Kết quả 1 đến 10 của 13
-
07-05-2010, 22:16 #1
đặt hệ thống tiếp địa thế nào cho hợp lý?
các bác tư vấn giúp em xem nên đặt hệ thống bãi tiếp địa làm sao cho hợp lý nhé!
Tòa nhà của em gồm 17 tầng cao 75m trong đó:
+ Tầng hầm 1: đặt tủ trung thế, tủ phân phối 0.4kV, máy biến áp, máy phát ....
cần nối đất chống sét cho 2 chống sét van hạ áp, 1 chống sét van trung áp
cấn nối đất làm việc cho trung tính 2 máy biến áp, 2 máy phát.
+ tầng 1: cần nối đất cho hệ thống chống sét của toàn tòa nhà (đầu thu sét đặt ở nóc tòa nhà)
tất cả các tầng đều có tủ điện và phải nối đất an toàn cho các tủ điện.
em không biết làm thế nào để thiết kế cá bãi tiếp địa cho hợp lý các bác giúp em với.-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Thiết kế M&E - topic của duongthi
- Hệ thống thanh dẫn điện Busway (Bus Duct) - Công nghệ mới thay thế cáp.
- tính sức chịu tải của dây điẹn
- Thảo Luận về Tiếp Địa công trình ... ( tùm lum về "tiếp địa")
- Lệnh bốc khối lượng trong cad
- [TỔNG HỢP] Bàn luận + Chia sẻ về các vấn đề của dân M&E
- M&E là gì ? Bạn biết gì về M&E ?
- Bản vẽ cấp điện m&e (phần ổ cắm - chiếu sáng -máy lạnh - trungking)
- Thảo luận về cách sử dụng AutoCad Electrical
- Hỏi về hệ số đồng thời
- Sự thật về loại Busduct CU contact của hãng Schneider
- Chia sẽ bản vẽ shop drawing và kinh nghiệm vẽ shop
- Thiết kế hệ thống điện nhẹ!
- Kinh nghiệm giám sát điện!
- Thiết Kế - Thi Công Hệ Thống Điện Nhẹ Trong Tòa Nhà - topic của IIS
trường sa - hoàng sa là máu thịt của việt nam
ĐTLH: 0164 3533 575
-
The Following 2 Users Say Thank You to giapty For This Useful Post:
-
-
08-05-2010, 09:58 #2
Bạn chưa làm nhà nhiều tầng hay sao mà bỡ ngỡ chuyện này thế. Thực ra, việc đặt bãi tiếp địa nhiều hay ít quan trọng nhất là chất lượng đất và hình dạng mảnh đất bạn có. Ý nghĩa của nó như sau:
- Bạn phải biết chính xác điện trở suất của đất công trình. Nếu không biết chính xác thì có thể suy ra từ địa phương mà công trình tọa lạc. Ví dụ công trình ở đồng bằng, công trình ở cao nguyên, miền núi,... (trong diễn đàn mình cũng có một topic giải thích về cách làm bãi tiếp địa theo từng vùng miền rồi! Bạn chịu khó tìm lại nó nhé)
- Hình dạng công trình giúp bạn quy hoạch các bãi tiếp địa dễ dàng. thông thường sẽ làm các bãi sau: tiếp địa trung áp hay tiếp địa cho hệ thống điện lực, tiếp địa an toàn (cho trung tính hạ thế, và tiếp địa cho các thiết bị điện khác), tiếp địa chống sét (bạn có thể kết hợp với cọc bê tông móng để làm tiếp địa chống sét theo TCXDVN 46-2007), và tiếp điện cho các hệ thống viễn thông, điện nhẹ.
- Bốn bãi tiếp địa không được liên quan với nhau tức là khoảng cách 2 cọc gần nhất của 2 bãi tiếp địa khác nhau phải lớn hơn 1,5 khoảng cách của 2 cọc tiếp địa của cùng 1 bãi (Thường 1 cọc có vùng tản là bằng 1/2 chiều dài cọc, ví dụ cọc dài 2.4 mét thì vùng tản sẽ là 1.2 mét nên khoảng cách 2 cọc trong cùng 1 bãi là 3 mét. Để tránh 2 bãi tiếp địa ảnh hưởng lên nhau thì vùng tản của 2 cọc gần nhất không giao với nhau. Nếu chọn 3 mét thì không an tâm lắm nên phải chọn khoảng cách dài hơn 1 chút là 1.5x3 = 4.5 mét)
- Về tiếp địa cho các tủ tầng thì bạn cứ kéo 1 trục dây từ bãi an toàn lên theo trục đứng rồi nối từng tủ điện vào sợi dây này mà thôi - Trong quy phạm thì cứ 100 mét là có tiếp địa lặp lại nên việc nối tiếp địa tủ theo kiểu này cũng đạt theo quy phạm rồi!Sửa lần cuối bởi nguyenledung; 08-05-2010 lúc 10:03.
