Kết quả 1 đến 10 của 49
Chủ đề: Nối đất hệ thống điện
-
28-05-2010, 14:09 #1
Nối đất hệ thống điện
1. Chào các anh chị trên diễn đàn, nhờ các anh chị tư vấn giúp về cách nối đất cho hệ thống điện, số là bên cty của em định thi công hệ thống chống sét lan truyền, trực tiếp và tiếp địa an toàn. Bên nhà thầu họ có tư vấn là sẽ khoan 3 bãi tiếp địa ( không biết có nhiều quá không ?)
2. Đường dây từ trạm biến áp bên em vào tủ MSB là 3 phase 4 dây ( có từ trước ), như vậy :
Tại tủ MSB em có nên đấu chung trung tính nguồn vào tiếp địa an toàn hay không ? Tại vì em sợ nếu xảy ra rò rỉ điện mà hệ thống tiếp địa an toàn lại cách ly với trung tính nguồn thì thiết bị bảo vệ (CB) sẽ không hoạt động. Còn nếu nối chung mà hệ thống 3 phase không cân bằng sẽ có dòng trên dây PE, không an toàn.
Không biết em suy nghĩ như vậy có hợp lý hay không ? Mong các anh chị tư vấn (môi trường làm việc bên em là nghiên cứu thủy sản nên rất ẩm ướt) cho hệ thống tiếp đất nào là tốt trong trường hợp của em ?-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Thảo luận: Bù công suất phản kháng
- Mạch nhất thứ_nhị thứ
- Nối đất hệ thống điện
- cách làm tủ điện
- Các sự cố trong vận hành hệ thống điện
- thảo luận về SCADA trong hệ thống điện
- Một số hình ảnh thực tế trong hệ thống điện
- Dòng công suất ngược
- hòa đồng bộ và bảo vệ so lệch MFD , bảo vệ máy phát và máy biến áp
- Tủ hòa đồng bộ tự động
- cách chọn công suất tụ bù
- Sơ đồ đấu tụ bù hạ thế
- Tìm hiểu về Ổn áp
- mạch đảo chiều quay động cơ 3 pha
- Đóng cắt đổi nguồn trong hệ thống ATS
-
-
28-05-2010, 15:29 #2
3 bãi tiếp địa có thể là 2 bãi tiếp địa của hệ thống chống sét trực tiếp còn tiếp địa an toàn và chống sét lan truyền là 1. Tại tủ MSB em chỉ nối đất dây PE.
-
28-05-2010, 16:02 #3
Nhưng nếu tiếp địa an toàn và chống sét lan truyền là 1 thì khi có sét đánh trên đường dây sẽ nguy hiểm cho người vận hành chứ anh ducnd017.
Tại tủ MSB, có nghĩa là em sẽ không nối chung day tiếp địa an toàn (PE) với dây trung tính nguồn (Neutral) mà tách rời đúng không ?
-
28-05-2010, 16:36 #4
Sét đánh trên đường dây hay vỏ kim loại của thiết bị điện bị rò điện thì dòng điện rò cũng nhanh chóng được tản xuống đất vì điện trở bãi tiếp địa là R<= 4 Ohm.
Đúng vậy, dây PE và dây N là riêng biệt nếu sơ đồ nối đất bạn dùng là TN-S, đây là sơ đồ phổ biến và tính an toàn cao nên tôi suy đoán là hệ thống của bạn cũng thiết kế theo sơ đồ này.
-
05-06-2010, 15:44 #5
Bên tư vấn thiết kế chơi khăm nhỉ? khoan 3 bãi tiếp địa liền; dưng mà mấy thằng Tây nó khuyến nghị trên cùng 1 khu vực thì các bãi này nên nối đẳng thể với nhau. hay hiểu cách khác xài 1 bãi cho all mục đích: an toàn, lan truyền... điện trở nối đất cứ áp thằng nào yêu cầu nhỏ nhất vào mà làm thôi.
Trung tính nối đất thì cũng hay, và nên thực hiện nối lặp lại.
