Kết quả 1 đến 10 của 43
-
30-10-2008, 19:48 #1
thảo luận về SCADA trong hệ thống điện
SCADA = Supervisory Control And Data Acquisition = công nghệ tự động hóa + điều khiển
SCADA là quá trình thu thập dữ liệu thời gian thực từ các đối tượng để xử lý, biểu diển, lưu trữ, phân tích và có khả năng điều khiển những đối tượng này.
Các hệ thống SCADA hiện đại là một giai đoạn phát triển hệ thống tự động hoá trước đây, chính là hệ thống truyền tin và báo hiệu (Telemetry and Signalling).
Trong những hệ thống SCADA dù ít hay nhiều cũng được thực hiện những nguyên tắc như: làm việc với thời gian thực, sử dụng một khối lượng tương đối lớn thông tin thừa (tần số cập nhật dữ liệu cao), cấu trúc mạng, nguyên tắc hệ thống và môdun mở, có thiết bị dự trữ để làm việc trong trạng thái “dự trữ nóng”, …
Thành phần cấu trúc cơ bản của hệ thống SCADA
Remote Terminal Unit (RTU) – thiết bị đầu cuối từ xa – thực hiện các công việc xữ lý và điều khiển ở chế độ thời gian thực (Có 2 loại hệ thống thời gian thực: hệ thống thời gian thực cứng và hệ thống thời gian thực mềm) . RTU rất đa dạng – từ những cảm biến nguyên thuỷ thực hiện thu thập thông tin từ đối tượng cho đến những bộ phận máy móc đa xữ lý thực hiện xữ lý thông tin và điều khiển trong chế độ thời gian thực. Việc sử dụng RTU có bộ xữ lý cho phép làm giảm được yêu cầu đối với tốc độ của kênh truyền kết nối với trung tâm điều khiển.
Master Terminal Unit (MTU) – trung tâm điều phối, thực hiện công việc xữ lý dữ liệu và điều khiển ở mức cao ở chế độ thời gian thực mềm . Một trong những chức năng cơ bản của MTU là cung cấp giao diện giữa con người – quan sát viên với hệ thống. MTU có thể bằng những dạng khác nhau, từ một máy tính đơn lẽ với các thiết bị cũ cho đến hệ thống máy tính lớn bao gồm các Server và Client.
Communication System (CS) – hệ thống truyền thông (kênh liên kết) cần thiết để truyền dữ liệu từ các địa điểm ở nơi xa đến MTU và truyền tín hiệu điều khiển đến RTU.
Luồng thông tin trong hệ thống điều khiển tích hợp
Từ các quá trình công nghệ , lấy các tín hiệu điều khiển và thông số đo được từ quá trình
--> cấp 1 : Các hệ thống con điều khiển cục bộ
chức năng cấp 1 :
Thu thập dữ liệu quá trình công nghệ thời gian thực;
Tính toán theo algorithm và đưa ra tín hiệu điều khiển theo qui luật cho trước;
Báo hiệu về việc vượt quá ngưởng cho phép của các thông số;
Block những hành động lổi của Operator và thiết bị điều khiển;
Ngăn ngừa xãy ra Alarm.
từ cấp 1 ta có thể setup, setpoint, thay đổi cấu hình hệ thống con và thông số quá trình
--> cấp 2 : Giám sát, tối ưu, nhà máy (kinh tế, chất lượng)
chức năng cấp 2 :
Thu thập thông tin từ cấp dưới, xữ lý, lưu trữ và monitoring;
Đưa ra tín hiệu điều khiển trên cơ sở phân tích thông tin;
Chuyển thông tin về việc sản xuất ở các xưởng, xí nghiệp cho cấp cao hơn;
Tính toán những thông số thứ cấp, trong đó, chỉ số chất lượng sản phẩm, chỉ số kinh tế-kỹ thuật;
Lưu trữ thông tin;
Đưa ra các report;
Chuẩn đoán về sự hư hỏng của các phần tử trong hệ thống;
Xác định thông số, cấu hình của các thiết bị điều khiển và những bộ điều khiển cục bộ của Level 1;
Thay đổi cấu trúc các hệ thống điều khiển cục bộ, thay đổi trạng thái làm việc của các thiết bị điều khiển.từ cấp 2 , lập ra các quá trình sản xuất , các yêu cầu về kinh tế , đưa ra thông tin về trạng thái quá trình , chỉ số kinh tế , chất lượng
-->cấp 3 : lập kế hoạch và điều hành
chức năng cấp 3 :
Tối ưu các chỉ số kinh tế về sản xuất;tuy nhiên trong hệ thống điện thì phân cấp như sau :
Điều khiển theo các chỉ số kinh tế, kinh tế-kỹ thuật;
Quản lý tài nguyên của công ty;
Lưu trữ thông tin;
Đưa ra kế hoạch sản xuất.
