• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 8 1234 ... CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 74
    1. #1
      Tham gia
      21-07-2009
      Bài viết
      105
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 174 lần, trong 62 bài

      Smile Tham khảo ý kiến về PLC

      Chào các bạn, đề tài PLC luôn là một trong những đề tài nóng bỏng của tất cả các trang web chuyên ngành Điện. Tuy nhiên, các đề tài thảo luận thông thường lại không có tính kế thừa để phát triển mà thường bị lập đi lập lại nhiều lần một vấn đề do đó làm cho mọi người mới tìm hiểu, đã biết,... sẽ mất khá nhiều thời gian để theo dỏi và tìm hiểu thông tin.
      Với mục đích cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa những người đi trước và những bạn đang còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như những bạn muốn tìm hiểu về PLC để xây dựng một cấu trúc phù hợp cho việc tìm hiểu đề tài này.

      * Ý tưởng ban đầu: trong phần PLC nên phân loại
      - Phần ngôn ngữ lập trình
      - Phần cứng của PLC và các thiết bị ngoại vi.
      - Phần bài tập ứng dụng (tương ứng với từng phần lý thuyết)
      - Phần thảo luận kinh nghiệm thực tế & hỏi đáp thắc mắc.
      ....
      Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn !

      Các đề tài liên quan:
      Nội dung cơ bản về PLC: http://webdien.com/d/showthread.php?t=29

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:


    2. The Following 6 Users Say Thank You to viethuong For This Useful Post:


    3. #2
      Tham gia
      26-01-2010
      Bài viết
      54
      Cảm ơn
      41
      Được cảm ơn 25 lần, trong 19 bài

      Mặc định

      Em thì chưa được học PLC nhưng cũng mạo muội nghĩ thế này,có gì sai sót mong các anh bỏ quá.Theo em Phần cứng của PLC và các thiết bị ngoại vi rất là quan trọng đối với những người mới bắt đầu học như bọn em-những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường .Nếu ta không biết cách lắp đặt cảm biến với PLC thì chẳng bao giờ có thể nhận được tín hiệu bên ngoài đưa vào cho PLC. Nếu ta không biết cách lắp đặt thiết bị chấp hành với ngõ ra của PLC thì cũng chẳng bao giờ có thể điều khiển được thiết bị.Rồi thì lắp đặt thiết bị hiển thị,lập trình để còn điều khiển,giám sát hệ thống nữa chứ.Mà những cái này thì hầu như các trường đều không chú trọng.Vì vậy mà rất cần sự trợ giúp của các anh đã đi làm thực tế.

    4. #3
      Tham gia
      23-09-2008
      Bài viết
      253
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 738 lần, trong 184 bài

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi viethuong Xem bài viết
      Chào các bạn, đề tài PLC luôn là một trong những đề tài nóng bỏng của tất cả các trang web chuyên ngành Điện. Tuy nhiên, các đề tài thảo luận thông thường lại không có tính kế thừa để phát triển mà thường bị lập đi lập lại nhiều lần một vấn đề do đó làm cho mọi người mới tìm hiểu, đã biết,... sẽ mất khá nhiều thời gian để theo dỏi và tìm hiểu thông tin.
      Với mục đích cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa những người đi trước và những bạn đang còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như những bạn muốn tìm hiểu về PLC để xây dựng một cấu trúc phù hợp cho việc tìm hiểu đề tài này.