-
The Following 5 Users Say Thank You to nguyenledung For This Useful Post:
-
08-05-2010, 21:42 #3
Bác Giapty còn đi học nên thắc mắc là phải rồi. em xin bổ sung ý kiến của bác Dũng, nối đất an toàn và nối đất làm việc, nối đất chống sét theo nguyên tắc là phải tách rời nhau, nhưng theo quy phạm thì nó vẫn có thể nối chung, nếu điện trở nối đất nhỏ hơn 1 ohm và vấn đề về chống cháy trong tòa nhà của bác phải được đảm bảo ( không có thiết bị dễ gây cháy nổ do xung sét).
theo tiêu chuẩn thì khoảng cách giữa 2 cọc tiếp địa phải lớn hơn 2 lần chiều dài cọc, nên 2 cọc bác có thể đóng cách nhau 4,5-5m"Có thực mới vực đựơc đạo"
Skype: combui_viahe
" Nhớ nhắn thanks nếu thấy bài trả lời hữu ích nhá"
-
The Following 6 Users Say Thank You to combui_viahe For This Useful Post:
-
09-05-2010, 00:18 #4
cám ơn các bác tất nhiều nhưng các bác có thể nói cho em biết là em nên đặt bãi tiếp địa ở đâu không ? vì các thiết bị đó nằm ở tầng hầm 1 cơ mà !.
giả sử nếu em đặt bãi tiếp địa chống sét ở tầng 1( cách mặt đất 0,8m) thì em nối cáp thoát sét cho các chống sét van trung áp và hạ áp( ở tầng hầm 1) lên bãi tiếp địa ở tầng 1 sao? làm như vậy liệu có sảy ra hiện tượng phóng điện ngược khi sét đánh vào cột thu sét của tòa nhà(đặt trên tầng mái) không?trường sa - hoàng sa là máu thịt của việt nam
ĐTLH: 0164 3533 575
-
Những thành viên đã cảm ơn giapty vì bài viết hữu ích:
-
09-05-2010, 09:30 #5
undefinedBãi tiếp địa là một trong các thiết bị về an toàn, do đó theo nguyên tắc nào đó, ngầm hiểu là phải đặt những chỗ mà chúng ta có thể kiểm tra được sau khi đã thi công xong. Việc đặt bãi tiếp địa trong khuôn viên tầng hầm là điều nên hạn chế vì rằng khi nền tầng hầm đã đổ xong, bạn không có cách nào kiểm tra cũng như cải tạo bãi tiếp địa sau này. Do đó, nếu khuôn viên nhà còn trống để thi công tiếp địa thì hãy đặt bãi tiếp địa ở tầng trệt, phía ngoài biên tầng hầm. Trường hợp bất khả kháng, không còn chỗ nào khác thì mới đặt bãi tiếp địa trong khôn viên tầng hầm. Lúc đó, có thể phải làm bãi tiếp địa thật tốt và phải tính toán trở tiếp xúc bãi tiếp địa nhỏ hơn và có 2 dây nối từ bãi tiếp địa lên điểm kiểm tra chẳng hạn!!!
-
Những thành viên đã cảm ơn nguyenledung vì bài viết hữu ích:
-
20-05-2010, 11:41 #6
Hơ hơ, nếu mình không đóng cọc mà khoan giếng thì thế nào nhỉ? Khi đó khoảng cách giữa hai bãi tiếp địa (đúng ra là hai giếng) được quy định thế nào? Chúng phải cách nhau bao nhiêu thì mới được cho là độc lập với nhau (giả sử giếng khoan sâu 30m). Các pác trả lời giúp em cái nhá.
-
Những thành viên đã cảm ơn p.thanhlam vì bài viết hữu ích:
-
20-05-2010, 12:25 #7
-
The Following 2 Users Say Thank You to nguyenledung For This Useful Post:
-
21-05-2010, 17:54 #8
Bác trả lời thế cũng không được vì khi đó khoảng cách giữa hai giếng lúc này là rất lớn > 60m
.
Em có một vài ngu kiến, các bác thử xem thế nào nhé.
Chúng ta không thể tính vùng tản khi khoan giếng theo cách mà chúng ta dùng để tính cho trường hợp chôn cọc được, theo mình cần có một cách nhìn nhận khác về vấn đề này. Vùng tản của cọc tiếp đất có thể tính là một hình trụ bán kính R và trục của nó chính là cọc tiếp đất của mình cộng với nửa bán cầu có bán kính bằng bán kính của hình trụ nói trên (R). Bán kính R này sẽ phải là một con số giới hạn nào đó ví dụ cọc có thể dài 30m nhưng vùng tản của nó (như mình nói ở trên) có R = 5m chẳng hạn, chứ không thể phụ thuộc vào độ sâu hay chiều dài của cọc được Như vậy hai giếng được coi là độc lập nếu chúng cách nhau > 10 m. Vấn đề giới hạn này là bao nhiêu ^^. Các bác bàn tiếp nhé. ^^
-
Những thành viên đã cảm ơn p.thanhlam vì bài viết hữu ích:
-
22-05-2010, 10:09 #9
-
Những thành viên đã cảm ơn lightingbolt vì bài viết hữu ích:
-
07-12-2012, 23:19 #10
Ðề: đặt hệ thống tiếp địa thế nào cho hợp lý?
các bác up cho em 1 số bản vẽ tiếp địa chống sét và nối đất an toàn được ko?
Thank all !