Ở cấp thấp nhất của hệ thống SCADA, là các phần có chức năng theo dõi và điều khiển cho từng thiết bị riêng biệt. Thường gặp nhất trong HTĐ là các rơ le bảo vệ. Khi thiết bị gặp sự cố, các rơle này hoàn toàn có thể tính toán và tác động theo thông số chỉnh định trước mà không cần liên lạc với hệ thống cấp trên. Ngoài chức năng điều khiển, các phần tử thuộc cấp này còn có chức năngthu thập số liệu, thông số của các thiết bị để gửi lên các Substation server. Trong các hệ thống hiện đại, các phần tử này được gọi chung là IED (Intelligent Electronic Devices), có các nguyên lý làm việc và chức năng khác nhau, nhưng có cùng chuẩn giao tiếp, cho phép IED này có thể nói chuyện được với các IED khác trong cùng trạm (peer to peer) và trao đổi với substation server. Về nguyên tắc, sự hỏng hóc hay bảo trì tại một IED sẽ không làm ảnh hưởng đến các IEDkhác trong hệ thống.
- Cấp thứ hai của hệ thống SCADA là các Substation Server, với chức năng chủ yếu là thu thập số liệu từ các IED do nó quản lý, lưu lại trong cơ sở dữ liệu, phục vụ các nhu cầu đọc dữ liệu tại chỗ qua các HMI(Human Machine Interface)
- Cấp thứ ba là Trung tâm điều khiển của toàn hệ thống, nơi thực hiện việc thu thập số liệu từ các Substation Server, thực hiện các chức năng tính toán đánh giá trạng thái của hệ thống, dự báo nhu cầu phụ tải, và thực hiện các chức năng điều khiển quan trọng, như việc phân phối lại công suất phát giữa các nhà máy, lên kế hoạch vận hành của toàn hệ thống.
Do quy mô rộng lớn của hệ thống truyền tải điện năng, các trạm điều khiển trung tâm còn có thể được chia thành các cấp - điều khiển trung tâm (Central control Center hay Central Dispatching Center), và các trạm điều khiển vùng(Area Control Center).nhưng ngày nay người ta thường sử dụng hệ thống SCADA/EMS ( thực chất vẫn là SCADA )
EMS là gì ?
EMS (Energy Management System) là tập hợp các công cụ cho phép người vận hành hệ thống phân tích đánh giá, đưa ra quyết định điều khiển hệ thống. EMS được sử dụng tại các trung tâm điều độ (CCC hoặc ACC tronng bài trước). Vì EMS luôn yêu cầu có một hệ thống số liệu thu thập từ hệ thống, và bản thân nó tham gia như một bộ phận trong SCADA, nên người ta sử dụng thuật ngữ SCADA/EMS.Tại ACC và CCC, với sự trợ giúp của hệ thống máy tính mạnh, và các phần mềm chuyên dụng, người vận hành thực hiện các chức năng SCADA/EMS, có thể kể ra một số chức năng quan trọng như sau:
- Đánh giá trạng thái hệ thống(SE - Online State Estimation)
- Tính toán trào lưu công suất (LF - Load Flow)
- Tính toán tối ưu trào lưu công suất(OPF - Optimal Load Flow)
- Dự báo phụ tải (LF-Load forecast)
- Đánh giá mức độ an toàn của hệ thống(DSA-Dynamic Security Assesment)
- Xây dựng các chiến lược phục hồi hệ thống khi có sự cố.
ở cấp thấp nhất của hệ thống SCADA/EMS là các IED, có chức năng theo dõi và điều khiển một thiết bị cụ thể. Các IED của một trạm được nối với một thiết bị đầu cuối RTU(Remote Terminal Unit). RTU thu thập toàn bộ các tín hiệu từ các IED trong trạm và gửi về điều độ trung tâm , liên lạc giữa RTU và ACC(CCC) có thể sử dụng nhiều phương tiện: Đường điện thoại, cáp truyền tín riêng của ngành điện, sóng vô tuyến, đường dây cáp quang, hoặc sử dụng chính đường dây điện làm đường truyền tin(PLC - Power Line Carrier)
Thông tin trong hệ thống được đưa đến ACC(CCC), và được chia sẻ chung trong mạng LAN của trung tâm điều độ. Các máy chủ được nối vào mạng LAN và thực hiện các chức năng khác nhau: EMS, ghi số liệu, theo dõi hệ thống, huấn luyện người vận hành (dispatcher tranning)(trên số liệu thực tế). Chức năng trainning này rất thú vị vì nó kết hợp giữa hệ thống số liệu thu thập được và một phần mềm mô phỏng toàn bộ hệ thống điện. Khi ấy người được huấn luyện có thể theo dõi trực tiếp trạng thái của hệ thống, và đưa ra các quyết định. Phản ứng của hệ thống sẽ được tính toán nhờ chương trình mô phỏng.
