Kết quả 1 đến 10 của 21
-
22-06-2010, 16:48 #1
điện áp cuối đường dây tăng cao khi đóng ko tải
tại sao điện áp cuối đường dây tăng cao khi đóng ko tải,anh chị nào biết xin chỉ dùm em nha.thanks
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Thảo luận về trung tính, nối đất trong truyền tải và phân phối điện
- cách đọc bản vẽ và ký hiệu các thiết bị điện trên bản vẽ
- Thảo luận các hiện tượng trong truyền tải điện
- Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
- Thảo Luận: Truyền tải điện đi xa
- Tính toán tiết diện dây trong truyền tải và phân phối điện
- dòng điện 3 pha 220/380 V ?
- Một số hình ảnh từ đường dây đến trạm
- Truyền tải HVDC hay HVAC ?
- Thảo luận các vấn đề về trụ điện trong truyền tải
- Hỏi về lệch pha trong dòng điện 3 pha
- Ký hiệu Cu/XLPE/DSTA/PVC -> DSTA là gì?
- điện 1 pha mà có 2 dây nóng ???
- Hỏi về mạng điện 3 pha 4 dây
- tại sao phải có dây trung tính ?
-
-
23-06-2010, 07:42 #2
Ðề: điện áp cuối đường dây tăng cao khi đóng ko tải
Trường hợp này thường xảy ra với đường dây truyền tải ( thấy rõ nhất là đường dây 220KV trở lên) thôi bạn ơi. Khi dây dẫn truyền đi xa, giữa các pha sẽ hình thành nên tụ điện (tạm gọi là tụ pha - pha), giữa các pha với đất cũng có tụ ( tụ pha - đất). Các tụ này sẽ nạp và phóng điện lên đường dây, làm điện áp cuối nguồn cao nếu không tải.
Khi có tải, tùy đầy tải, non tải, hay quá tải thì điện áp này mới giảm xuống nhiều hay ít. Còn loại tải gì nữa cũng ảnh hưởng đấy bạn ạ (tải dung, tải cảm)
-
Những thành viên đã cảm ơn starslivevn vì bài viết hữu ích:
-
23-06-2010, 13:10 #3
Ðề: điện áp cuối đường dây tăng cao khi đóng ko tải
như vậy là do điện dung lớn của đường dây dài???
-
12-07-2010, 12:49 #4
Ðề: điện áp cuối đường dây tăng cao khi đóng ko tải
Không phải phóng điện ngược trở lại, mà do dòng điện điện dung rơi trên điện kháng của đường dây một điện áp ngược pha. Giả sử bỏ qua điện trở của đường dây.
u= e - i (jXL) = e - (0+jI)(0+jXL)= e - (j.j.I.XL) =e + (IXL+j0)
Thực tế ngoài điện kháng XL còn điện trở R nữa, nên điện dung phải lớn đến mức nào đó, u mới lớn hơn e
quocthai
2 NGƯỜI 2 Ý.XIN CHỈ GIÁO THÊM
-
12-07-2010, 13:40 #5
Ðề: điện áp cuối đường dây tăng cao khi đóng ko tải
undefinedBác nói không phóng điện ngược trở lại vậy công dụng của tụ điện là gì ? (Nguyên lý hoạt động của tụ điện có phải là nạp -xả không). Trong lưới điện (trung,cao,hạ) thế, người ta bù mục đích giảm tổn thất điện năng và còn thêm mục đích là làm tăng điện áp bị sụt giảm nữa mà bác
-
12-07-2010, 14:29 #6
Ðề: điện áp cuối đường dây tăng cao khi đóng ko tải
Đối với mạch một chiều thì tụ nạp xả nghĩa là chỉ nạp xả. Đối với mạch xoay chiều, thì nạp xả chỉ để nói đến hiện tượng vật lý giữa 4 lần 1/4 chu kỳ. Còn chức năng kỹ thuật không đơn thuần là nạp xả, vì dòng nạp xả đó lại tương tác với điện áp, để cho ra một thứ công suất không công, mà ta gọi là công suất ảo, hay công suất vô công.