Còn có dòng trong dây PE-N thì cũng ko sao đâu bạn ạ. Đầu chạm đất, chân chạm đất thì dòng điện nó chạy qua người theo đường nào nhỉ? Tất nhiên là nếu nối đất tốt. Và cấu hình nối đất này em chả nhớ nhưng làm tăng hiệu quả bảo vệ chạm đất hay sao ý :D
Hệ thống tiếp đất tốt thì cứ nhồi 1 bãi cọc đồng xuống cỡ 30m là ngon cho 80 năm sau
-
05-06-2010, 18:40 #6
Cái này thì phải tính toán kỹ càng bạn ạ! Không phải đùa giỡn đâu! Tôi nhớ có 1 topic tôi đã trao đổi chuyện này rất kỹ rồi đó. Nếu đất có dung nham núi lửa như Bình Phước chẳng hạn thì quan điểm này của bạn nên xem lại. Còn đất phù xa thì cách làm này lại phí phạm. Do đó quan trọng là công trình của bạn nằm ở chỗ nào và khảo sát địa chất đo đạc trở suất của đất là bao nhiêu thì mới cụ thể được! Mấy ý kiến đóng góp cùng bạn!
-
The Following 4 Users Say Thank You to nguyenledung For This Useful Post:
-
05-06-2010, 19:22 #7
Để nối chung 3 hệ thống này lại thỉ Rnd <=0,5ohm.
-
07-06-2010, 21:50 #8
Việc tính toán tiếp địa cho mỗi cơ sở sản xuất có sử dụng nhiều máy sản xuất là cần thiết và cẩn thận. Tùy theo mặt bằng, hoàn cảnh thực tế cụ thể của từng cơ sở để thiết kế. Có thể làm 1, 2, 3 bãi tùy ý để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Phải có thiết kế, sau khi thi công xong phải có đo đạc, kiểm tra và cơ quan chúc năng về an toàn kiểm lại. Thông thường, tại bãi đất, người ta đào các rãnh sâu khoảng 0.5m, các rãnh này song song và vuông góc nhau với khoảng cách là 2.5m. Tại điểm giao nhau của các rãnh, đóng 1 cọc sắt mạ đồng dài 2.5m ngập xuống đến đáy rãnh. Hàn nối tất cả đầu các cọc sắt với nhau bằng sắt tròn đường kính khoảng 8mm hoặc 10mm rồi nối dẫn vào trong xưởng có các thiết bị cần phải nối đất. Số lượng cọc cần đóng liên quan đến làm 1, 2 hay 3 bãi để điện trở tiếp địa càng nhỏ càng tốt (tối thiểu là 4 OHM). Nếu có nhiều bãi tiếp địa thì nối liên thông tất cả các bãi với nhau càng tốt. Chọn bãi đất ẩm ướt, ít sỏi đá làm bãi tiếp địa để các cọc tiếp xúc với đất được tốt. Có nơi ở vị trí đóng cọc tiếp địa người ta còn phải nấu nước muối bão hòa đổ xuống để truyền dẫn điện tốt. Bãi tiếp địa phải có biển báo và được bảo vệ. Trạm biến áp có tiếp địa riêng biệt. Bãi chống sét lan truyền và cọc tiếp địa chống sét cũng không chung với tiếp địa thiết bị điện.
Chú ý rằng tại các xưởng sản xuất mà có độ ẩm ướt cao như nghành thủy sản thì các thiết bị điện và máy móc nói chung đều phải tiếp địa cho vỏ máy. Cứ 6 tháng hoặc 1 năm phải kiểm tra, đo đạc hệ thống tiếp địa và chống sét 1 lần.
-
The Following 2 Users Say Thank You to nguyễn thanh ngọc For This Useful Post:
-
16-07-2010, 11:26 #9
Ðề: Nối đất hệ thống điện
có nhiều phương án nối đất hệ thống điện, tuy nhiên khi lựa chọn phương án đảm bảo phù hợp, đảm bảo qui phạm an toàn, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Hiện nay các thiết kế của Tây thường thiết kế hệ thống tiếp địa chống sét dạng lưới xung quanh công trình (hệ thống tiếp địa chung với chống sét). Với cách làm này chi phí giảm, không cần bố trí bãi cọc, điện trở hệ thống rất nhỏ (tuy nhiên là tùy theo đất ở các khu vực)
-
Những thành viên đã cảm ơn Doho vì bài viết hữu ích:
-
30-07-2010, 12:29 #10