Tuy nhiên để cho hệ thống này hoạt động một cách hiệu quả là một vấn đề rất phức tạp. Tại các trung tâm ACC và CCC, thường xuyên có hàng chục, hàng trăm ngàn tín hiệu phải được cập nhật thường xuyên. Việc đảm bảo tính chính xác của số liệu thu thập, tốc độ điều khiển trong thời gian thực(hoặc gần với thời gian thực) đòi hỏi không những một hệ thống máy tính đủ mạnh, mà còn có một phương thức trao đổi thông tin hợp lý. Thông tin cần được trao đổi một cách nhanh chóng, tin cậy, và đôi khi là cả bảo mật.
bài viết sử dụng tư liệu của thấy Trương Đình Châu và internet-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Thảo luận: Bù công suất phản kháng
- Mạch nhất thứ_nhị thứ
- Nối đất hệ thống điện
- cách làm tủ điện
- Các sự cố trong vận hành hệ thống điện
- thảo luận về SCADA trong hệ thống điện
- Một số hình ảnh thực tế trong hệ thống điện
- Dòng công suất ngược
- hòa đồng bộ và bảo vệ so lệch MFD , bảo vệ máy phát và máy biến áp
- Tủ hòa đồng bộ tự động
- cách chọn công suất tụ bù
- Sơ đồ đấu tụ bù hạ thế
- Tìm hiểu về Ổn áp
- mạch đảo chiều quay động cơ 3 pha
- Đóng cắt đổi nguồn trong hệ thống ATS
-
The Following 25 Users Say Thank You to nhockid For This Useful Post:
-
-
13-03-2009, 09:03 #2
có một vấn đề rất cơ bản đặt ra là mặc dù hiện nay đa số sinh viên ngành điện + mọi người làm điện đều biết tự động hóa trong hệ thống điện nhưng trên thực tế không một hệ thống điện lớn nào ở nước ta sử dụng tự động mà có sử dụng thì cũng lắp đặt thứ nghiệm rùi................. xài bằng tay không à , chán ngắt thôi
Chỉ có yêu mỗi em và game thôi
-
24-06-2009, 17:01 #3
-
25-06-2009, 10:38 #4
Bro sai rùi, hiện nay tất cả các trạmBA và nhà máy mới đều phải lắp đặt bộ phận điều khiển từ xa cho các điều hành viên miền hoặc quốc gia thao tác => đảm bảo các yêu cầu trên thì mới cho phép vận hành, ví dụ nhà máy điện Sork phu miêng. Còn các trạm cũ thì đều phải lắp đặt bổ sung.
-
30-04-2010, 01:41 #5
-
30-04-2010, 11:07 #6
SCADA được các bác Điện lực dùng để ngắm nghía (giám sát) và lục lọi (lưu trữ), còn đóng-ngắt (điều khiển) thì cứ bằng tay mới chắc cú
-
30-04-2010, 14:22 #7
Thôi mà, đừng nói xấu điện lực nữa mà, do tại vì người sử dụng ko tin tưởng tuyệt đối 100% vào hệ thống mình làm nên ko dám control chứ bộ. Mình nghĩ các trạm điện nên cần lắp đặt hệ thống camera để có thể giám sát được thời gian và không gian, lúc đó control mới an toàn được.
-
21-08-2010, 18:10 #8
Ðề: thảo luận về SCADA trong hệ thống điện
Các bác suy nghĩ tiêu cực quá. ở đâu thì em ko biết nhưng ở ngay Hà nội hệ thống SCADA đã được sử dụng để điều hành lưới điện. Đóng cắt máy cắt, kiểm tra dòng và áp.
-
25-08-2010, 15:47 #9
Ðề: thảo luận về SCADA trong hệ thống điện
Ở biên hòa mình nhiều trạm compact cũng dùng SCADA. Đóng cắt bằng tay chỉ khi nào acquy yếu thôi. Chứ lắp mà để ngắm nghía thì lắp chi.
-
25-08-2010, 16:11 #10
Ðề: thảo luận về SCADA trong hệ thống điện
Theo tui thì 1 trạm BA cấp 220kV trở lên thường chịu trách nhiệm cung cấp cho cỡ 1 vài tỉnh, quá là quan trọng. Trong khi đó, thiết bị của chúng ta lại chưa thực sự đồng bộ, nhà nghèo thường mua đồ rẻ, sự ổn định, tin cậy cũng chưa biết thế nào. Chưa kể các sự cố khác như chuột, gián chui, nước mưa hắt... vào tủ gây cháy chập, đánh lửa trên các mối nối, má dao tiếp xúc... rùi yêu cầu PCCC,... nên cần phải có người trực có trình độ. Rùi thời tiết nước ta cũng ảnh hưởng rất lớn, hệ thống thông tin của ngành điện chưa thực sự là đồng bộ, đủ mạnh và an toàn cho công việc điều khiển... vân vân... có nhiều lý do để người ta chưa thể phát huy hết tác dụng của SCADA trong việc điều khiển từ xa. Tuy nhiên, theo tui được biết thì các HT này đã hoạt động được hầu hết các chức năng, đáp ứng rất nhiều nhiệm vụ giúp cho Điều độ giám sát, điều hành, tính toán trào lưu công suất, tính toán chỉnh định thông số bảo vệ...
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
các bác giúp em về hệ thống SCADA trong nhà máy sản xuất cơ khí với
Bởi walkingdaktn trong diễn đàn ĐỒ ÁN - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPTrả lời: 0Bài cuối: 27-09-2013, 17:06 -
Viễn thông trong scada
Bởi habke trong diễn đàn SCADA - HMITrả lời: 3Bài cuối: 20-06-2010, 17:40