      * Ý tưởng ban đầu: trong phần PLC nên phân loại
      - Phần ngôn ngữ lập trình
      - Phần cứng của PLC và các thiết bị ngoại vi.
      - Phần bài tập ứng dụng (tương ứng với từng phần lý thuyết)
      - Phần thảo luận kinh nghiệm thực tế & hỏi đáp thắc mắc.
      ....
      Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn !
      Theo tôi, PLC là ngành lớn. Nó là đại diện cụ thể cho việc tự động hóa công nghiệp. Vì thế nói về nó chỉ đơn giản như bạn nói cũng không đủ đâu. Hiện tại những vấn đề bạn nêu ra chỉ là những ứng dụng rất nhỉ thôi. Để hiểu được PLC thế nào, cũng giống như bên phần mềm máy tính họ đã làm thì các bước sẽ làm theo như sau:
      - Bước 1: Yêu cầu cụ thể của khách hàng. Cần phải tìm hiểu yêu cầu khách hàng, càng cụ thể càng tốt.
      - Bước 2: Phân tích yêu cầu của khách hàng để lập ra các bước cụ thể. Đây là giai đoạn phân tích các yêu cầu cụ thể của khách hàng thành các khối có những tác vụ khác nhau cấu thành một hệ thống xử lý cụ thể. Nói vấn đề này ở tầm vĩ mô nghe rất khó hiểu nhưng có lẽ không có từ nào dễ tả phù hợp hơn. Đây là quá trình quy trình hóa (process) các yêu cầu.
      - Bước 3: Sau khi đã có các process cụ thể thì sẽ có quá trình phân tích thiết kế giải thuật điều khiển. Quá trình này sẽ giúp chọn ra được cấu hình PLC, giải thuật lập trình cho PLC
      - Bước 4: Code hóa. Đây chính là quá trình lập trình cho PLC hoạt động.
      - Bước 5: Testing and Commissioning, quá trình kiểm tra và chạy thử toàn bộ hệ thống PLC xem có phù hợp trên thự tế hay không! Trong quá trình này, mọi lập trình, mọi sai sót phải được ghi nhận lại để có những cải tiến về sau.
      Nói về các bước lớn để hình thành một hệ thống vận hành không nhằm mục đích gì. Cốt yếu vẫn là để các bạn nhìn nhận một điểm là PLC không phải chỉ có lập trình và cho chạy nó. Nó là cả một quá trình dài và đúc kết kinh nghiệm, cải tiến để hoàn thiện bản thiết kế hơn. Cái quan trọng là bạn phải có tầm nhìn chiến lược cho hệ thống và khi đó sản phẩm của bạn sẽ hoàn thiện và thu hút nhiều khách hàng hơn.
      Tất nhiên, việc luyện tập PLC qua các bài tập nhỏ là quan trọng nhưng trên hết, bạn phải có tầm nhìn về tự động hóa cao hơn thì mới có thể nắm bắt hệ thống và thiết kể hệ thống một cách hoàn chỉnh và hữu ích.

    5. The Following 8 Users Say Thank You to nguyenledung For This Useful Post:


    6. #4
      Tham gia
      21-07-2009
      Bài viết
      105
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 174 lần, trong 62 bài

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi nguyenledung Xem bài viết
      Theo tôi, PLC là ngành lớn. Nó là đại diện cụ thể cho việc tự động hóa công nghiệp. Vì thế nói về nó chỉ đơn giản như bạn nói cũng không đủ đâu. Hiện tại những vấn đề bạn nêu ra chỉ là những ứng dụng rất nhỉ thôi. Để hiểu được PLC thế nào, cũng giống như bên phần mềm máy tính họ đã làm thì các bước sẽ làm theo như sau:
      - Bước 1: Yêu cầu cụ thể của khách hàng. Cần phải tìm hiểu yêu cầu khách hàng, càng cụ thể càng tốt.
      - Bước 2: Phân tích yêu cầu của khách hàng để lập ra các bước cụ thể. Đây là giai đoạn phân tích các yêu cầu cụ thể của khách hàng thành các khối có những tác vụ khác nhau cấu thành một hệ thống xử lý cụ thể. Nói vấn đề này ở tầm vĩ mô nghe rất khó hiểu nhưng có lẽ không có từ nào dễ tả phù hợp hơn. Đây là quá trình quy trình hóa (process) các yêu cầu.
      - Bước 3: Sau khi đã có các process cụ thể thì sẽ có quá trình phân tích thiết kế giải thuật điều khiển. Quá trình này sẽ giúp chọn ra được cấu hình PLC, giải thuật lập trình cho PLC
      - Bước 4: Code hóa. Đây chính là quá trình lập trình cho PLC hoạt động.
      - Bước 5: Testing and Commissioning, quá trình kiểm tra và chạy thử toàn bộ hệ thống PLC xem có phù hợp trên thự tế hay không! Trong quá trình này, mọi lập trình, mọi sai sót phải được ghi nhận lại để có những cải tiến về sau.
      Nói về các bước lớn để hình thành một hệ thống vận hành không nhằm mục đích gì. Cốt yếu vẫn là để các bạn nhìn nhận một điểm là PLC không phải chỉ có lập trình và cho chạy nó. Nó là cả một quá trình dài và đúc kết kinh nghiệm, cải tiến để hoàn thiện bản thiết kế hơn. Cái quan trọng là bạn phải có tầm nhìn chiến lược cho hệ thống và khi đó sản phẩm của bạn sẽ hoàn thiện và thu hút nhiều khách hàng hơn.
      Tất nhiên, việc luyện tập PLC qua các bài tập nhỏ là quan trọng nhưng trên hết, bạn phải có tầm nhìn về tự động hóa cao hơn thì mới có thể nắm bắt hệ thống và thiết kể hệ thống một cách hoàn chỉnh và hữu ích.
      - Có thể bạn suy nghĩ quá cao siêu nên không hiểu được ý tôi.
      - Cái tôi đang nói chỉ là xây dựng một cấu trúc để mọi người tham gia dễ dàng tìm hiểu, chia sẻ thông tin về PLC mà đặc biệt là xây dựng tính kế thừa.
      - Cái bạn đang nói hình như là đề cập đến vấn đề phân tích, triển khai dự án gì gì đó !? không biết có đúng không?
      - Theo quan điểm tôi thì phải học đi rồi hãy học chạy. Do đó, việc đề cập đến xây dựng, triển khai, thực hiện một dự án là chưa phải lúc.
      - Tuy nhiên, vấn đề bạn nêu lên chắc chắn sẽ là một đề tài khá thú vị nếu để ở phần "Phần thảo luận kinh nghiệm thực tế & hỏi đáp thắc mắc".
      @ SươngMùMẫuĐơn: Cái bạn đang nói luôn là vấn đề khó khăn của bất kỳ ai khi mới bắt đầu tìm hiểu một cái mới. Vì vậy, trong phần bố cục mình có chia "Phần cứng của PLC và các thiết bị ngoại vi". Nắm được cái này có thể tư vấn bán hàng và kiếm được tiền. Hihi
      @ All: Trong phần bố cục trên thì các bạn góp ý xem có cần thêm hay bỏ bớt phần nào không ? Phần tham khảo này chúng ta cũng nên thống nhất sớm để bắt đầu bắt tay vào thực hiện.

