04-2010, 16:21 #8
Thực ra trong roto của động cơ không đồng bộ thì vẫn có từ trường biến thiên,tuy nhiên rất bé vì hệ số trượt s giữa roto và từ trường quay stato tương đối bé.Còn nếu mà tốc độ quay roto n=n1 thì nó lại là máy điện đồng bộ rồi,lúc đó cần phải có dòng điện 1 chiều kích từ ở roto thì đông cơ mới quay được,và từ trường trong roto lúc này chính xác là từ trường không biến thiên.Bạn đang hỏi về động cơ không đồng bộ mà,còn từ trường trong stato lúc nào chả là từ trường quay vì đặt hệ thống dòng 3 pha đối xứng lên nó mà.
-
The Following 3 Users Say Thank You to SươngMùMẫuSơn For This Useful Post:
-
17-04-2010, 17:53 #9
-
The Following 4 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:
-
17-04-2010, 21:22 #10
-
The Following 2 Users Say Thank You to anhelectrical06 For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Thảo luận - Khác biệt giữa roto dây quấn và roto lồng sóc ?
Bởi nhockid trong diễn đàn Động cơ điệnTrả lời: 114Bài cuối: 29-01-2023, 20:24 -
Trợ giúp - sơ đồ động cơ điện 3 pha roto lồng sóc 3 cấp tốc độ
Bởi duytandienk11 trong diễn đàn Động cơ điệnTrả lời: 2Bài cuối: 15-04-2014, 21:53 -
Thảo luận - động cơ roto lồng sóc
Bởi duytandienk11 trong diễn đàn Máy biến áp, máy biến dòngTrả lời: 1Bài cuối: 15-04-2014, 10:15 -
Trợ giúp - Chọn CB cho đóng cắt động cơ roto lồng sóc không đồng bộ 3 pha
Bởi th037 trong diễn đàn Thiết bị đóng cắt và đo lườngTrả lời: 21Bài cuối: 17-12-2011, 10:25 -
Trợ giúp - roto lồng sóc: dòng điện cảm ứng trong roto chỉ có nhiệm vụ tạo ra từ trường quay thôi hay sao?
Bởi thanhphat-bk trong diễn đàn Động cơ điệnTrả lời: 11Bài cuối: 26-04-2010, 13:03