Trong mạch xoay chiều mà nói tụ có chức năng nạp xả, thì e rằng không đủ ý nghĩa. Cái này trong lớp 12 có học kỹ rồi.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
Những thành viên đã cảm ơn cô Nhóc vì bài viết hữu ích:
-
12-07-2010, 14:40 #7
-
12-07-2010, 14:57 #8
Ðề: điện áp cuối đường dây tăng cao khi đóng ko tải
Như thế tóm lại là vấn đề nằm ở đâu nhỉ
-
12-07-2010, 15:32 #9
Ðề: điện áp cuối đường dây tăng cao khi đóng ko tải
Bản thân đường dây có điện cảm của nó. Điện cảm này phân bố đều dọc đường dây.
Giữa đường dây với đất và các dây lân cận cũng có điện dung. Điện dung này cũng phân bố đều dọc theo đường dây.
Đối với đường dây dài, thì L và C này khá lớn. Người tatinh1 ra tương đương với 1 điện kháng duy nhất dọc đường dây và 1 điện dung duy nhất cuối đường dây.
Dòng điện điện dung rơi trên điện kháng tạo ra sụt áp. Dòng dung lệch so với điện áp 90 º. Mà điện áp này rơi trên đường dây lại lệch đi 90 º nữa. Như vậy áp giáng sẽ lệch với áp trên đầu tụ 1 góc 180 deg.
Điện áp trên đầu tụ (cuối đường dây) = điện áp đầu đường dây - áp giáng. Mà áp giáng lại âm (lệch 180 º). Do đó áp cuio61 đường dây mới cao hơn đầu đường dây. Công thứ tính thì Nhóc quên rồi, anh xem trong bài anh Cuốc Thái viết đó.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
Những thành viên đã cảm ơn cô Nhóc vì bài viết hữu ích:
-
13-07-2010, 08:13 #10
Ðề: điện áp cuối đường dây tăng cao khi đóng ko tải
Trong tài liệu "Mạng và thiết bị siêu cao áp" có đoạn nói như sau:
"Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng điện áp tăng cao ở cuối đường dây dài ở chế độ không tải hoặc đường dây mạng tải nhỏ là do đối với đường dây dài siêu cao áp, dòng điện dung cũng như công suất phản kháng do dung dẫn của đường dây sinh ra rất lớn.
Để khắc phục hiện tượng này, người ta dùng kháng bù ngang để tiêu thu bớt một lượng công suất phản kháng do đường dây sinh ra và giảm được dòng điện điện dung trên đường dây, nhờ vậy có thể duy trì điện áp ở cuối đường dây nằm trong phạm vi cho phép".
Câu hỏi của bạn đã được trả lời rồi đấy!Tri thức là của nhân loại! - Biển học là vô bờ!
-
The Following 3 Users Say Thank You to nguyenhoanui For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - Tại sao dòng điện TC của MBA tăng, thì dòng điện SC tăng? Mong các bác trả lời theo bản chất từ trường?
Bởi Hoàng Uy Viễn trong diễn đàn Máy biến áp, máy biến dòngTrả lời: 10Bài cuối: 07-10-2016, 22:11 -
Thảo luận - tại sao ở Việt Nam dùng nhiều tăng phô cơ hơn là tăng phô điện tử ?
Bởi ngoclinh_xl trong diễn đàn Hệ thống chiếu sángTrả lời: 44Bài cuối: 12-03-2013, 22:14 -
Thảo luận - tăng áp sau khi chỉnh lưu
Bởi trananhcuong trong diễn đàn Điện tử công suấtTrả lời: 2Bài cuối: 05-11-2012, 09:09 -
Trợ giúp - Tăng áp đầu ra
Bởi bombom050 trong diễn đàn Điện tử công suấtTrả lời: 0Bài cuối: 02-11-2012, 19:41