    7. The Following 4 Users Say Thank You to viethuong For This Useful Post:


    8. #5
      Tham gia
      29-10-2008
      Địa chỉ
      HCM
      Bài viết
      180
      Cảm ơn
      59
      Được cảm ơn 189 lần, trong 70 bài

      Mặc định

      Hi các bác,

      Có thể bổ sung thêm 1 phần nữa là mạng PLC (ko chỉ là PLC liên lạc PLC mà cả vấn đề PLC liên lạc các thiết bị khác)

      Phần ngôn ngữ lập trình thì mình ủng hộ sử dụng LAD, đây là ngôn ngữ dễ hiểu nhất và bất kỳ PLC nào cũng hỗ trợ (còn chi tiết các lệnh thì tùy theo PLC mà đọc manual), và mỗi hãng PLC sẽ có thêm một vài hình thức lập trình khác.

      2 phần mình thấy quan trọng là "Phần cứng và thiết bị ngoại vi" + "hỏi đáp kinh nghiệm thực tế"

      PLC là món mì ăn liền của dân kỹ thuật , tùy cấp độ sử dụng mà ta chọn loại mì kí hay mì ly cao cấp, hì hì.

      Còn tiếp cận ban đầu với PLC thì nên bắt đầu từ cấu trúc phần cứng, cách định địa chỉ, cách xử lí analog, cách xử lí Highspeed counter, pulse out,... + làm các bài toán ứng dụng cơ bản (1 chtrình PLC cho 1 dự án cụ thể là tổ hợp các bài toán cơ bản)

    9. The Following 4 Users Say Thank You to ndnndn For This Useful Post:


    10. #6
      Tham gia
      08-04-2010
      Địa chỉ
      BinhDinh
      Bài viết
      247
      Cảm ơn
      31
      Được cảm ơn 181 lần, trong 96 bài

      Mặc định

      hay quá hay quá,
      Bác ndnndn hôm nào chỉ em về highspeed counter với nhé, với lại là pulse output nữa, em chĩ vọc lý thuyết + demo sơ sơ thôi, chưa có kinh nghiệm thực tế, bác là ông tổ của cái này pk? hêhe.

      Với lại cho em góp thêm 1 ý kiến nữa là với những người mới bắt đầu chọn PLC để làm cho dự án của mình:
      - Phải dự phòng cho số I/O thực tế của mình -> đề phòng trường hợp sau này phát sinh -> phát sinh là chắc chắn luôn
      - Chọn bộ nhớ PLC --> Xem lại yêu cầu thuật toán của mình ntn? có quá rắc rối hay ko? để mà chọn bộ nhớ PLC cho phù hợp. cái này quan trọng lắm ah nha, Nếu mà bộ nhớ PLC không đủ thì chỉ còn cách tối ưu hóa chương trình --> cái này hơi khó đó -->cách cuối cùng là phải thay PLC thôi heheehhe. cái này em đã đụng rồi, tối ưu hóa chương trình gần chết luôn. Thường thường thì các PLC có bộ nhớ là 2K, 4K, 8K, 16K, 64K ...
      - Để ý độ phân giải của module Analog của PLC, nếu chọn tín hiệu Analog cần có độ phân giải cao mà chọn các loại PLC loại rẻ tiền thì pó phép, sai số ác liệt luôn. độ phân giải PLC thường là 8bit, 12bit, 16bit, 32bit, .... độ phân giải càng cao thì PLC càng mắc tiền.
      - Nếu yêu cầu dùng highspeed counter thì để ý tần số max 1kHz, 2kHz, 5kHz, 10kHz, 100kHz ...

    11. The Following 4 Users Say Thank You to johny For This Useful Post:


    12. #7
      Tham gia
      29-10-2008
      Địa chỉ
      HCM
      Bài viết
      180
      Cảm ơn
      59
      Được cảm ơn 189 lần, trong 70 bài

      Talking

      Trích dẫn Gửi bởi johny Xem bài viết
      hay quá hay quá,
      Bác ndnndn hôm nào chỉ em về highspeed counter với nhé, với lại là pulse output nữa, em chĩ vọc lý thuyết + demo sơ sơ thôi, chưa có kinh nghiệm thực tế, bác là ông tổ của cái này pk? hêhe.

      Với lại cho em góp thêm 1 ý kiến nữa là với những người mới bắt đầu chọn PLC để làm cho dự án của mình:
      - Phải dự phòng cho số I/O thực tế của mình -> đề phòng trường hợp sau này phát sinh -> phát sinh là chắc chắn luôn
      - Chọn bộ nhớ PLC --> Xem lại yêu cầu thuật toán của mình ntn? có quá rắc rối hay ko? để mà chọn bộ nhớ PLC cho phù hợp. cái này quan trọng lắm ah nha, Nếu mà bộ nhớ PLC không đủ thì chỉ còn cách tối ưu hóa chương trình --> cái này hơi khó đó -->cách cuối cùng là phải thay PLC thôi heheehhe. cái này em đã đụng rồi, tối ưu hóa chương trình gần chết luôn. Thường thường thì các PLC có bộ nhớ là 2K, 4K, 8K, 16K, 64K ...
      - Để ý độ phân giải của module Analog của PLC, nếu chọn tín hiệu Analog cần có độ phân giải cao mà chọn các loại PLC loại rẻ tiền thì pó phép, sai số ác liệt luôn. độ phân giải PLC thường là 8bit, 12bit, 16bit, 32bit, .... độ phân giải càng cao thì PLC càng mắc tiền.
      - Nếu yêu cầu dùng highspeed counter thì để ý tần số max 1kHz, 2kHz, 5kHz, 10kHz, 100kHz ...
      Ây da, chú Johny đưa anh lên cao vậy, nguy hiêm lắm, chấn thương như chơi

      Mấy vấn đề Johny nêu thêm thì mình nghĩ là thuộc phần hỏi đáp kinh nghiệm, thực sự với một dự án mà giao cho người mới hoàn toàn và vừa tiếp xúc PLC thì luôn có 1 người kiểm tra nên ko đáng lo lắm.
      - vấn đề dự phòng thì phải nói là mỗi dự án mỗi kiểu, đối với quan điểm kỹ thuật thì mình sẽ chọn dự phòng đủ cho nhu cầu có thể phát sinh sau này, nhưng vấn đề là chủ đầu tư mới là người quyết định có dự phòng hay ko hay là cứ đến đâu thì thêm đến đó.
      - chọn bộ nhớ thì đúng là đối với những máy công cụ hay những dự án đòi hỏi quy trình phức tạp thì cần bộ nhớ và khả năng PLC (số lệnh và loại lệnh hỗ trợ,...) đủ để thực hiện, nhưng nếu có đủ thời gian để lập trình demo thử thì việc chọn bộ nhớ ko khó lắm (nói chung là dự án nào ít tiền mà yêu cầu cao thì a e phải tốn năng lượng cho nơron rất nhiều )
      - độ phân giải analog thì đúng là cần để ý, nhưng vấn đề cần chú ý ở đây là cần chọn độ phân giải phù hợp với yêu cầu dự án chứ ko phải là thiết bị đo đầu vào có độ phân giải 16 bit thì bắt buộc đầu vào PLC phải là 16 bit mà có khi chỉ 12 bit (món này là default, với loại như Logo, Zen, Click ... thì default là 8 bit) cũng đủ cho yêu cầu của dự án.
      - còn về Highspeed thì nếu cần tốc độ cao trong máy công cụ thì nên dùng module chuyên dụng (những module này hầu như ko cần lập trình mà là cài đặt thông số cho phù hợp với ứng dụng)

    13. The Following 2 Users Say Thank You to ndnndn For This Useful Post:


    14. #8
      Tham gia
      11-08-2010
      Bài viết
      3
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: Tham khảo ý kiến về PLC

      ý kiến bác chủ top hay quá....em thấy mình nên chia ra các mục riếng như ở các diễn đàn về di động ý.....(ví dụ có thể gổm các mục: tài liệu plc, lập trình plc, thiết bị phần cứng, kết nối plc, hỏi đáp, Chia sẻ kinh nghiệm, Thiết bị mới)các vấn đề sẽ tập trung và ít tản mạn hơn....cũng dễ cho mọi người bàn luận và tìm kiềm thông tin....

    15. #9
      Tham gia
      18-02-2009
      Bài viết
      129
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 81 lần, trong 41 bài

      Mặc định Ðề: Tham khảo ý kiến về PLC

      các bác cho em hỏi chút. trong nhà máy em có sử dụng rất nhiều PLC của các hãng khác nhau cho máy nhưng có 1 điều là bọn bán máy đa số nó không cấp cho mình phần mềm cũng như chương trình ( nó sợ bị lộ??? ). Nhưng mình thấy vô lý quá, vìi có một số máy CNC hàng triệu usd thì nó lại cấp cả quyển Ladder dầy. Ko có ladder mình thấy rất khó khi chuẩn đoán sự cố cho máy vì không hiểu đc đầu ra bị tcas động do đầu vào nào.
      - Vậy cho em hỏi khi em đi mua 1 bộ PLC ở ngoài thì họ có cấp đĩa phần mềm lập trình cho mình không????

    16. Những thành viên đã cảm ơn tvdhp vì bài viết hữu ích:


    17. #10
      Tham gia
      13-08-2008
      Bài viết
      319
      Cảm ơn
      43
      Được cảm ơn 148 lần, trong 102 bài

      Mặc định Ðề: Tham khảo ý kiến về PLC

      1 số phần mềm lập trình PLC phải mua licence nên chẳng ai cung cấp không cho bạn cả. nếu phần mềm free thì khi yêu cầu họ cũng mới cho.
      Còn với máy thì khác, do CNC là máy công cụ nên có thể nhà cung cấp máy sẽ cung cấp cho bạn 1 cuốn ladder chương trình của máy. còn với các máy móc khác thì chỉ khi bạn thỏa thuận mua chương trình họ sẽ bán cho!

    Trang 1 của 8 1234 ... CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Các Chủ đề tương tự

    1. Trợ giúp - Tài liệu tham khảo
      Bởi muaphudu_hdb trong diễn đàn Vận hành hệ thống điện
      Trả lời: 1
      Bài cuối: 06-03-2022, 21:22
    2. một số tài liệu tham khảo
      Bởi es44vn trong diễn đàn Các môn học cơ sở cho ngành điện
      Trả lời: 3
      Bài cuối: 21-11-2013, 22:20
    3. Cần xin tham khảo đồ án
      Bởi dontsmile9x trong diễn đàn ĐỒ ÁN - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
      Trả lời: 1
      Bài cuối: 11-05-2013, 22:29
    4. ai có ý định nhảy lầu tự tử thì vô đây tham khảo tí.
      Bởi nguyeninn trong diễn đàn GÓC CHÉM GIÓ
      Trả lời: 5
      Bài cuối: 11-07-2011, 10:18
    5. Trợ giúp - Xn/Rn...ai biết kô? Các tham số Xn,Rn này được cho trước hay phải tính toán?
      Bởi dark trong diễn đàn Động cơ điện
      Trả lời: 2
      Bài cuối: 04-08-2009, 18:13

    Tag của Chủ đề này

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016